Warfarin® là thuốc gì?

Warfarin là thuốc chống đông máu (thuốc làm loãng máu). Thuốc làm giảm sự hình thành các cục máu đông. Warfarin được dùng để ngăn ngừa các cơn nhồi máu tim, đột quỵ, và huyết khối trong tĩnh mạch và động mạch. Thuốc Warfarin dễ tan trong nước do vậy có thể dùng tiêm hoặc uống.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Warfarin® là thuốc gì?
Rate this post

Hoạt động của thuốc Warfarin

Warrfarin ngăn cản sự tổng hợp prothrombin (yếu tố đông máu II), proconvertin(yếu tố VII), yếu tố antihemophilia B(yếu tố IX) và yếu tố Stuart-Prower( yếu tố X) bằng cách ngăn cản sự hoạt động của vitamin K vốn cần thiết cho sự tổng hợp các yếu tố đông máu này ở gan.

Thuốc Warfarin có những dạng và hàm lượng nào

Warfarin có các hàm lượng sau:

  • Viên nén 1 mg; 2 mg; 2,5 mg; 3 mg; 4 mg; 5 mg; 6 mg; 7,5 mg.
  • Dung dịch tiêm

Liều dùng của thuốc warfarin

Sử dụng warfarin chính xác theo chỉ định của bác sĩ. Thực hiện đúng theo tất cả các hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc. Đôi khi, bác sĩ có thể thay đổi liều dùng để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất cho bạn. Không nên tự ý tăng giảm liều warfarin hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc được bác sĩ chỉ định

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh suy tim sung huyết:

Liều khởi đầu: 2 – 5 mg, dùng đường uống hay tiêm tĩnh mạch mỗi ngày một lần trong vòng 1 – 2 ngày, sau đó điều chỉnh liều dùng theo kết quả tỷ số chuẩn hóa quốc tế (INR) hoặc thời gian prothrombin (PT).

Liều duy trì: phạm vi liều duy trì thông thường là 2 – 10 mg, dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi ngày một lần.

Liều dùng thông thường cho người lớn dự phòng đột quỵ do huyết khối:

Liều khởi đầu: 2 – 5 mg, dùng đường uống hay tiêm tĩnh mạch mỗi ngày một lần trong vòng 1 – 2 ngày, sau đó điều chỉnh liều dùng theo kết quả tỷ số chuẩn hóa quốc tế (INR) hoặc thời gian prothrombin (PT).

Liều duy trì: phạm vi liều duy trì thông thường là 2 – 10 mg, dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi ngày một lần.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị nhồi máu cơ tim:

Liều khởi đầu: 2 – 5 mg, dùng đường uống hay tiêm tĩnh mạch mỗi ngày một lần trong vòng 1 – 2 ngày, sau đó điều chỉnh liều dùng theo kết quả tỷ số chuẩn hóa quốc tế (INR) hoặc thời gian prothrombin (PT).

Liều duy trì: phạm vi liều duy trì thông thường là 2 – 10 mg, dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi ngày một lần.

Thời gian điều trị thường là ba tháng sau cơn nhồi máu cơ tim cấp tính.

Liều dùng thông thường cho người lớn phòng ngừa huyết khối tắc mạch do rung nhĩ:

Liều khởi đầu: 2 – 5 mg, dùng đường uống hay tiêm tĩnh mạch mỗi ngày một lần trong vòng 1 – 2 ngày, sau đó điều chỉnh liều dùng theo kết quả tỷ số chuẩn hóa quốc tế (INR) hoặc thời gian prothrombin (PT).

Liều duy trì: phạm vi liều duy trì thông thường là 2 – 10 mg, dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi ngày một lần.

Nếu bạn dự tính thực hiện sốc điện chuyển nhịp, điều trị bằng thuốc chống đông thường nên bắt đầu cách 2 – 4 tuần trước khi thực hiện sốc điện và tiếp tục thực hiện trong 2 – 4 tuần sau khi sốc điện thành công. Nếu không có kế hoạch thực hiện sốc điện chuyển nhịp và mắc bệnh rung nhĩ phức tạp (rung nhĩ liên quan đến bệnh tim) thời gian điều trị thường là suốt đời.

Liều duy trì: Phần lớn người bệnh được duy trì với liều 2 – 10 mg/ngày.

Thời gian điều trị phụ thuộc vào từng người. Thông thường, liệu pháp chống đông phải kéo dài khi nguy cơ tắc mạch đã qua.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc warfarin

Đến bệnh viện ngay nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của phản ứng dị ứng nào như: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Ngưng dùng warfarin và gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn mắc tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Đau, sưng, cảm thấy nóng hay lạnh, da thay đổi hoặc đổi màu da ở bất kì vị trí nào trên cơ thể;
  • Đau chân và bàn chân đột ngột và dữ dội, loét bàn chân, ngón chân hoặc ngón tay thâm tím;
  • Đau đầu đột ngột, chóng mặt hay suy nhược;
  • Chảy máu bất thường (ở mũi, miệng, âm đạo hoặc trực tràng), chảy máu từ vết thương hoặc vết tiêm, chảy máu không ngừng;
  • Dễ bị bầm tím, có đốm tím hoặc đỏ dưới da;
  • Có máu trong nước tiểu, phân có màu đen hoặc có máu, ho ra máu hoặc nôn mửa giống như bã cà phê;
  • Da nhợt nhạt, cảm thấy mê sảng hoặc khó thở, nhịp tim nhanh, mất tập trung;
  • Nước tiểu sẫm màu, vàng da (hoặc mắt);
  • Đau ở vùng bụng, lưng, hoặc nửa người;
  • Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không thể tiểu;
  • Tê hoặc yếu cơ;
  • Có bất kỳ bệnh tiêu chảy, sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể hoặc các triệu chứng cúm.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng nhẹ;
  • Sình bụng, đầy hơi;
  • Thay đổi vị giác.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Các vấn đề cần lưu ý khi dùng thuốc Warfarin

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.

Trong trường hợp sử dụng thuốc warfarin – biệt dược chống đông đường máu thông qua việc uống với những loại dược phẩm khác, thì bạn cần phải hết sức cẩn thận và lưu ý. Cụ thể:

  • Tác dụng của Warfarin có thể tăng lên khi dùng với: Amiodaron, Amitryptylin/nortriptylin, steroid
  • Tác dụng của Warfarin có thể tăng lên hoặc giảm đi bởi: phenytoin, ACTH, corticoid.
  • Tác dụng của Warfarin có thể giảm khi dùng với rượu, aminoglutethimid,barbiturat, carbamazepin, ethclorvynol, glutethimid, griseofulvin, dicloralphenazon, methaqualon, primidon, rifampicin, thuốc ngừa thai loại uống chứa oestrogen, spironolacton, sucralfat, vitamin K.

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Cách bảo quản thuốc warfarin

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Warfarin® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Warfarin® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Warfarin® là thuốc gì?