Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn có tên khác là Thyrocalcitonin. Thuốc Calcitonin có rất nhiều tác dụng, đặc biệt là dùng để điều trị các vấn đề về xương. Khi đi khám bệnh, nếu được bác sĩ cấp thuốc này về uống, bạn sẽ được hướng dẫn đầy đủ. Tuy nhiên bạn cũng nên bổ sung cho mình những kiến thức cơ bản và quan trọng về thuốc để sử dụng nó tốt hơn, đảm bảo an toàn hơn.

Calcitonin là thuốc gì ?

Calcitonin là một loại hormon do tế bào cận nang của tuyến giáp bình thường ở các động vật và do hạch cuối mang ở cá tiết ra. Đây là một loại thuốc được các y bác sĩ dùng với tác dụng chính là điều trị các bệnh về xương như: ức chế tiêu xương, chống loãng xương và hạ nồng độ canxi huyết nặng.

Thông tin cơ bản về thuốc Calcitonin

  • Tên gọi khác của thuốc: Thyrocalcitonin
  • Tên biệt dược của thuốc: Rocalcic 100; Essecalcin 50
  • Dạng bào chếthuốc: Dung dịch tiêm, dung dịch xịt mũi
  • Thành phần của thuốc: Calcitonine tổng hợp từ cá hồi
  • Nhóm dược lý: Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị khớp và các bệnh xương khớp.

Dạng thuốc và hàm lượng của thuốc  Calcitonin

Hiện nay, thuốc có 2 dạng bào chế, đó là:

  • Dạng thuốc tiêm: ống tiêm 0,5 mg, kèm theo dung dịch pha tiêm.
  • Dạng thuốc xịt mũi: chai 2 ml, chia liều 200 đvqt (tương đương 0,09 ml) cho mỗi lần phun thuốc.

Sau khi tiêm bắp hoặc dưới da, Calcitonin cá hồi sẽ có tác dụng sau 15 phút, thuốc có tác dụng kéo dài từ 8 đến 24 giờ.

Sau khi dùng theo đường phun mũi, Calcitonin sẽ được nhanh chóng hấp thụ qua đường niêm mạc mũi. Nếu sử dụng cùng một liều thuốc như nhau thì khả dụng sinh học của đường phun mũi vào khoảng 3% so với đường tiêm.

calcitonin-la-thuoc-gi

Tác dụng của thuốc Calcitonin

Như đã nói ở trên, tác dụng chính của Calcitonin là thuốc điều trị các vấn đề về xương.

Cụ thể:

  • Calcitonin có thể ngăn ngừa tình trạng tiêu xương thông qua chức năng điều hòa trung ương đối với chuyển hóa chất khoáng.
  • Calcitonin kết hợp và tương tác với vitamin D và hormon cận giáp có tác dụng làm giảm tiêu calci ở xương và làm giảm nồng độ calci huyết thanh.
  • Đối với bệnh xương Paget, Calcitonin làm giảm tốc độ chuyển hóa xương, kéo theo sự giảm xuống của nồng độ cao Phosphatase kiềm huyết thanh và giảm bài tiết Hydroxyprolin trong nước tiểu.

Sử dụng thuốc Calcitonin như thế nào cho đúng cách

  • Để điều trị lượng canxi cao: bạn sử dụng thuốc Calcitonin mỗi lần sau 12 giờ.
  • Để điều trị loãng xương: bạn sử dụng thuốc vào những ngày khác nhau.
  • Để điều trị bệnh Paget: bạn sử dụng thuốc hàng ngày hoặc mỗi ngày khác nhau hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.
  • Có thể tiêm hơn 2 ml thuốc vào cùng một thời điểm, tuy nhiên phải được bác sĩ cho phép và thực hiện.

Dù bạn sử dụng thuốc Calcitonin theo cách nào thì cũng nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, đọc trước hướng dẫn sử dụng, không được tự mình tiêm thuốc khi không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra khi sử dụng thuốc Calcitonin, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

+ Kiểm tra và quan sát thật kĩ bề ngoài của thuốc, đặc biệt là màu sắc thuốc trước khi sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng nếu thấy chúng có đổi màu hoặc vón cục.

+ Dùng thuốc này ở liều lượng thấp nhất và trong thời gian ngắn để điều trị bệnh.

+ Dùng thường xuyên để thuốc phát hủy tác dụng tốt. Tuy nhiên không nên dùng lâu dài vì đã có nghiên cứu cho thấy rằng việc dùng Calcitonin có nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Liều dùng Calcitonin cho người bệnh

Liều dùng đối với người bị bệnh Paget

  • Dùng tiêm dưới da hoặc bắp: từ 50 – 100 IU một lần một ngày. Nếu sau đó bệnh có cải thiện thì tiêm từ 50 – 100 IU nhưng với mật độ chỉ ba lần một tuần.
  • Khi dùng thuốc bệnh sẽ được cải thiện trong khoảng thời gian tối đa là dưới 6 tháng. Vì vậy không dùng thuốc trên 6 tháng trừ khi cơ thể có những triệu chứng thần kinh hoặc tổn thương sâu ở những xương đang tăng trưởng.
  • Hoặc sử dụng 200 – 400 IU một lần một ngày đối với thuốc Calcitonin dạng khí.

Liều lượng cho người bị tăng canxi huyết

  • Dùng tiêm dưới da hoặc tiêm bắp mỗi lần sau 12 giờ theo liều lượng 4 IU/kg (làm tròn đến chẵn 5 IU).
  • Liều tối đa không được vượt quá 545 IU mỗi lần.
  • Nếu tình trạng không có cải thiện, liều lượng có thể tăng lên 8 IU/kg. Khoảng cách giữ các lần tiêm có thể được tăng lên đến 6 giờ trong trường hợp cần thiết.

Liều lượng cho người bị loãng xương

Dùng tiêm dưới da hoặc tiêm bắp với liều lượng 100 IU dùng cách ngày hoặc 50 IU cho một lần một ngày. Liều tiêm có thể được tăng lên 200 hoặc 400 IU một lần mỗi ngày nếu bác sĩ thấy cần thiết. Hoặc điều trị bằng cách xịt mũi 200 IU mỗi ngày một lần, đều hai bên mũi.

Liều lượng cho người bị bệnh xương dễ gãy

Tiêm dưới da 3 lần/tuần với liều lượng 50 IU. Liều lượng có thể được tăng 100 IU lên nếu bác sĩ thấy cần thiết.

Liều dùng Calcitonin đối với trẻ em

Liều dùng Calcitonin đối với trẻ em vẫn chưa có một con số chính xác nào. Mọi việc nên nghe theo lời khuyên, chỉ dẫn và khuyến cáo của bác sĩ để tốt cho con em của mình.

Tóm lại: Liều lượng dùng Calcitonin trong các trường hợp và từng mục đích điều trị không giống nhau. Liều lượng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, mức độ cải thiện bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Để đảm bảo và an toàn hơn, hãy đọc trước hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ trực tiếp chữa bệnh cho mình.

Tác dụng phụ có thể xuất hiện khi uống Calcitonin

Calcitonin hay bất kỳ một loại thuốc nào cũng vậy, chúng luôn tồn tại 2 mặt. Bên cạnh những cái lợi trước mắt, Calcitonin cũng có những tác dụng phụ khi sử dụng. Cụ thể như:

  • Người dùng thuốc Calcitonin có thể bị đau xương trong vài tháng đầu nhưng như thế không đồng nghĩa là thuốc không có hiệu quả.
  • Có người bị dị ứng với các triệu chứng: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.
  • Tác dụng phụ nghiêm trọng như cảm giác mê sảng, ngất xỉu hoặc cứng cơ.

Ngoài ra, Calcitonin cũng gây nên một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng như:

  • Nóng, đỏ, ngứa hoặc ngứa ran dưới da
  • Buồn nôn, chán ăn, đau dạ dày
  • Đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm
  • Đau mắt
  • Sưng ở bàn chân
  • Sưng hoặc kích ứng da nơi tiêm

Nói vậy không có nghĩa là ai cũng bị tác dụng phụ như trên mà tùy vào cơ địa và sức khỏe của từng người. Khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng Calcitonin, bạn cũng hãy liên hệ bác sĩ ngay để có cách xử lý đúng đắn và kịp thời. Việc tự mình xử lý hoặc uống các loại thuốc bậy bạ sẽ khiến bản thân gặp nguy hiểm.

Cảnh báo khi uống Calcitonin

Nói rõ tình hình sức khỏe của bản thân với bác sĩ chuyên môn hoặc người cấp hoắc tiêm thuốc cho bạn. Bạn không nên dùng thuốc hoặc báo cho bác sĩ biết trong các trường hợp:

  • Bạn bị dị ứng hay mẫn cảm với Calcitonin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bạn đang dùng bất kỳ một loại thuốc nào khác, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng.
  • Bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.

Hiện nay vẫn chưa có tài liệu chính xác về mức độ rủi ro khi phụ nữ mang thai hoặc cho con bú dùng thuốc Calcitonin. Tuy nhiên theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thì Calcitonin được liệt vào nhóm có thể có nguy cơ đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.

Các bảo quản Calcitonin đúng nhất

Với Calcitonin, bạn có thể bảo quản thuốc trong tủ lạnh. Tuy nhiên bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về cách bảo quản thuốc cho tốt. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi. Khi nghi ngờ hoặc phát hiện thuốc có dấu hiệu bất thường thì không nên sử dụng nữa.

Đọc xong bài viết này, chắc chắn đã biết rõ Calcitonin là thuốc gì rồi đúng không nào. Không những thế, bạn còn tích lũy thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích về Calcitonin.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Calcitonin® là thuốc gì ?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

Cách chữa trị bệnh hôi miệng nhanh nhất tại nhà

Hôi miệng là nỗi đau của nhiều người, họ đã tìm thử đủ mọi phương …

Bạn đang xem Calcitonin® là thuốc gì ?