Saferon® là thuốc gì?

Saferon là thuốc được chỉ định dự phòng và điều trị chứng thiếu máu thiếu sắt, như thiếu máu nhược, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Việc tìm hiểu đầy đủ Saferon là thuốc gì cũng như những lưu ý khi dùng thuốc là rất cần thiết. Hãy theo dõi những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Saferon® là thuốc gì?
Rate this post

Chỉ định dùng thuốc Saferon

– Thuốc Saferon điều trị và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, cần bổ sung sắt cho cơ thể.

– Thuốc Saferon thường được dùng  cho phụ nữ mang thai, cho con bú, thiếu dinh dưỡng, sau khi mổ, giai đoạn hồi phục sau bệnh nặng.

Chống chỉ định dùng thuốc Saferon

– Chống chỉ định với những bệnh nhân quá nhạy cảm với các thành phần của thuốc.

– Thuốc không được sử dụng cho người suy gan hoặc suy thận nặng.

– Thuốc không được sử dụng đối với người bị bệnh gan nhiễm sắt, thiếu máu huyết tán hoặc bệnh đa hồng cầu.

– Những người bị nghiện rượu mãn tính không được dùng thuốc nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ.

Liều dùng của thuốc Saferon

Thuốc Saferon thường có các dạng là dạng viên nhai, thuốc giọt uống và dạng siro. Tuỳ theo tình trạng bệnh hay loại bệnh mà bác sĩ có thể sẽ tăng, giảm liều lượng thuốc cho hợp lý.

Liều thông thường cho trẻ em bị thiếu sắt rõ rệt:

Đối với trẻ từ 1 đến 12 tuổi:  Uống 5 đến 10 ml siro mỗi ngày hay 20 đến 40 giọt mỗi ngày.

Đối với trẻ trên 12 tuổi:   Uống 1 đến 3 viên thuốc mỗi ngày hoặc 10 đến 20 ml siro mỗi ngày.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Uống 2,5 đến 5 ml siro mỗi ngày hoặc 10 đến 20 giọt mỗi ngày.

Đối với trẻ sinh non: Uống 1 đến 2 giọt tương ứng với mỗi kg cân nặng mỗi ngày.

Liều thông thường cho trẻ bị thiếu sắt tiềm ẩn:

Đối với trẻ trên 12 tuổi: Uống 1 viên thuốc mỗi ngày hoặc 5 đến 10 ml siro mỗi ngày.

Đối với trẻ từ 1 đến 12 tuổi: Uống 2,5 đến 5 ml siro mỗi ngày hoặc 10 đến 20 giọt mỗi ngày.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Uống 6 đến 10 giọt mỗi ngày.

Liều thông thường cho trẻ em để dự phòng thiếu sắt:

Đối với trẻ từ 1 đến 12 tuổi: Uống 4 đến 6 giọt mỗi ngày.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi: Uống 2 đến 4 giọt mỗi ngày.

Liều thông thường cho người lớn bị thiếu sắt rõ rệt:

Bạn uống 1 đến 3 viên thuốc mỗi ngày hoặc 10 đến 20 ml siro mỗi ngày.

Đối với phụ nữ có thai, bạn uống 20 đến 30 ml siro mỗi ngày.

Liều thông thường cho người lớn bị thiếu sắt tiềm ẩn:

Bạn uống 1 viên thuốc mỗi ngày hay 5 đến 10 ml siro mỗi ngày.

Đối với phụ nữ có thai, bạn uống 10 ml siro mỗi ngày.

Liều thông thường để dự phòng thiếu sắt và axit folic cho phụ nữ mang thai

Uống 5 đến 10ml siro mỗi ngày.

Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về bất kì điều gì liên quan đến việc dùng thuốc mà bạn chưa hiểu rõ.

Một số tác dụng phụ của thuốc Saferon

Thuốc Saferon nhìn chung rất hiếm khi ghi nhận thấy tác dụng không mong muốn trên bệnh nhân khi sử dụng.

Khi dùng thuốc Saferon có thể gặp dấu hiệu của các phản ứng như:

– Đau thượng vị, vị kim loại, buồn nôn hoặc nôn, khó chịu thượng vị.

– Bị táo bón, tiêu chảy, phân đen, đôi khi có sự thay đổi màu răng.

– Đôi khi có triệu chứng rối loạn tiêu hóa,buồn nôn, đau bụng trên, táo bón hoặc tiêu chảy .

Một số lưu ý khi dùng thuốc Saferon

Thuốc Saferon có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc bạn cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết bạn đang sử dụng các loại thuốc gì.

Người có lượng sắt trong máu bình thường tránh dùng thuốc kéo dài.

Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ, dược sĩ.

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Dùng thuốc này với rượu có thể sẽ gây hại cho cơ thể. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Bệnh và tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến việc dùng thuốc Saferon

Nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe, cần thông báo cho bác sĩ, dược sĩ biết về tình trạng sức khỏe của bạn để có hướng điều trị thích hợp. Một số bệnh có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn dùng thuốc :

– Bệnh Haemosiderosis (tình trạng lắng đọng sắt quá nhiều ở các mô như gan, phổi).

– Bệnh Haemochromatosis (rối loạn gây ra do cơ thể hấp thu quá nhiều chất sắt từ chế độ ăn uống).

– Bệnh hồng cầu hình liềm hoặc thiếu muối .

– Thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu hụt vitamin B12.

Bảo quản thuốc Saferon

Thuốc Saferon cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, trong bao bì kín, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm hay trong ngăn đá tủ lạnh.

Ở các hiệu thuốc, loại thuốc này có thể được mua theo toa. Thời hạn sử dụng phù hợp với các khuyến nghị của nhà sản xuất là ba năm.

Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ.

Với thuốc Saferon loại giọt uống hoặc siro cần lưu ý không mở nắp để thuốc tiếp xúc không khí quá lâu, như vậy sẽ ảnh hưởng đến các thành phần của thuốc. Tốt nhất là dùng xong đậy nắp cẩn thận và bảo quản tốt.

Thuốc có bán rộng rãi ở các bệnh viện và hiệu thuốc trên toàn quốc. 

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Saferon® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Saferon® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Saferon® là thuốc gì?