Ranitidine® là thuốc gì?

Thuốc Ranitidine, còn có tên gọi Ranitidin ở Việt Nam, được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa các vết  loét dạ dày và ruột đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát sau khi điều trị. Loại thuốc này cũng được sử dụng để điều trị và ngăn chặn các vấn đề ở dạ dày và cổ họng (thực quản) gây ra bởi dư lượng axit trong dạ dày, trào ngược axit dạ dày vào thực quản (bệnh trào ngược dạ dày-GERD) gây ra chứng ợ nóng.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Ranitidine® là thuốc gì?
Rate this post

Tác dụng của Ranitidine

Ranitidine là thuốc đối kháng thụ thể H2 histamin. Bốn thuốc đối kháng thụ thể H2 được dùng là cimetidin, ranitidin, famotidin và nizatidin. Các thuốc này có khả năng làm giảm 90% acid dịch vị tiết ra sau khi uống 1 liều điều trị, có tác dụng làm liền nhanh vết loét dạ dày tá tràng, và ngăn chặn bệnh tái phát.

Ranitidin ức chế cạnh tranh với histamin ở thụ thể H2 của tế bào vách, làm giảm lượng acid dịch vị tiết ra cả ngày và đêm, cả trong tình trạng bị kích thích bởi thức ăn, insulin, amino acid, histamin, hoặc pentagastrin.

Thuốc được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị chứng ợ nóng và các triệu chứng khác do dư axit trong dạ dày (axit gây khó tiêu).

Thuốc Ranitidine rất đa dạng như viên nén bao film, viên sủi, dung dịch tiêm, viên nang. (Viên nén, thuốc uống: 25 mg; 75 mg; 150 mg; 300 mg, viên nang, thuốc uống: 150 mg; 300 mg, dung dịch, thuốc tiêm: 50 mg/2 ml, 150 mg/6 ml, 1000 mg/40 ml)

Chỉ định dùng thuốc Ranitidine

Ranitidine được dùng để điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, loét sau phẫu thuật, bệnh trào ngược thực quản, hội chứng Zollinger – Ellison và dùng trong các trường hợp cần thiết giảm tiết dịch vị và giảm tiết acid như: Phòng chảy máu dạ dày – ruột, vì loét do stress ở người bệnh nặng, phòng chảy máu tái phát ở người bệnh đã bị loét dạ dày – tá tràng có xuất huyết và dự phòng trước khi gây mê toàn thân ở người bệnh có nguy cơ hít phải acid (hội chứng Mendelson) đặc biệt ở người bệnh mang thai đang chuyển dạ.

Bạn nên uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn, thường dùng một hoặc hai lần mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc có thể được dùng 4 lần một ngày trong một vài trường hợp nhất định. Nếu bạn uống thuốc mỗi ngày một lần, dùng thuốc sau bữa ăn tối hoặc trước khi đi ngủ.

Chống chỉ định

Thuốc Ranitidine chống chỉ định đối với bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.

Thông báo cho bác sĩ nếu tình trạng của bạn không cải thiện hoặc trở nên xấu hơn.

Thận trọng khi dùng thuốc đối với những trường hợp sau:

– Người bệnh suy thận cần giảm liều.

– Người bệnh suy gan nặng, người bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp, có nguy cơ tăng tác dụng không mong muốn và nguy cơ quá liều.

– Người bệnh có bệnh tim có thể bị nguy cơ chậm nhịp tim.

– Nếu bạn bị dị ứng với ranitidine hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác;

– Nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú;

– Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc thảo dược nào;

Tình trạng ợ nóng thường bị nhầm lẫn với những triệu chứng đầu tiên của cơn đau tim. Hãy đi cấp cứu nếu bạn bị đau ngực hoặc cảm giác tức ngực, đau lan ra cánh tay hoặc vai, buồn nôn, ra mồ hôi và có cảm giác bị bệnh nói chung.

Tránh dùng rượu bia khi sủ dụng Ranitidine.

Nếu bạn đang tự điều trị bằng thuốc này, đọc hướng dẫn của nhà sản xuất trên bao bì một cách cẩn thận để có thể biết khi nào nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Liều lượng và cách dùng thuốc Ranitidine

  • Đối với người lớn:

Uống một viên 150mg 2 lần mỗi ngày mỗi ngày, uống vào buổi sáng và buổi chiều hoặc một liều 300mg duy nhất trước khi đi ngủ. Khuyến cáo cho bệnh nhân điều trị ngắn hạn.

Người bệnh loét dạ dày lành tính và loét tá tràng uống từ 4 đến 8 tuần; với người bệnh viêm dạ dày mạn tính uống tới 6 tuần; với người bệnh loét do dùng thuốc kháng viêm không steroid, uống thuốc 8 tuần; với người bệnh loét tá tràng, có thể uống 2 lần/ngày, trong 4 tuần để chóng lành vết loét.

  • Đối với trẻ em: (từ 1 đến 16 tuổi)

Liều thông thường cho trẻ bị loét dạ dày, tá tràng:

Dùng 2 – 4 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch mỗi 6 – 8 giờ với liều tối đa 200 mg/ngày.

Bạn cho trẻ uống khởi đầu với liều 4 – 8 mg/kg hai lần mỗi ngày. Mỗi liều cách nhau 12 giờ và liều tối đa 300 mg/ngày. Sau đó, cho trẻ dùng liều duy trì 2 – 4 mg/kg uống một lần mỗi ngày với liều tối đa 150 mg/ngày.

Ðiều trị trào ngược dạ dày, thực quản:

Uống 150 mg, 2 lần 1 ngày hoặc 300 mg 1 lần vào đêm, trong thời gian 8 tới 12 tuần. Khi đã khỏi, để điều trị duy trì dài ngày, uống 150 ngày 2 lần.

Ðiều trị hội chứng Zollinger – Ellison:

Uống 150 mg, ngày 3 lần. Có thể uống đến 6 g/ngày, chia làm nhiều lần uống.

– Tiêm bắp thịt: Tiêm 50 mg (trong 2 ml dung dịch nước); cứ 6 – 8 giờ tiêm 1 lần.

– Tiêm tĩnh mạch chậm: Tiêm 50 mg, hòa tan thành 20 ml dung dịch, tiêm chậm trong tối thiểu 2 phút; cứ 6 – 8 giờ, có thể tiêm nhắc lại.

– Truyền tĩnh mạch: Liều 25 mg/giờ, truyền trong 2 giờ; cứ 6 – 8 giờ, có thể truyền nhắc lại.

Tác dụng phụ có thể gặp

Bạn nên ngừng sử dụng Ranitidine và cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng như:

– Phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

– Đau đầu, mất ngủ, buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón.

Gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng như:

– Đau ngực, sốt, cảm thấy khó thở, ho ra đờm màu xanh lá cây hoặc màu vàng;
– Bầm tím hoặc chảy máu, yếu bất thường.

– Nhịp tim nhanh hoặc chậm.

– Gặp vấn đề với tầm nhìn.

– Sốt, đau họng và đau đầu kèm rộp da nặng, da bong tróc và phát ban đỏ.

– Buồn nôn, đau bụng, sốt nhẹ, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da (vàng da hoặc mắt).

Bảo quản thuốc

Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời.

Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Ranitidine® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Ranitidine® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Ranitidine® là thuốc gì?