Phenylephrine® là thuốc gì?

Thuốc Phenylephrine là một dạng thuộc nhóm tim mạch, hoạt động dưới khả năng làm giảm sưng các mạch máu trong mũi, Phenylephrine có khả năng điều trị và phòng được các bệnh viêm mũi dị ứng do thời tiết, viêm xoang,… Thuốc được  phổ biến rộng rãi trên thị trường Việt Nam.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Phenylephrine® là thuốc gì?
Rate this post

Phenylephrine là thuốc gì? Tác dụng của thuốc

Phenylephrine có những dạng và hàm lượng: Phenylephrine có những dạng và hàm lượng sau: Hỗn dịch tiêm; Dung dịch thuốc uống; Viên nén.

Nhóm Dược lý, dạng bào chế và thành phần của thuốc: Thuốc thuộc nhóm tim mạch, được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm. Thành phần chủ yếu của thuốc là Phenylephrine hydrochloride

Dược lực của thuốc:  Phenylephrin là một loại thuốc kích thích hệ alpha – adrenergic, kích thích chọn lọc trên receptor alpha 1.

Tác dụng của phenylephrine

  • Phenylephrine có khả năng làm giảm tạm thời chứng nghẹt mũi, viêm xoang, viêm phế quản
  • Có tác dụng điều trị các triệu chứng gây ra do cảm lạnh, cúm, dị ứng, hoặc các bệnh hô hấp khác
  • Phenylephrin kích thích chọn lọc trên alpha 1 – adrenergic gây co mạch, tăng huyết áp. Thuốc có tác dụng kéo dài hơn adrenergic do ít bị COMT phân huỷ.
  • Thuốc này hoạt động bằng cách giảm sưng tấy trong mũi và tai, do đó làm giảm sự khó chịu và làm cho dễ thở.

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng phenylephrine

Dưới đây là một số tác dụng phụ mà không phải ai cũng gặp, có thể mắc các tác dụng phụ khác nhưng chưa được thống kê. Nếu trong quá trình dùng thuốc bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn và giúp đỡ. Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải như:

  • Khó chịu ở dạ dày
  • Kích động thần kinh ở người cao tuổi
  • Da nhợt nhạt, trắng bệch
  • Người khó ngủ, chóng mặt
  • Bị choáng, đau đầu
  • Có biểu hiện căng thẳng, run rẩy
  • Nhịp tim nhanh có thể xảy ra
  • Có dấu hiệu khó tiểu, hoặc nước tiểu có màu vàng đậm
  • Bệnh nhân bị co giật ( ít trường hợp xảy ra)
  • Có những thay đổi về tinh thần, tâm trạng như lo lắng, hoang mang, nhầm lẫn, suy nghĩ.
  • Cơ thể có dấu hiệu phát ban, ngứa, sưng

Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc phenylephrine

Chỉ định:

  • Dùng cho đối tượng bị Sung huyết mũi
  • Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang
  • Người bị hạ huyết áp.

Chống chỉ định đối với:

  • Người bị mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc
  • Bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch nặng
  • Bệnh nhân bị tiểu đường
  • Người bị tăng huyết áp.
  • Đối tượng bị xơ vữa động mạch.
  • Người bị ưu năng tuyến giáp, tăng nhãn áp
  • Ngừng tim do rung tâm thất.
  • Bệnh nhân bị đái tháo đường.
  • Bệnh nhân bí tiểu do tắc nghẽn.

Liều dùng thuốc Phenylephrine

Đối với người lớn:

  • Áp dụng cho đối tượng bị hạ huyết áp. Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 2 – 5 mg mỗi 1 – 2 giờ khi cần thiết. Đối với tiêm tĩnh mạch: 0,2 mg/liều (khoảng: 0,1 – 0,5 mg/liều) mỗi 10 – 15 phút khi cần thiết (liều khởi đầu không được vượt quá 0,5 mg).
  • Áp dụng cho đối tượng bị sốc. Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da: 2 – 5 mg mỗi 1 – 2 giờ khi cần thiết. Tiêm tĩnh mạch: 0,2 mg/liều (khoảng: 0,1 – 0,5 mg/liều) mỗi 10 – 15 phút khi cần thiết (liều khởi đầu không được vượt quá 0,5 mg).
  • Áp dụng cho người bị nhịp nhanh trên thất. Tiêm tĩnh mạch: 0,25 – 0,5 mg hơn 30 giây.
  • Đối với bệnh nhân bị nghẹt mũi, viêm mũi… Dùng viên nén hoặc dung dịch uống: 10 – 20 mg uống mỗi 4 giờ khi cần thiết.

Đối với trẻ em:

  • Áp dụng cho trẻ em bị hạ huyết áp. Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da: 0,1 mg/kg mỗi 1 – 2 giờ khi cần thiết. Liều tối đa: 5 mg. Đối với tiêm tĩnh mạch bolus: 5 – 20 mcg/kg/liều mỗi 10 đến 15 phút khi cần thiết. Tiêm tĩnh mạch: 0,1 – 0,5 mcg/kg/phút, điều chỉnh theo tác dụng.
  • Áp dụng cho trẻ em bị sốc. Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da: 0,1 mg/kg mỗi 1 – 2 giờ khi cần thiết. Liều tối đa: 5 mg. Tiêm tĩnh mạch bolus: 5 – 20 mcg/kg/liều mỗi 10 đến 15 phút khi cần thiết. Tiêm tĩnh mạch: 0,1 – 0,5 mcg/kg/phút, điều chỉnh theo tác dụng.
  • Áp dụng cho trẻ em bị nhịp nhanh trên thất.tiêm tĩnh mạch: 5 đến 10 mcg/kg trong 30 giây.
  • Áp dụng cho trẻ em bị nghẹt mũi: Liều dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý khi dùng thuốc phenylephrine

Tương tác thuốc:

Một số loại sau đây có khả năng chống lại thuốc phenylephrine bạn cần lưu ý khi dùng chung, chẳng hạn như Clorgyline; Iproniazid; Isocarboxazid; Linezolid; Phenelzine; Procarbazine; Amitriptyline; Amoxapine; Clomipramine; Desipramine; Dothiepin; Doxepin; Furazolidone; Guanethidine; Propranolol. Đặc biệt các bệnh nhân cần chú ý không được dùng phối hợp với thuốc ức chế beta – adrenergic, thuốc gây mê nhóm halogen, thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

Kiêng cữ ăn uống khi dùng thuốc.

Hạn chế ăn nhiều chất béo, và các chất kích thích.

Sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú:

Hạn chế sử dụng

Tương tác thuốc khi lái xe và vận hành máy móc:  Chưa có báo cáo cụ thể

Quá liều và xử trí.

  • Khi bạn dùng thuốc quá liều có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn, thì lúc đó nên dừng uống thuốc lại và gặp chuyên gia để được giải đáp.
  • Điều trị quá liều thường là điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

Bạn nên bảo quản phenylephrine như thế nào?

  • Tránh ánh sáng
  • Bảo quản ở nhiệt độ không được quá 15 – 30 độ C.
  • Để nơi tránh ẩm.
  • Trong bao bì kín, nơi khô.
  • Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ.
  • Không bảo quản trong phòng tắm, và không được bảo quản trong ngăn đá.
  • Sau khi đã bóc thuốc ra khỏi thì phải uống ngay lập tức sau khi lấy ra khỏi vỉ thuốc.
  • Phải để thuốc xa tầm tay của trẻ em và các loại thú nuôi.

Nơi bạn có thể đến để xét nghiệm, khám và tư vấn:

– Trung tâm Y tế, các bệnh viện Đa khoa

– Các cơ sở , phòng khám đa khoa có uy tín nhất trên địa bàn.

– Các chuyên gia được đào tạo bài bản.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Phenylephrine® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Phenylephrine® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Phenylephrine® là thuốc gì?