Mannitol® là thuốc gì?

Mannitol là đồng phân của sorbitol, có tác dụng làm tăng độ thẩm thấu  của huyết tương và dịch trong ống thận, gây lợi niệu thẩm thấu và tăng lượng máu thận. Để hiểu rõ hơn Mannitol là thuốc gì, hoạt động như thế nào, công dụng và cách dùng ra sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết hôm nay.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Mannitol® là thuốc gì?
Rate this post

uđau tán

Mannitol là thuốc gì? Các đặc điểm của thuốc

Mannitol là một thuốc gây lợi tiểu. Mannitol được sử dụng để tăng lọc nước tiểu ở những người bị suy thận cấp. Thuốc làm tăng việc lọc nước tiểu giúp thận không bị tắc nghẽn và cũng tăng tốc độ loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Dạng và hàm lượng thuốc

có các dạng và hàm lượng như sau:

Thuốc tiêm: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%.

Tác dụng của thuốc là gì?

  • Tăng lọc nước tiểu ở những người bị suy thận cấp.
  • Tăng việc lọc nước tiểu giúp thận không bị tắc nghẽn và tăng tốc độ loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
  • Giảm sưng tấy và áp lực bên trong mắt hoặc xung quanh não.
  • Giảm áp lực nhãn cầu, áp lực nội sọ ngắn hạn.
  • Giảm độ nhớt của máu, làm tăng tính biến dạng của hồng cầu và làm tăng huyết áp động mạch.

Liều dùng thuốc

Đối với người lớn

  • Đối với người mắc bệnh thiếu niệu.

Liều dùng thử nghiệm chức năng thận trước khi điều trị: 0,2g/ kg tiêm truyền mạch trong 3 – 5 phút dẫn đến lưu lượng nước tiểu ít nhất 30 – 50ml/ giời.

Liều thử nghiệm thứ hai có thể dùng nếu trường hợp nước tiểu không tăng. Sau khi thử nghiệm nếu không có đáp ứng bệnh nhân cần được đánh giá lại:

  • Điều trị: dùng 300 – 400mg/ kg hoặc 21 – 28g đối với bệnh nhân 70kg. có thể lên đến 100g dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch 15 – 20 lần. Không nên điều trị lặp đi lặp lại ở người mắc bệnh thiếu niệu dai dẳng.
  • Dự phòng: được dùng đôi với các bệnh tim mạch và phẫu thuật. Tiêm truyền tĩnh mạch 50 – 100g, thường là dung dịch 5%, 10% hay 20% sử dụng tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân.
  • Liều dùng đối với người mắc bệnh phù não.

Tiêm tĩnh mạch từ 0,25 – 2g/ kg dung dịch 15 – 20% trong ít nhất 30 phút, không dùng lặp đi lặp lại hơn trong 6 – 8 giờ.

Đối với trẻ em

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có ý định dùng thuốc này cho trẻ.

Chỉ định dùng thuốc Mannitol

Thuốc Ethambutol được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Phòng hoại tử thận cấp do hạ huyết áp.
  • Giảm nhãn áp.
  • Dùng trước và trong phẫu thuật mắt.
  • Làm giảm áp lực nội sọ trong phù não.
  • Làm dịch rửa trong cắt nọi soi tuyến tiền liệt.
  • Dùng làm test thăm dò chức năng thận.
  • Gây lợi niệu ép buộc để tăng đào thải các chất độc qua đường thận.

Chống chỉ định đối với những trường hợp

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể gây ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc. Vì vậy bạn cần báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kì tình trạng nào, đặc biệt đối với những trường hợp sau:

  • Mất nước.
  • Suy tim sung huyết, các bệnh tim nặng.
  • Chảy máu nội sọ sau chấn thương não, trừ lúc phẫu thuật mở hộp sọ.
  • Phù phổi, sung huyết phổi, tràn khí màng phổi.
  • Phù do rối loạn chuyển hóa có kèm theo dễ vỡ mao mạch.
  • Ho nặng, ho ra máu.
  • Đau thắt ngực, suy thận nặng.
  • Nhiễm trùng.
  • Tăng huyết áp không kiểm soát được, đột quỵ.
  • Thiếu niệu hoặc vô niệu sau khi test với manitol.
  • Phình động mạch chủ, nhồi máu cơ tim.
  • Phẫu thuật, có thể làm tình trạng tồi tệ hơn.

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Mannitol

  • Tăng thể tích dịch ngoài tế bào, quá tải tuần hoàn khi dùng liều quá cao, viêm tắt tĩnh mạch.
  • Rét run, sốt, nhứt đầu.
  • Buồn nôn, khát, ỉa chảy.
  • Mất cân bằng nước và điện giải, mất cân bằng kiềm – toan.
  • Đau ngực, mờ mắt.
  • Phát ban, khó thở, sưng mặt, môi lưỡi hoặc họng.
  • Sưng tấy ở chân hoặc tay.
  • Lo âu, vã mồ hôi, khó thở nặng, ho có đờm.
  • Đau đớn hoặc khó tiểu tiện.
  • Cảm giác mê sảng có thể ngất.
  • Triệu chứng mất nước, cảm thấy khát nước hoặc nóng, không thể đi tiểu, mồ hôi thoát ra nhiều, da nóng và khô.
  • Có dấu hiệu về thận.

Ngoài ra, có thể xảy ra các tác dụng phụ ít gặp như:

  • Thuốc ra ngoài mạch có thể phù hoặc hoại tử da.
  • Nhịp tim nhanh hơn.
  • Đi tiểu nhiều.
  • Thận hư từng ổ do thẩm thấu, suy thận cấp.
  • Các phản ứng dị ứng như: mày đây, choáng phản vệ, chóng mặt.
  • Sưng, tăng cân nhanh chóng.

Khi bắt gặp hiện tượng lạ, bạn cần phải quan sát và xem xét diễn biến tình hình để xử lí. Nếu nặng trung tâm y tế, hoặc các chuyên gia sức khỏe gần nhất để điều trị kịp thời.

Các vấn đề cần lưu ý khi dùng thuốc Mannitol

Trước khi dùng Ethambutol, bạn cần báo cho bác sĩ biết nếu:

  • Bạn từng bị dị ứng với thuốc này hoặc bất kì thuốc nào khác.
  • Bạn bị bất kì dị ứng nào với thực phẩm, chất bảo quản, động vật,… nào.
  • Bạn đang dùng hoặc dự định dùng loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin, các chất dinh dưỡng, thảo dược .
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc bệnh thận nặng hoặc mạn tính, có tình trạng mất nước nghiêm trọng, bị sưng hoặc tắc nghẽn phổi.

Tương tác thuốc

  • Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng các tác dụng phụ. Vì vậy bạn cần liệt kê danh sách các thuốc, thảo dược, thưc phẩm chức năng bạn đang sử dụng cho bác sĩ biết.
  • Bên cạnh đó rượu và thuốc tương tác với vào loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
  • Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Bạn cần báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề nào.
  • Không được truyền Mannitol cùng với máu toàn phần.

Đặc biệt, một số loại thuốc sau đây được khuyến cáo không nên sử dụng cùng thuốc:

  • Asen trioxide.
  • Droperidol
  • Levomethadyl
  • Sôalol.
  • Tobramycin
  • Cam thảo.

Bạn cần làm gì khi quá liều?

Trong trường hợp bạn sử dụng thuốc quá liều hoặc khẩn cấp hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc nhờ những người xung quanh đưa đến trạm y tế gần nhất để tránh trường hợp xấu xảy ra.

Cần theo dõi người bệnh chặt chẽ trong khi truyền dịch Mannitol, chú ý phải truyền chậm.

Phải giảm tốc độ truyền nếu người bệnh có triệu chứng nhức đầu, buồn nôn…

Đề phòng vỡ ruột trong lúc soi đại tràng, bằng cách bơm và hút hơi đại tràng trong lúc soi.

>>. Đại tràng là gì? >>http://tybachthao.com.vn/dai-trang-la-gi/

Cách bảo quản

  • Bảo quản thuốc trong điều kiện nhiệt độ phòng từ 15 – 30 độ C, tránh ẩm, tránh để đông băng và ánh nắng trực tiếp mặt trời.
  • Ngâm chai vào nước ấm làm cho các tinh thể tan trở lại..
  • Khi nào dùng mới mở ra.
  • Không nên bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá.
  • Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.
  • Không nên vứt thuốc vào toilet hay đường ống dẫn trừ khi có yêu cầu.
  • Hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng nữa.
  • Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc tìm hiểu cách xử lí thuốc đúng cách.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Mannitol. Hi vọng đã cung cấp những kiến thức cần thiết và bổ ích cho các bạn độc giả để bảo vệ sức khỏe mình cũng như cả gia đình.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Mannitol® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Mannitol® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Mannitol® là thuốc gì?