Levothyroxine® là thuốc gì?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết, nằm trước cổ, tiết ra nội tiết tố có vai trò điều hòa sự phát triển của các cơ quan, thúc đẩy sự hoạt động, trưởng thành của mọi tế bào. Nếu hormone tuyến giáp bị suy yếu thì các cơ thể sẽ phát triển theo một chiều hướng xấu, các hoạt động của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Levothyroxine là thuốc điều trị tuyến giáp kém hoạt động hay còn gọi là suy tuyến giáp, thuốc được thay thế như hormone tuyến giáp giúp tuyến giáp cân bằng tốt cho cơ thể.

Chỉ định dùng thuốc Levothyroxine

Levothyroxine được thay thế như là hormone tuyến giáp và chỉ được sử dụng cho các trường hợp sau:

– Điều trị thiểu năng tuyến giác (một bệnh lý xảy ra do tuyến giáp không sản xuất đủ hormon (nội tiết tố) đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết của cơ thể).

– Phòng ngừa tái phát bướu giáp lành.

– Điều trị cường giáp đã đưa về bình giáp.

– Hỗ trợ sau phẫu thuật bướu ác tính.

Chống chỉ định đối với Levothyroxine

Trẻ em không nuốt được viên nén

Cường giáp trừ những người đang điều trị với chất kháng giáp trạng tổng hợp

Sau nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim ở người lớn tuổi có bướu giáp, viêm cơ tim, suy vỏ tuyến thượng thận chưa được điều trị.

Nên dùng Levothyroxine như thế nào?

Nên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống trước lúc ngủ thuốc sẽ có công hiệu cao hơn. Nếu có dấu hiệu kháng thuốc hay dị ứng thuốc nên đến gặp bác sĩ để được ngừng thuốc hiệu quả, đọc kĩ hướng dẫn được cung cấp bởi dược sĩ trước khi bắt đầu sử dụng thuốc.

Liều lượng được đưa dựa trên tình trạng sức khỏe của mỗi người không nên tự ý tăng liều hoặc ngừng thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.

Nên bảo quản Levothyroxine như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Liều dùng của Levothyroxine

Đối với người lớn

Liều dùng cho người lớn mắc bệnh nhược giáp:

Liều ban đầu: dùng 12,5 – 50 mcg uống mỗi ngày một lần. Liều lượng có thể được tăng lên từ 12,5 – 25 mcg/ngày mỗi 2 – 4 tuần. Ở những bệnh nhân lớn tuổi hoặc ở những bệnh nhân trẻ tuổi có tiền sử bệnh tim mạch, liều dùng nên được tăng lên từ 12,5 đến 25 mcg mỗi 3 – 6 tuần.

Liều dùng cho người lớn mắc bệnh ức chế tiết TSH:

Liều ban đầu: uống 50mcg mỗi ngày một lần. Liều lượng có thể được tăng lên từ 25 đến 50 mcg mỗi 2 – 4 tuần.

Liều duy trì là 100 – 200mcg uống mỗi ngày một lần.

Liều dùng cho người lớn mắc bệnh suy giáp:

Dùng 2,6 mcg/kg/ngày uống trong 7 – 10 ngày.

Liều dùng cho người lớn mắc bệnh phù niêm:

Liều ban đầu: dùng 300 – 500mcg tiêm tĩnh mạch trong một lần

Đối với trẻ em

Liều dùng cho trẻ em mắc bệnh suy giáp bẩm sinh

Trẻ sơ sinh:

Dạng thuốc uống: dùng 10 – 15 mcg/kg/ngày; nếu bệnh nhân có nguy cơ phát triển suy tim, bắt đầu dùng với liều thấp hơn. Trong trường hợp suy giáp nghiêm trọng (nồng độ T4 trong máu dưới 5 mcg/dl), liều ban đầu ở mức cao hơn 12 – 17 mcg/kg/ngày có thể được cân nhắc.

Dạng thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp: dùng 50%  – 75% của liều uống.

Liều dùng cho trẻ theo từng độ tuổi như sau

Trẻ 0 – 3 tháng: dùng 10 – 15 mcg/kg uống mỗi ngày một lần; nếu trẻ sơ sinh có nguy cơ phát triển suy tim, dùng liều khởi đầu thấp hơn khoảng 25 mcg/ngày; nếu nồng độ T4 trong máu ban đầu quá thấp (dưới 5 mcg/dl) bắt đầu điều trị với liều cao hơn khoảng 50 mcg/ngày

Trẻ 3 – 6 tháng: dùng 8 – 10 mcg/kg hoặc 25 – 50 mcg uống một lần mỗi ngày

Trẻ 6 – 12 tháng: dùng 6-8 mcg/kg hoặc 50 – 75 mcg uống một lần mỗi ngày

Trẻ 1 – 5 tuổi: dùng 5 – 6 mcg/kg hoặc 75 – 100 mcg uống một lần mỗi ngà

Trẻ 6 – 12 tuổi: dùng 4 – 5 mcg/kg hoặc 100 – 125 mcg uống một lần mỗi ngày

Trẻ 12 tuổi: dùng 2 – 3 mcg/kg hoặc nhiều hơn hoặc bằng 150 mcg uống một lần mỗi ngày

Trẻ đang giai đoạn dậy thì: dùng 1,7 mcg/kg một lần mỗi ngày.

Liều dùng cho trẻ bị nhược giáp mạn tính hoặc nặng

Dùng 25 mcg uống một lần mỗi ngày và tăng liều khi cần thiết trong mức 25 mcg mỗi 2 – 4 tuần cho đến khi đạt được hiệu quả mong muốn.

Quá liều: trong trường hợp ngộ độc Levothyroxine do dùng quá liều thì nên ngừng thuốc và đến gặp ngay bác sĩ để điều trị.

Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Levothyroxine

Làm nặng thêm bệnh lý tim (đau thắt lồng ngực, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim …).

Dấu hiệu cường giáp: nhịp tim nhanh, mất ngủ, kích động, nhức đầu, sốt, vã mồ hôi, gầy nhanh, tiêu chảy; khi xuất hiện các dấu hiệu này phải gặp ngay bác sĩ để ngưng điều trị vài ngày trước khi bắt đầu lại với liều thấp hơn.

Có khả năng tăng Canxi niệu ở trẻ còn bú và trẻ em.

Chú ý:

Người lớn tuổi, bà mẹ đang mang thai hoặc cho con bú nên thận trọng trong quá trình sử dụng, đến ngay bệnh viện hoặc gặp ngay bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau xảy ra khi sử dụng thuốc: nhịp tim đập nhanh, khó thử, đau lồng ngực, co giật, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy…

Những người có tiền sử các bệnh hoặc đang điều trị các bệnh khác phải báo ngay cho bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Levothyroxine® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Levothyroxine® là thuốc gì?