Kagasdine® là thuốc gì ?

Kagasdine là một loại thuốc dành cho đường tiêu hóa thường được các bác sĩ chỉ định dùng cho người bị trào ngược dạ dày, làm giảm triệu chứng khó chịu do tình trạng dư thừa acid gây ra. Hiện nay, Kagasdine là một trong số những loại thuốc phổ biến được dùng để chữa trào ngược dạ dày. Nếu bạn vẫn còn hoang mang, lo lắng về thuốc Kagasdine thì hãy cùng chúng tôi theo dõi tiếp bài viết bên dưới để hiểu rõ Kagasdine là thuốc gì.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Kagasdine® là thuốc gì ?
Rate this post

Tổng quan về thuốc Kagasdine

Kagasdine là một loại thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton, là một loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa. Kagasdine được chỉ định dùng cho trường hợp bị trào ngược dạ dày cần giảm tiết acid trong dạ dày.

Kagasdine được bào chế với thành phần chính là Omeprazole, đây là một chất ức chế đặc hiệu có khả năng ngăn ngừa sự sản sinh enzym ở tế bào thành dạ dày. Từ đó có thể hạn chế sự tăng tiết của dịch vị axit- là nguyên nhân gây các triệu chứng khó chịu.

Dạng,  hàm lượng và cách dùng của thuốc Kagasdine

Kagasdine được bào chế ở các dạng sau ;

– Viên nang tan trong ruột.

– Dạng gói để hòa tan: 2,5 mg, 10 mg.

Đối với gói 2,5 mg thì hòa tan với 1 thìa cà phê nước; gói 10 mg thì hòa tan với 1 muỗng canh nước. Sau đó để từ 2 đến 3 phút rồi khuấy đều và uống ngay.

Đối với dạng viên, nên nuốt cả viên, không nghiền nhỏ thành bột.

Trường hợp bệnh nhân phải ăn qua ống xông, k có thể sẽ được sử dụng qua đường tiêm.

Chỉ định của thuốc Kagasdine

Thuốc Kagasdine được chỉ định để điều trị các chứng bệnh sau :

– Điều trị và dự phòng tái phát loét dạ dày.

– Loét tá tràng.

– Viêm thực quản trào ngược.

– Điều trị rối loạn tiêu hóa, ợ nóng thường xuyên.

– Điều trị dài hạn bệnh lý tăng tiết dạ dày trong hội chứng Zollinger – Ellison.

– Nhiễm Helicobacter pylori.

– Điều trị bệnh nhiều u tuyến nội tiết.

Chống chỉ định của thuốc Kagasdine

Chống chỉ định trong các trường hợp sau :

– Trường hợp bị di ứng với thành phần của thuốc.

– Người  mắc bệnh tim hoặc bệnh gan, hoặc lượng magie trong máu thấp.

– Người có vấn đề về thận.

– Người cao tuổi.

– Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

– Trẻ em dưới 1 tuổi cần sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.

Liều dùng của thuốc Kagasdine

Thuốc Kagasdine được dùng để uống, dùng trước bữa ăn. Không dùng thuốc với số lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc lâu hơn mức đề nghị. Với các bệnh khác nhau, khi sử dụng Kagasdine sẽ có các liều lượng khác nhau như sau :

– Với bệnh nhân bị loét tá tràng : 20 mg, uống mỗi lần một ngày, trước bữa ăn. Dùng liên tục trong 2 đến 4 tuần.

– Với bệnh nhân bị loét dạ dày : 60 mg, uống một ngày một lần trước bữa ăn. Dùng liên tục trong 4 đến 8 tuần. Có thể tăng lên 40 mg/ ngày dựa trên đáp ứng lâm sàng mong muốn và khả năng chịu ở bệnh nhân đề kháng với các trị liệu khác.

– Với bệnh nhân bị viêm thực quản : 20 mg uống mỗi ngày một lần trước bữa ăn. Sau đó có thể tăng lên 40 mg tùy khả năng chịu thuốc của bệnh nhân.

– Với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày : ban đầu uống 20 mg mỗi ngày một lần trước bữa ăn, duy trì trong vòng 4 đến 8 tuần. Sau đó tăng liều lượng lên 40 mg mỗi ngày nếu cần thiết. Nếu điều trị lâu dài, nên dùng với liều 10 – 20 mg mỗi ngày để đảm bảo an toàn.

– Với bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa : để phòng ngừa chứng ợ nóng thường xuyên, nên uống 20 mg Kagasdine mỗi ngày một lần vào trước bữa ăn. Dùng trong vòng 2 tuần.

– Hội chứng Zollinger – Ellison : 60 mg uống mỗi ngày một lần. Liều dùng nên được điều chỉnh với nhu cầu của bệnh nhân.

– Đối với bệnh nhân nhiễm Helicobacter pylori : uống 40 mg Kagasdine mỗi ngày một lần vào buổi sáng cộng với clarithromycin 500 mg uống 3 lần một ngày trong vòng 14 ngày. Từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 28, uống 20 mg Kagasdine mỗi ngày một lần vào buổi sáng.

– Đối với người nhiều u tuyến nội tiết : ban đầu uống 60 mg Kagasdine mỗi ngày một lần trước bữa ăn. Sau đó duy trì liều lên đến 120 mg 3 lần mỗi ngày.

– Dự phòng tái phát loét dạ dày, tá tràng : 20 – 40 mg/ ngày.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Khi sử dụng Kagasdine cần chú ý không dùng chung với các loại thuốc sau :

– Thuốc kháng sinh như Ampicillin, Nafcillin, Rifabutin, Rifampicin, Rifapentine.

– Thuốc kháng nấm : Ketoconazole, Voriconazole.

– Thuốc làm loãng máu : Warfarin, Coumadin

– Thuốc lợi tiểu.

– Thuốc điều trị HIV- AIDS : Atazanavir, Efavirenz, Nelfinavir, Nevirapine.

– Thuốc Kagasdine có thể gây ra kết quả bất thường với các xét nghiệm y tế nhất định.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Kagasdine

Mặc dù Kagasdine  được dung nạp tốt và ít gây ra tình trạng quá liều, nhưng thuốc vẫn xảy ra các tác dụng phụ ở người sử dụng nếu lạm dụng quá mức loại thuốc này. Nếu xảy ra các tác dụng phụ hiếm gặp sau đây, bạn hãy báo ngay với bác sĩ.

Tác dụng không mong muốn nghiêm trọng :

– Thuốc Kagasdine có thể gây ra tiêu chảy, có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng mới. Nếu bị tiêu chảy là chảy nước hoặc có máu, phải ngưng dùng Kagasdine và gọi ngay cho bác sĩ.

– Làm giảm lượng magie trong máu, với các biểu hiện như sau :

+ Chóng mặt, lú lẫn, nhịp tim nhanh hoặc không đều.

+ Chuyển động cơ bắp co giật, cảm giác bồn chồn, chuột rút cơ bắp, yếu cơ hoặc cảm giác khập khiễng.

+ Ho hoặc cảm giác nghẹt thở, co giật.

Một số tác dụng phụ thông thường có thể gồm :

– Phản ứng dị ứng : nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

– Rối loạn tiêu hóa : buồn nôn, nôn, tiêu chảy nhẹ, táo bón và đầy hơi.

– Sốt, đau đầu kèm theo sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, ho, hắt hơi.

– Đau dạ dày nặng hơn.

– Giảm cân.

Những tác dụng kể trên không phải xuất hiện với tất cả người sử dụng thuốc mà còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, và những người lạm dụng thuốc Kagasdine sẽ hay gặp hơn. Chính vì vậy, bất cứ bệnh nhân nào cũng không được tự ý dùng thuốc.

Nếu bạn có dấu hiệu ợ hơi ợ chua mặc dầu đã điều trị nhiều loại thuốc nhưng không khỏi thì thử ngay những cách và thuốc tốt nhất hiện nay xem chi tiết tại website : https://naototnhat.com/thuoc-chua-trao-nguoc-da-day-nao-tot.html

Những chú ý khác trong việc dùng thuốc Kagasdine

– Thuốc chỉ hấp thụ ở tá tràng và ruột non, không tan trong dạ dày. Thuốc bắt đầu phát huy tác dụng sau một giờ uống.

– Không nên điều trị dài ngày các loét tá tràng hoặc loét dạ dày, viêm thực quản do hồi lưu, hoặc điều trị dự phòng tái phát các loét vì chưa đủ tài liệu xác minh lợi ích các việc này. Đã có nghiên cứu độc tính trên súc vật cho biết có những u bướu dạ dày dạng ung thuwkhi dùng Kagasdine liều cao trong một thời gian dài.

– Vì thành phần chính của Kagasdine là Omeprazole làm chậm sự bài thải của Diazzepam, Phenytoin và Warfarin ( là những chất bị chuyển hóa do oxy hóa ở gan), nên phải giám sát bệnh nhân dùng các thuốc này cùng lúc với Kagasdine và giảm liều lượng, nhất là với Phenytoin.

– Phải kiểm tra tình trạng lành tính vết loét dạ dày trước khi điều trị.

– Là một loại thuốc tiêu hóa nên ngoài những chỉ định đã đề cập bên trên, Kagasdine còn có công dụng giúp tăng cường bảo vệ và hỗ trợ chống ăn mòn lớp niêm mạc thực quản do acid trào ngược. Ngoài ra, khi kết hợp cùng kháng sinh, thuốc Kagasdine còn có thể tiêu diệt vi khuẩn HP ở bệnh nhân đau dạ dày.

– Nếu bạn bị loãng xương hoặc rối loạn xương, hãy báo với bác sĩ trước khi sử dụng Kagasdine. Mặc dù Kagasdine không phải là nguyên nhân thực sự của việc gây ra gãy xương, nhưng một số người dùng Kagasdine lâu dài hoặc với liều cao có thể tăng nguy cơ gãy xương ở hông, cổ tay hoặc cột sống, đặc biệt đối với những người từ trên 50 tuổi.

Bảo quản thuốc Kagasdine

– Bảo quản, lưu trữ ở nhiệt độ phòng dưới 30 độ C.

– Tránh ẩm ướt, tránh tiếp xúc với ánh sáng.

– Đặt thuốc xa tầm với của trẻ nhỏ.

Trên đây là những thông tin về thuốc Kagasdine . Hy vọng với những thông tin mà bài viết mang lại có thể giúp bạn hình dung được Kagasdine  là thuốc gì và hiểu thêm về công dụng cũng như cách dùng của thuốc để có thể yên tâm sử dụng. Cảm ơn sự quan tâm của bạn dành cho bài viết.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Kagasdine® là thuốc gì ?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Kagasdine® là thuốc gì ?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Kagasdine® là thuốc gì ?