Insulin® là thuốc gì?       

Với liệu trình điều trị tiểu đường, thuốc Insulin có tác dụng khá chậm nhưng lại có hiệu quả lâu dài vì vậy trong những đơn thuốc, Insulin thường được kê đơn cho liều dùng dài ngày. Vậy công dụng cụ thể của thuốc này là gì? Liều dùng như thế nào là hợp lý? Nếu bạn muốn tham khảo thêm thông tin về thuốc Insulin thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Insulin® là thuốc gì?       
Rate this post

Sơ lược về thuốc Insulin

Insulin thuộc nhóm dược lý hocmon- nội tiết tố, có tên biệt dược là Mixtard 30 HM hay Scilin M 30 với thành phần chính là Human Insulin. Thuốc được điều chế dưới dạng dung dịch tiêm, hỗn dịch tiêm, ống hít insulin và dạng bình phun.

Insulin là một loại hormone do các “tế bào đảo tụy” của tuyến tụy tiết ra với tác dụng chuyển hóa carbohydrate. Ngoài ra, hormone Insulin còn tác dụng đến chuyển hóa mô mỡ và gan thành năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

Thuốc Insulin giúp làm giảm glucose huyết nhờ vào xúc tác cho quá trình hấp thụ glucose diễn ra dễ dàng hơn, theo sau sự gắn kết của Insulin vào các tế bào cơ và tế bào mỡ, đồng thời ức chế quá trình sản xuất glucose của gan. Sau khi tiêm dưới da khoảng 1 giờ, thuốc sẽ bắt đầu phát huy tác động.  Sau khi vào máu, Insulin ở dạng tự do và có thời gian bán phân huỷ trong huyết tương khoảng 6 phút, sau khi tiết khoảng 10-15 phút Insulin sẽ không còn hiện diện trong máu nữa. Nếu không kết hợp được với các thụ quan (insulin receptor), insulin sẽ bị phân huỷ tại gan và một phần nhỏ tại thận. Thời gian tác động trong khoảng 8 giờ và được thải trừ qua đường tiểu.

Tác dụng của thuốc insulin là gì?

Đối với người có lượng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường, insulin sẽ giúp cơ thể dự trữ đường ở gan và giải phóng đường khi lượng đường trong máu thấp hoặc khi cơ thể bạn cần nhiều đường, như khoảng thời gian giữa các bữa ăn hoặc khi bạn tập thể dục. Do đó, insulin giúp cân bằng lượng đường trong máu và duy trì lượng đường này ở mức bình thường.

Theo thời gian tác động nhanh chậm của thuốc, Insulin được chia thành nhiều loại, tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định loại thuốc phù hợp để điều trị tiểu đường. Bao gồm:

– Insulin tác dụng nhanh: loại insulin này bắt đầu hoạt động khoảng 15 phút sau khi tiêm và đạt đỉnh khoảng sau 1 giờ và kéo dài tác dụng trong 2 đến 4 giờ. Bạn nên tiêm insulin trước bữa ăn và thường tiêm trước insulin tác dụng kéo dài. Những loại insulin tác dụng nhanh gồm: insulin glulisine (Apidra®), insulin lispro (Humalog®) và insulin aspart (NovoLog®);

– Insulin tác dụng ngắn: loại Insulin này bắt đầu có tác dụng khoảng 30 phút sau khi tiêm và đạt đỉnh sau khoảng 2 đến 3 giờ và có tác dụng kéo dài trong 3 đến 6 giờ. Bạn nên tiêm insulin trước bữa ăn và trước khi tiêm insulin tác dụng kéo dài. Những loại insulin tác dụng ngắn gồm: Humulin R, Novolin R;

– Insulin tác dụng trung bình: loại Insulin này thường bắt đầu có tác dụng khoảng 2 đến 4 giờ sau khi tiêm và đạt đỉnh khoảng 4 đến 12 giờ sau đó, kéo dài tác dụng trong 12 đến 18 giờ. Bạn nên sử dụng loại insulin này 2 lần một ngày kèm với insulin tác dụng nhanh hoặc insulin tác dụng ngắn. Những loại insulin tác dụng trung bình gồm: NPH (Humulin N, Novolin N);

– Insulin tác dụng kéo dài: loại Insulin này bắt đầu có tác dụng nhiều tiếng sau khi tiêm và đạt đỉnh sau khoảng 24 giờ. Nếu cần thiết, bạn nên sử dụng loại insulin này phối hợp với insulin tác dụng nhanh hoặc insulin tác dụng ngắn. Những loại insulin tác dụng kéo dài gồm: Insulin detemir (Levemir) và insulin glargine (Lantus).

Liều dùng thuốc Insulin

* Liều dùng cho người lớn

– Liều dùng cho người lớn dùng dạng insulin tác dụng nhanh (insulin glulisine): giới hạn tiêm cho phép là từ 0,5 – 1 IU/kg mỗi ngày.

– Liều dùng cho người lớn dùng dạng insulin tác dụng ngắn (Humulin R): Nếu bạn bị đái tháo đường tuýp 1, bạn nên tiêm liều khởi đầu 0,2 – 0,4 IU/kg mỗi ngày;

Bạn tiêm liều duy trì 0,5 – 1 IU/kg mỗi ngày. Đối với bệnh nhân đề kháng insulin (có thể do béo phì), liều cao hơn bình thường được khuyến cáo.

Nếu bạn bị đái tháo đường tuýp 2, bạn nên tiêm liều khởi đầu 10 IU mỗi ngày (hoặc 0,1 – 0,2 IU/kg mỗi ngày).

– Liều dùng cho người lớn dùng dạng insulin tác dụng trung bình (Humulin N):

+ Với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1: giới hạn liều duy trì thông thường từ 0,5 – 1 IU/kg mỗi ngày; người không béo phì thường dùng khoảng liều từ 0,4 – 0,6 IU/kg mỗi ngày; người béo phì dùng khoảng liều cao hơn từ 0,8 – 1,2 IU/kg mỗi ngày.

+ Với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2: liều khởi đầu được khuyến cáo là 0,2 IU/kg mỗi ngày. Buổi sáng tiêm 2/3 tổng liều insulin, tỉ lệ insulin thường và insulin NPH là 1:2. Buổi tối tiêm 1/3 tổng liều insulin, tỉ lệ giữa insulin thường và insulin NPH là 1:1

– Liều dùng cho người lớn dùng dạng insulin tác dụng kéo dài (insulin detemir):

+ Với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1: bạn dùng liều khởi đầu bằng 1/3 tổng liều insulin, insulin tác dụng nhanh hoặc insulin tác dụng ngắn hoặc insulin tiêm trước ăn nên được dùng để đáp ứng yêu cầu còn lại của lượng insulin mỗi ngày. Giới hạn liều duy trì từ 0,5 – 1 IU/ kg mỗi ngày chia thành nhiều liều; người không béo phì thường dùng từ 0,4 – 0,6 IU/kg mỗi ngày và người béo phì có thể dùng từ 0,6 – 1.2 IU/kg mỗi ngày;

+ Với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, không kiểm soát được bằng các thuốc trị tiểu đường đường uống, bạn dùng liều 10 IU mỗi ngày (tương đương 0,1 – 0,2 IU/kg mỗi ngày).

* Liều dùng cho trẻ em

– Liều dùng cho trẻ em dùng dạng insulin tác dụng ngắn (Humulin R)

Với trẻ bị đái tháo đường tuýp 1 nên cho trẻ dùng liều khởi đầu 0,2 – 0,4 IU/kg mỗi ngày. Cho trẻ dùng liều duy trì 0,5 – 1 IU/kg mỗi ngày; ở những bệnh nhi đề kháng insulin (ví dụ bệnh nhân bị béo phì) thì cho dùng liều cao hơn. Tổng liều insulin thông thường mỗi ngày đối với trẻ chưa dậy thì thường dao động từ 0,7-1 IU/kg mỗi ngày nhưng không được thấp hơn nhiều.

– Liều dùng cho trẻ em dùng dạng insulin tác dụng trung bình (Humulin N):

Với trẻ bị đái tháo đường tuýp 1(từ 12 tuổi trở lên): liều khuyến nghị cho trẻ là 0,5 – 1 IU/kg mỗi ngày; giới hạn liều duy trì thông thường đối với thanh thiếu niên trong giai đoạn tăng trưởng thường không quá 1,2 IU/kg mỗi ngày.

– Liều dùng cho trẻ em dùng dạng insulin tác dụng kéo dài (insulin detemir)

Chỉ dùng thuốc cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, dùng liều khởi đầu bằng 1/3 tổng liều insulin, insulin tác dụng nhanh hoặc insulin tác dụng ngắn. Giới hạn liều duy trì thông thường đối với thanh thiếu niên trong giai đoạn tăng trưởng thường không quá 1.2 IU/kg mỗi ngày.

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Insulin

Trong quá trình dừng thuốc bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc, các tác dụng phụ diễn ra là do phản ứng với insulin và hạ đường huyết bao gồm các dấu hiệu: mệt mỏi; ngáp thường xuyên; không thể nói hoặc suy nghĩ rõ ràng; mất khả năng phối hợp cơ; ra mồ hôi nhiều; co giật; động kinh; trở nên nhợt nhạt, xanh xám; mất nhận thức; bầm tím hay cứng da thịt chỗ chích thường xuyên.

Đặc biệt nếu hàm lượng đường hạ quá thấp sẽ khiến bệnh nhân mệt hay xỉu.

Tác dụng phụ hiếm gặp hơn là phát ban ở chỗ tiêm hoặc toàn thân.

Ngoài ra còn một số tác dụng phụ chưa được ghi trên nhãn thuốc mà bạn có thể gặp phải. Khi gặp phải các tác dụng phụ trên bạn nên báo cho bác sĩ hoặc tới cơ sở y tế để được tư vấn xử trí.

Tương tác thuốc

Danh sách các thuốc có thể gây hạ đường huyết nghiêm trọng khi dùng kèm với insulin, với các triệu chứng như choáng váng, đói hoặc ra mồ hôi nhiều, bao gồm:

– Các thức uống có cồn;

– Thuốc ức chế men chuyển (ACEi) như lisinopril, quinadril, captopril, enalapril;

– Disopyramide;

– Thuốc hạ cholesterol máu nhóm fibrat;

– Kháng sinh nhóm sulfonamide như sulfadiazine, sulfamethoxazol, sulfasalazin;

– Thuốc chẹn thụ thể beta như metoprolol, bisoprolol, propranolol;

– Thuốc ức chế MAO như isocarboxazid, phenelzin;

– Một số thuốc khác như octreotide, thuốc trị tiểu đường dạng uống, propoxyphene, reserpine.

Bảo quản     

Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ẩm thấp và ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào thuốc. Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng. Để thuốc xa tầm tay trẻ em. Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Insulin® là thuốc gì?       
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Insulin® là thuốc gì?       
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Insulin® là thuốc gì?