Imipenem® là thuốc gì ?

Nếu bạn đang mắc các bệnh về nhiễm trùng mẫn cảm hoặc cần điều trị dự phòng các bệnh nhiễm trùng do phẫu thuật và các dạng nhiễm trùng mẫn cảm từ nhẹ tới trung bình thì hãy tìm hiểu về thuốc imipenem thông qua bài viết “imipenem là thuốc gì ?” ngay sau đây nhé.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Imipenem® là thuốc gì ?
Rate this post

Imipenem là thuốc gì?

Thuốc imipenem thuộc nhóm thuốc có khả năng điều trị các bệnh nhiễm trùng mẫn cảm, nhiễm trùng nặng, sử dụng để điều trị dự phòng về các bệnh nhiễm trùng do phẫu thuật và các dạng nhiễm trùng mẫn cảm khác. Imipenem – cilastatin có tác dụng hiệu quả trong nhiều loại nhiễm khuẩn, bao gồm nhiễm khuẩn tiết niệu và đường hô hấp dưới; nhiễm khuẩn trong ổ bụng và phụ khoa; nhiễm khuẩn da, mô mềm, xương và khớp. Thuốc đặc biệt chuyên điều trị những nhiễm khuẩn hỗn hợp mắc trong bệnh viện. Được điều trị nhiễm khuẩn do nhiều loại khuẩn hỗn hợp khi mà những thuốc khác không được sử dụng phổ biến hoặc chống chỉ định do có khả năng bị độc. Thuốc imipenem có dạng bột pha tiêm, thuốc tiêm tĩnh mạch: dùng 250 mg/20 ml, 500 mg/20 ml.

Chỉ định của thuốc imipenem

Có thể sử dụng thuốc imipenem bằng đường tiêm bắp hoặc vào tĩnh mạch cách nhau khoảng 6 – 8 tiếng hoặc dùng theo sự chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của bạn và khả năng đáp ứng điều trị để đưa ra liều lượng điều trị phù hợp. Bạn cần phải hiểu rõ về tất cả quy trình chuẩn bị cũng như là ướng dẫn sử dụng từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu bạn sử dụng thuốc này tại nhà.

Cần kiểm tra chất lượng thuốc trước khi sử dụng, xem sản phẩm có bị đổi màu hay không, có xuất hiện cặn hay không. Nếu có một trong 2 hiện tượng trên thì thuốc đó không còn an toàn nữa và cần xử lý, loại bỏ vật dụng y tế một cách an toàn. Thông thường các loại thuốc kháng sinh có tác dụng hiệu quả nhất là khi nồng độ thuốc trong cơ thể ở mức ổn định. Cho nên, bạn cần sử dụng thuốc cách khoảng thời gian đều nhau để thuốc phát huy hết tác dụng.

Sử dụng thuốc theo đúng liệu trình mà bác sĩ chỉ định, không tự ý bỏ hoặc tăng giảm liều lượng khi chưa có sự yêu cầu của bác sĩ. Việc ngưng thuốc quá sớm sẽ có nguy cơ tái nhiễm trùng. Thông báo với bác sĩ nếu sử dụng thuốc imipenem mà vẫn không khỏi hoặc có chuyển biến xấu để kịp thời chuyển hướng điều trị tích cực hơn.

Chống chỉ định của thuốc imipenem

  • Không sử dụng thuốc để điều trị cho những người quá nhạy cảm hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc nhất là imipenem – cilastatin hoặc các thành phần khác
  • Không sử dụng thuốc cho người bệnh có tiền sử nhạy cảm với các thuốc gây tê thuộc loại amid, và những người bệnh bị sốc nặng hoặc bị blốc tim vì dung dịch tiêm bắp pha loãng có lidocain hydroclorid, nên imipenem – cilastatin

Thận trọng khi sử dụng thuốc imipenem

  • Cần thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với imipenem, penicillin, cephalosporin hoặc bất kỳ các loại thuốc khác
  • Cần liệt kê các loại thuốc (bao gồm kê đon, không kê đơn) cho bác sĩ kiểm tra nhất là các loại kháng sinh và vitamin
  • Thông báo đầy đủ với bác sĩ nếu bạn có tiền sử về bệnh động kinh, chấn thương não, bệnh thận, bệnh gan hoặc các bệnh có liên quan đến đường tiêu hóa nhất là viêm đại tràng hoặc hen suyễn
  • Nếu bạn là người có thai hoặc dự định mang thai cũng như là trong giai đoạn cho con bú thì đừng ngần ngại mà hãy khai báo với bác sĩ để có những chỉ định chuẩn xác nhất
  • Nói với bác sĩ về bệnh tật của mình một cách đầy đủ và rõ ràng như bị bệnh về tiểu đường, phải thường xuyên kiểm tra lượng đường định kỳ,…
  • Quá mẫn cảm với các beta-lactam khác do khả năng dị ứng chéo;
  • Rối loạn hệ thần kinh trung ương như động kinh; rối loạn chức năng thận, suy gan.
  • Không sử dụng thuốc viên Clinitest vì thuốc này có thể cho kết quả dương tính giả

Liều lượng khi sử dụng thuốc imipenem

Đối với người lớn

  • Liều tiêm tĩnh mạch thông thường cho người lớn mắc bệnh nhiễm khuẩn mẩn cảm:
  • Kết hợp với cilastatin: (như thuốc imipenem khan) dùng 1-2 g mỗi ngày chia làm nhiều lần mỗi 6-8 giờ. Liều dùng 250 mg hoặc 500 mg được truyền trên 20-30 phút, và liều 750 mg hoặc 1 g truyền trong 40-60 phút. Tối đa: 4 g/ngày hoặc 50 mg/kg.
  • Liều tiêm tĩnh mạch thông thường cho người lớn phòng ngừa nhiễm trùng phẫu thuật
  • Tiêm 1 g để gây mê, tiếp tục tiêm 1 g 3 giờ sau đó, kèm với liều bổ sung 500 mg sau 8 và 16 giờ nếu cần thiết.
  • Liều tiêm bắp thông thường cho người lớn mắc bệnh nhiễm trùng mẫn cảm từ nhẹ đến trung bình: Tiêm 500 mg hoặc 750 mg mỗi 12 giờ.
  • Liều tiêm bắp thông thường cho người lớn mắc bệnh lậu không biến chứng: Tiêm 500 mg liều đơn

Đối với trẻ em

Liều tiêm tĩnh mạch thông thường cho trẻ em mắc bệnh nhiễm khuẩn mẩn cảm:

  • Trẻ em trên 40 kg: tương tự như liều người lớn.
  • Trẻ em trên 3 tháng tuổi và < 40 kg: 15-25 mg/kg tiêm truyền tĩnh mạch mỗi 6 giờ. Liều dùng ở mức 90 mg/kg thể được dùng cho trẻ lớn mắc bệnh xơ nang.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tháng tuổi:
  • Trẻ 4 tuần 3 tháng tuổi: dùng 25 mg/kg mỗi 6 giờ;
  • Trẻ 1-4 tuần tuổi: dùng 25 mg/kg mỗi 8 giờ;
  • Trẻ 1 tuần tuổi: dùng 25 mg/kg mỗi 12 giờ.

Tối đa:

  • Trẻ nặng trên 40 kg: dùng 4 g/ngày hoặc 50 mg/kg;
  • Trẻ nặng trên 40 kg: dùng 2 g/ngày.

Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc imipenem

Trong quá trình sử dụng thuốc imipenem có thể sẽ xảy ra các tác dụng không mong muốn ở một số đối tượng tùy từng cơ cơ địa mà sẽ có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nếu xảy r bất kỳ triệu chứng được liệt kê hay chưa liệt kê bạn cũng nên đến Trạm Y tế địa phương gần nhất hoặc thông báo cho bác sĩ để được điều trị kịp thời tránh gây nguy hiểm đến tính mạng và nên ngưng thuốc ngay lập tức khi có các triệu chứng như:

  • Bị mẫn đỏ, phát ban, mề đay
  • Bị bạch cầu ưa axit
  • Bị buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy
  • Bị thay đổi màu răng và lưỡi
  • Bị các bệnh viêm da, tróc vảy
  • Các vị trí tiêm tĩnh mạch bị đau và viêm
  • Bị biếng ăn, chán ăn

Tương tác giữa thuốc imipenem và các thuốc khác

Sự tương tác giữa các thuốc khi sử dụng đồng thời cùng một lúc với nhau sẽ làm tác dụng của thuốc giảm hiệu quả hoặc tăng ảnh hưởng các tác dụng không mong muốn, xảy ra các triệu chứng khiến bệnh tình nặng thêm. Cho nên, khi bạn muốn sử dụng thước imioenem để điều trị thì bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ và cần liệt kê đầy đủ các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm cả thuốc kê toa và không kê toa để bác sĩ dựa trên cơ sở đó mà sẽ cho bạn sử dụng liều lượng thuốc tương ứng. Bạn nên chú ý rằng không tự ý bỏ hoặc ngưng hay là tăng giảm liều lượng trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ, vì điều này có thể làm bạn tái nhiễm khuẩn và bệnh càng kéo dài. Sự tương tác thuốc có thể xảy ra:

  • Gia tăng nguy cơ co giật khi sử dụng với ganciclovir;
  • Ciclosporin có thể làm tăng độc tính thần kinh của ifosfamide; ifosfamide cũng có thể làm tăng nồng độ trong huyết thanh của ciclosporin;
  • Nồng độ thuốc có thể tăng lên do các tác nhân làm tăng thải trừ axit uric, có thể làm giảm hiệu quả của axit valproic; cần theo dõi cẩn trọng

Như trên là bài viết về imipenem là thuốc gì? Hy vọng sau khi theo dõi xong bài viết này bạn đã biết tác dụng cũng như là cách sử dụng thuốc một cách an toàn để bảo vệ sức khỏe gia đình. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để tránh xảy ra các trường hợp không mong muốn. Hãy đồng hành cùng lathuocgi.com để theo dõi nhiều bài viết hay khác nữa nhé.

Xem thêm :

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Imipenem® là thuốc gì ?
Rate this post

 

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Imipenem® là thuốc gì ?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Imipenem® là thuốc gì ?