Fenofibrate® là thuốc gì?

Xơ vữa động mạch là tổn thương do một khối vật chất bất thường hình thành bên trong động mạch làm cho lòng động mạch bị hẹp lại, hậu quả là sự vận chuyển máu trong cơ thể bị cản trở. Bệnh này có thể gây đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, và nặng nhất là tử vong. Vậy phải làm gì để tránh mắc bệnh xơ vỡ động mạch? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn thuốc Fenofibrate – một loại thuốc có tác dụng đặc biệt trong việc làm giảm các axit béo trong máu, giảm nguy cơ xơ vỡ mạch máu.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Fenofibrate® là thuốc gì?
Rate this post

Giới thiệu thuốc Fenofibrate 

Dạng điều chế:

Fenofibrate  thuộc nhóm thuốc trị rối loạn lipid máu, thuốc được điều chế dưới dạng viên nang và viên nén.

Tác dụng của thuốc fenofibrate:

– Fenofibrate giúp giảm cholesterol và triglyceride tức là làm giảm các axit béo trong máu, được chỉ định ngăn ngừa tình trạng tăng nguy cơ xơ vữa động mạch (tắc nghẽn động mạch).

– Chỉ định điều trị cholesterol cao và mức triglyceride cao.

Ngoài ra thuốc có thể được chỉ định hỗ trợ điều trị trong một số trường hợp khác không được liệt kê trên nhãn thuốc.

Liều dùng và cách dùng của thuốc Fenofibrate 

– Người lớn: Liều dùng đề nghị là uống 300 mg/ngày (1 viên 300 mg, uống vào một bữa ăn chính hoặc uống 3 lần, mỗi lần 1 viên 100 mg cùng với các bữa ăn).

Liều ban đầu thường là 200 mg một ngày (uống một lần hoặc chia làm 2 lần). Nếu cholesterol toàn phần trong máu vẫn còn cao hơn 4 g/l thì có thể tăng liều lên 300 mg/ngày. Cần duy trì liều ban đầu cho đến khi cholesterol máu trở lại bình thường; sau đó có thể giảm nhẹ liều hàng ngày xuống. Phải kiểm tra cholesterol máu 3 tháng một lần. Đối với bệnh tăng lipid nghiêm trọng, bạn uống 267mg/ngày. Bạn nên dùng thuốc với thức ăn.

– Trẻ em: để điều trị bệnh tăng lipid máu di truyền ở trẻ nhỏ, bạn cho trẻ uống 67mg/20 kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày, dùng với thức ăn.

Bạn có thể uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn. Tuy nhiên, nên dùng thuốc kèm với thức ăn để giảm tình trạng kích ứng dạ dày. Bên cạnh đó, nên uống cả viên thuốc với 1 ly nước đầy tránh nghiền, làm vỡ hoặc hòa tan viên nang hoặc viên nén fenofibrate mà hãy nuốt toàn bộ viên thuốc.

Trong khi sử dụng fenofibrate, bạn có thể cần xét nghiệm máu thường xuyên. Chức năng gan và túi mật của bạn cũng cần phải được kiểm tra.

Fenofibrate là thuốc dùng theo chỉ định bạn không nên tự ý sử dùng thuốc mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tác dụng không mong muốn có thể gặp khi dùng thuốc Fenofibrate   

Khi sử dụng thuốc fenofibrate bạn có thể gặp phải một số phản ứng phụ thường gặp như: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng, đau dạ dày nhẹ, đau lưng, đau đầu, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp như: đau cơ, yếu cơ không rõ nguyên nhân, đặc biệt nếu bạn bị sốt, mệt mỏi bất thường và nước tiểu có màu sẫm.

Trong một số ít trường hợp, fenofibrate có thể gây ra tình trạng phân hủy mô cơ xương, dẫn đến suy thận, đau nặng ở dạ dày trên lan ra sau lưng, buồn nôn và nôn mửa, nhịp tim nhanh, bị bầm, chảy máu bất thường (mũi, miệng, âm đạo, trực tràng), các đốm màu tím hoặc đỏ dưới da, đau ngực, ho đột ngột, thở khò khè, thở nhanh, ho ra máu, đau, sưng, nóng hoặc đỏ ở một hoặc cả hai chân.

Hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế gần nhất nếu bạn gặp pahri các triệu chứng trên để có hướng xử trí kịp thời.

Thận trọng trước khi dùng

Thận trọng khi dùng thuốc nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

Thận trọng nếu bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc fenofibrate.

Thận trọng khi dùng kết hợp fenofibrate với những thuốc khác.

Thận trọng khi định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi.

Thận trọng khi dùng thuốc nếu bệnh nhân đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý sau: bệnh thận, bệnh tiểu đường, bệnh tim, rối loạn tuyến giáp, bệnh thận nghiêm trọng (hoặc nếu bạn đang chạy thận), bệnh túi mật.

Những trường hợp chống chỉ định dùng thuốc Fenofibrate 

Chống chỉ định đối với các trường hợp sau:

– Suy gan nặng

– Suy thận nặng

– Trẻ em dưới 12 tuổi

– Bệnh nhân đang điều trị với các fibrate khác

Tương tác thuốc

Thuốc fenofibrate có thể tương tác với một số thuốc nếu dùng chung, tương tác thuốc làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.

Thuốc fenofibrate có thể tương tác với thuốc chống đông máu làm tăng tác dụng của thuốc chống đông và tăng nguy cơ xuất huyết.

Không nên phối hợp với thuốc ức chế men HMG Co-A reductase vì có thê làm tăng tác dụng ngoài ý muốn.

Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Bảo quản thuốc fenofibrate

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Qua bài viết trên, hi vọng bạn đã có thêm cho mình những hiểu biết về tác dụng, cách dùng thuốc cũng như một vài lưu ý để sử dụng thuốc fenofibrate hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe của mình khỏi các bệnh tăng mỡ máu và xơ vỡ động mạch. Cảm ơn bạn đã theo dõi.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Fenofibrate® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Fenofibrate® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Fenofibrate® là thuốc gì?