Cyanocobalamin® là thuốc gì?

Cyanocobalamin được biết đến là dạng tổng hợp của vitamin B12 được sử dụng để điều trị bệnh do thiếu vitamin B12. Tuy nhiên trên thực tế còn rất nhiều người chưa biết về loại thuốc này. Để giúp độc giả có thể hiểu rõ hơn về thuốc Cyanocobalamin, chúng ta cùng tìm hiểu Cyanocobalamin là thuốc gì qua bài viết sau đây.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Cyanocobalamin® là thuốc gì?
Rate this post

Thành phần hóa học

Hiện nay trên thị trường Cyanocobalamin được bào chế dưới thuốc viên nén sử dụng theo đường uống có hàm lượng cụ thể: 1mg, 500 microgam, 200 microgam.

Thuốc nhỏ mắt, thuốc tiêm đều có chứa thành phần chủ yếu là Cyanocobalamin.

Tác dụng của thuốc Cyanocobalamin

Thuốc Cyanocobalamin được sử dụng để điều trị cho tình trạng thiếu vitamin B12 ở những bệnh nhân thiếu máu ác tính.

Thuốc còn được sử dụng để điều trị thiếu máu, đau dây thần kinh.

Thuốc Cyanocobalamin có tác dụng giúp làm liền sẹo khi bị viêm giác mạc, loét giác mạc do chấn thương hoặc sử dụng khi ghép giác mạc.

Cách sử dụng và liều dùng

Cách sử dụng:Thuốc Cyanocobalamin dạng viên nén được sử dụng bằng đường uống trực tiếp với nhiều nước. Nên nuốt trọn viên thuốc, không nên cắn, nhai vỡ thuốc.

Thuốc Cyanocobalamin dạng nhỏ mắt được sử dụng trong vòng 15 ngày, đậy kín nắp sau khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả của thuốc.

– Liều dùng:

+Thuốc Cyanocobalamin dạng thuốc nhỏ mắt chỉ sử dụng từ 1 – 2 giọt/lần, ngày sử dụng từ 3-4 lần tùy tình trạng bệnh.

+Liều dùng thuốc Cyanocobalamin dạng đường uống theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ cho từng trường hợp bệnh cụ thể.

+ Thuốc tiêm chỉ được sử dụng trong các phòng khám, cơ sở y tế dưới sự theo dõi của bác sĩ điều trị.

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Cyanocobalamin

– Khi sử dụng thuốc Cyanocobalamin có thể gặp những tác dụng phụ ít nghiêm trọng như:

+ Đau đầu, chóng mặt, sốt, buồn nôn.

+ Một số triệu chứng về tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi…

+ Một số phản ứng về dị ứng: mẩn ngứa, rát, phát ban.

+ Lưỡi sưng hoặc ngứa, khớp đau…

Những tác dụng này có thể dần mất đi khi quen thuốc bạn không cần quá lo lắng, tuy nhiên nếu các triệu chứng trên không giảm mà có dấu hiệu ngày càng tăng và nặng hơn hãy gọi ngay cho bác sĩ để được giúp đỡ.

– Ngoài ra khi sử dụng thuốc Cyanocobalamin có thể gặp phải một số tác dụng nghiêm trọng khác như:

+ Đau ngực, khó thở ngay cả khi bạn vận động nhẹ;

+ Sưng môi,lưỡi, họng kèm theo sốt;

+ Tăng cân nhanh, sưng đỏ hoặc đau ở chân và tay

Khi gặp những tác dụng phụ được đề cập hoặc chưa được đề cập ở trên, hãy liên lạc với bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc nhờ sự trợ giúp của trung tâm cấp cứu 115.

Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc Cyanocobalamin đối với những bệnh nhân quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc hoặc nhạy cảm với Coban và Vitamin B12.

Không sử dụng thuốc nhỏ mắt Cyanocobalamin đối với bênh nhân đang sử dụng kính áp tròng.

Không sử dụng thuốc đối với những bệnh nhân mắc bệnh Leber.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Cyanocobalamin đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Cho đến nay vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu về việc sử dụng thuốc ở những đối tượng này, vì vậy hãy nói với bác sĩ nếu bạn có ý định sử dụng thuốc cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Trường hợp cần thiết phải cân nhắc giữa lợi ích từ việc điều trị và những nguy cơ có thể gặp phải.

Tương tác của thuốc Cyanocobalamin

Thuốc Cyanocobalamin có thể tương tác với một số loại thuốc khác làm gia tăng tác dụng phụ và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Vì vậy trước khi sử dụng thuốc hãy nói với bác sĩ các loại thuốc mà bạn đang sử dụng (gồm thuốc được kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng…), để tránh được những tương tác xấu ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc Cyanocobalamin như: thuốc kháng sinh, colchicin, methotrexate…

Thuốc Cyanocobalamin có thể tương tác với rượu, vì vậy không nên sử dụng rượu khi đang điều trị bằng Cyanocobalamin.

Bảo quản

Thuốc được bảo quản ở nhiệt độ phòng ở nơi khô ráo, tránh ẩm và tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Không để thuốc trong nhà tắm, ngăn đá tủ lạnh.

Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc

Chỉ sử dụng thuốc Cyanocobalamin khi có chỉ dẫn của bác sĩ. Không được tự ý sử dụng, tự ý tăng liều hoặc giảm liều hay ngưng sử dụng thuốc.

Nếu bạn quên một liều hãy sử dụng ngay khi nhớ lại càng sớm càng tốt, tuy nhiên nếu thời gian gần với liều kế kiếp hãy bỏ qua không nên sử dụng gấp đôi liều.

Khi sử dụng quá liều hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để có hướng điều trị phù hợp, để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.

Để điều trị bệnh thiếu máu ác tính phải sử dụng thuốc Cyanocobalamin thường xuyên, việc bỏ thuốc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về thuốc Cyanocobalamin và cách sử dụng thuốc. Hi vọng rằng qua bài viết độc giả sẽ biết cách sử dụng thuốc đúng cách, góp phần đem lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị. Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của độc giả, hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Cyanocobalamin® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Cyanocobalamin® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Cyanocobalamin® là thuốc gì?