Cefotaxime® là thuốc gì?

Cefotaxime là một loại thuốc kháng sinh dạng tiêm được dùng để điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, nó hoạt động bằng cách ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Và để nắm bắt rõ hơn về thông tin của Cefotaxime là thuốc gì, chúng ta cùng theo dõi bài viết sau nhé.

Cefotaxime là thuốc gì? Có tác dụng gì?

Cefotaxime là một loại thuốc kháng sinh dạng tiêm, thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ III, có phổ kháng khuẩn rộng.

Thuốc Cefotaxime được bào chế dưới dạng đường tiêm, thuốc hấp thu nhanh sau khi tiêm. Vì là kháng sinh phổ rộng nên thuốc Cefotaxime được phân bổ ở hầu hết các mô và dịch. Thuốc Cefotaxime đi qua nhau thai, qua sữa mẹ và qua dịch não tủy nên có tác dụng điều trị viêm màng não.

Thuốc Cefotaxime chuyển hóa ở gan và thải trừ chủ yếu qua thận.

Tác dụng của thuốc Cefotaxime

Cefotaxime là một loại thuốc kháng sinh được dùng để điều trị chống nhiễm khuẩn do các vi khuẩn gây nên như: Enterobacter, E. coli, Serratia, Shigella, Samonella, Haemophilus Influenzae, Haemophilus spp … các loại vi khuẩn kháng kháng sinh Cefotaxime: Enterococcus, Listeria, Staphylococus, ….

Cách dùng và liều dùng của thuốc Cefotaxime

* Liều dùng ở người lớn:

Liều dùng thông thường 1 – 2 g/ ngày, tiêm tĩnh mạch cách nhau 6 – 8 giờ. Liều tối đa 12g/ ngày.

Nhiễm khuẩn không biến chứng: 1g mỗi 12 giờ.

Nhiễm khuẩn vừa và nặng: 1 – 2g mỗi 8 giờ.

Nhiễm khuẩn huyết: 2g mỗi 6 – 8 giờ.

Nhiễm khuẩn đe doa tính mạng: 2g mỗi 4 giờ.

* Liều dùng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

Trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tuần tuổi: 50mg/kg/lần mỗi 12 giờ.

Trẻ sơ sinh từ 1 – 4 tuần tuổi: 50mg/kg/lần mỗi 8 giờ.

Trẻ nhỏ từ 1 tháng – 12 tuổi (dưới 50 kg): 50mg – 100mg/kg/ngày chia 2 lần.

Trẻ từ 13 tuổi trở lên liều dùng như người lớn.

Thuốc Cefotaxime qua được nhau thai và sữa mẹ nên chỉ dùng thuốc Cefotaxime cho bà mẹ mang thai và cho con bú khi thật cần thiết.

Chống chỉ định dùng thuốc Cefotaxime

Không dùng thuốc Cefotaxime cho người bệnh có tiền sử quá mẫn với Cefotaxime hoặc với kháng sinh khác thuộc nhóm cefalosporin, người có tiền sử sốc phản vệ do thuốc thuộc nhóm cefalosporin.

Không dùng thuốc Cefotaxime trên những bệnh nhiễm khuẩn do các vi khuẩn kháng thuốc Cefotaxime gây nên.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Cefotaxime

– Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc Cefotaxime, nếu không rõ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.

– Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ về liều dùng, liệu trình và cách dùng.

– Bạn nên bảo quản thuốc ở những nơi khô ráo, tránh những nơi ẩm ướt, tránh ánh nắng mặt trời và dưới nhiệt độ 30oC, để xa tầm tay của trẻ em.

– Nên sử dụng thuốc trước hạn dùng  trong vòng 3 tháng. Thuốc quá hạn sử dụng thì không nên tiếp tục uống, cần phải bỏ và tiêu hủy đúng cách, đúng nơi quy định, bảo vệ môi trường.

– Đối với kháng sinh nên uống vào cùng một thời điểm trong ngày để phát huy tác dụng thuốc tốt nhất.

Tác dụng không mong muốn có thể gặp khi dùng thuốc Cefotaxime

– Thuờng gặp:

+ Đau, chai cứng, dễ nhạy cảm và viêm tại chỗ tiêm.

+ Rối loạn đường tiêu hóa, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, phân nát.

+ Ăn không ngon, khô miệng, buồn nôn, nôn, viêm ruột.

+ Đau đầu, chóng mặt, bồn chồn, mất ngủ, mệt mỏi.

+ Ban đỏ, mày đay, ngứa, sốt

+ Tiểu nhiều vào ban đêm.

– Ít gặp:

+ Tiêu chảy nặng,

+ Sưng phù bàn tay, bàn chân

+ Đi cầu ra máu, giảm tiểu cầu, bạch cầu, giảm chỉ số hematocrit ( gây cô đặc máu).

+ Viêm gan, vàng da, vàng mắt

+ Nhịp tim nhanh

+ Đau ngực, khó thở

+ Suy thận cấp

– Hiếm gặp: nhiễm candida, ngứa và khó chịu ở âm đạo, viêm âm đạo.

– Nếu quá mẫn với thuốc Cefotaxime nên ngừng thuốc. Báo với bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc. Có thể xuất hiện các tác dụng phụ không được đề cập đến.

Thận trọng khi dùng thuốc Cefotaxime

Trước khi dùng thuốc Cefotaxime cần chắc chắn rằng bệnh nhân không có phản ứng mẫn cảm với thuốc Cefotaxime, hoặc những kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin. Hoặc bệnh nhân có tiền sử dị ứng với penicillin, bệnh nhân suy thận, phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú.

Thuốc an toàn cho người vận hành máy móc và lái tàu xe.

Quá liều khi sử dụng thuốc Cefotaxime và xử trí

Nếu trong khi điều trị hoặc sau điều trị mà bệnh nhân bị tiêu chảy nặng hoặc kéo dài thì phải nghĩ đến người bệnh bị viêm đại tràng có màng giả, đay là một triệu chứng rối loạn tiêu hóa nặng, cần phải ngưng dừng thuốc và báo với bác sĩ để được bác sĩ kê các loại kháng sinh thay thế có tác dụng lâm sàng điều trị viêm đại trang do C. difficile.

Nếu có triệu chứng ngộ độc cần dừng thuốc ngay và đưa người bệnh đến bệnh viện.

Tương tác giữa thuốc Cefotaxime với các loại thuốc khác

Thuốc Cefotaxime dùng cùng với colistin có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương thận.

Thuốc Cefotaxime dùng cùng với azlicillin, ở người bệnh bị suy thận có thể bị về não và bị cơn động kinh cục bộ.

Thuốc Cefotaxime dùng cùng với ureido – penicillin sẽ làm giảm độ thanh thải của Cefotaxime ở người bệnh có chức năng thận yếu.

Thức ăn và rượu, bia hay các chất kích thích có ảnh hưởng đến thuốc Cefotaxime

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng các chất kích thích hay ăn các loại thức ăn trong quá trình dùng thuốc.

Cám ơn sự quan tâm của bạn đọc!

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Cefotaxime® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Cefotaxime® là thuốc gì?