Azithromycin® là thuốc gì?

Trong các loại kháng sinh thì Azithromycin là một kháng sinh dễ sử dụng, mang lại hiệu quả cho các nhiễm khuẩn không cần điều trị ở bệnh viện. Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến tình trạng người bệnh sử dụng tràn lan và lạm dụng thuốc gây ra những tác dụng không tốt. Nhiều người vẫn còn hoang mang về tác dụng cũng như cách sử dụng thuốc. Vậy nên sử dụng Azithromycin như thế nào cho đúng cách để mang lại hiệu quả cao, mời bạn cùng theo dõi bài viết Azithromycin là thuốc gì dưới đây để hiểu rõ hơn về loại kháng sinh này nhé!

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Azithromycin® là thuốc gì?
5 (100%) 1 vote

Azithromycin
Azithromycin là thuốc gì?

Tổng quan về thuốc Azithromycin

Azithromycin là một kháng sinh tổng hợp thuộc phân nhóm kháng sinh macrolide. Azithromycin với thành phần chính là hoạt chất cùng tên, thuốc thuộc nhóm dược lý thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm.

Azithromycin còn có các tên biệt dược là Acizit 250, Ausmax, và AZ 500. Thuốc hấp thu nhanh và phân bố rộng khắp cơ thể, chủ yếu vào phổi, amidan, tiền liệt tuyến, bạch cầu hạt và đại thực bào, cao hơn trong máu nhiều lần nhưng nồng độ thuốc trong hệ thống thần kinh trung ương lại thấp hơn.

Tác dụng diệt khuẩn của Azithromycin là gắn với ribosom của vi khuẩn gây bệnh, qua đó ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn.

Azithromycin đạt nồng độ trong tế bào cao hơn so với trong huyết tương, vì vậy thuốc dùng điều trị vi khuẩn nội bào tốt. Azithromycin chuyển hoá ở hai dạng, thứ nhất là một lượng nhỏ Azithromycin bị khử methyl trong gan và được đào thải qua mật ở dạng không biến đổi, dạng thứ hai là không chuyển hoá. Thuốc thải trừ qua nước tiểu trong vòng 72 giờ dưới dạng không biến đổi khoảng 6%. Còn lại chủ yếu là tiết qua mật chủ yếu dưới dạng không đổi.

Azithromycin có hoạt phổ rộng trên cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm như Streptococcus, Pneumococcus, Staphylococcus aureus. So với Erythromycin thì sự tác dụng trên vi khuẩn Gram dương của Azithromycin yếu hơn, tuy nhiên trên một số vi khuẩn Gram âm thì Azithromycin lại hoạt động mạnh hơn.

Dạng và hàm lượng của thuốc Azithromycin

Azithromycin là thuốc kháng sinh dùng đường uống, được bào chế ở các dạng sau:

– Viên nang, viên nén, viên nén bao phim 250 mg, 500 mg.

– Hỗn dịch uống.

– Bột pha hỗn dịch uống.

– Bột pha tiêm.

– Bột pha si rô.

– Thuốc bột.

Chỉ định dùng thuốc Azithromycin

Azithromycin là một kháng sinh được chỉ định dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc như:

– Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bao gồm viêm phế quản, viêm phổi.

– Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm họng và viêm amidan.

– Các nhiễm khuẩn da và mô mềm.

– Viêm tai giữa.

Ngoài ra Azithromycin còn được dùng trong những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở cả nam và nữ, như điều trị nhiễm khuẩn đường sinh dục chưa biến chứng do Chlamydia trachomatis hoặc Neisseria gonorrhoeae không đa kháng.

Chống chỉ định dùng thuốc Azithromycin

Không dùng Azithromycin trong các trường hợp sau:

– Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc hay bất cứ kháng sinh nào thuộc nhóm macrolide.

– Người bị suy gan, suy thận cần thận trọng khi sử dụng thuốc.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai và các bà mẹ đang cho con bú cần phải thận trọng khi quyết định dùng thuốc Azithromycin bởi chưa có nghiên cứu chính xác nào khẳng định thuốc không có ảnh hưởng đến thời kỳ bào thai phát triển và em bé sơ sinh. Trong trường hợp không còn phương án nào khác mà phải dùng đến thuốc thì cần có sự đồng ý và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

Trường hợp nếu bạn đang dự định có bầu thì cũng nên trò chuyện để bác sĩ nắm được tình hình sức khỏe và chỉ định đơn thuốc thích hợp, tránh gây các ảnh hưởng tiêu cực không mong muốn.

Liều dùng của thuốc Azithromycin

Azithromycin được bào chế phần lớn dùng đường uống và chỉ uống mỗi ngày một lần duy nhất. Tuy nhiên, lời khuyên của bác sĩ là bạn nên uống Azithromycin trước khi ăn 1 giờ, hoặc sau khi ăn 2 giờ. Bởi vì thức ăn làm giảm khả dụng sinh học của thuốc tới 50%.

Trẻ em thì nên dùng dạng dung dịch uống, hoặc Azithromycin dạng si rô để dễ hấp thụ thuốc và để trẻ dễ uống do thuốc có vị ngọt .

Chúng tôi sẽ nêu liều dùng cụ thể thuốc Azithromycin của một vài dạng thuốc tiêu biểu và tương ứng với những mục đích điều trị khác nhau như sau:

Đối với người lớn:

– Trong các nhiễm Chlamydia trachomatis lây truyền qua đường tình dục: dùng liều đơn 1g, tương đương 2 viên nén Azithromycin 500mg.

– Những nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm khác: dùng 500 mg Azithromycin mỗi ngày, tương đương 1 viên nén. Dùng liên tục 3 ngày.

Đối với trẻ em dưới 14 tuổi:

– Viêm tai giữa cấp: ngày thứ nhất dùng 10mg/kg thể trọng một lần duy nhất trong ngày, những ngày sau dùng 5mg/kg, một lần duy nhất trong ngày.

– Viêm họng, viêm amidan do Streptococcus pyogenes: mỗi ngày 12mg/kg thể trọng uống 1 liều duy nhất, uống trong 5 ngày.

-Dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: 15mg/kg, uống cách 1 giờ trước khi phẫu thuật.

– Viêm phổi mắc tại cộng đồng: 10mg/kg thể trọng (tối đa 500mg) uống 1 lần vào ngày thứ nhất và mỗi ngày một liều 5mg/kg (tối đa 250 mg/ngày) cho ngày thứ 2 đến thứ 5.

– Bệnh mắt hột: 1 liều duy nhất 20mg/kg thể trọng (tối đa 1g) hoặc mỗi tuần một lần 20mg/kg trong 3 tuần hoặc cách 4 tuần một lần với liều 20mg/kg/lần, tổng liều 6 tuần.

– Nhiễm Escherichia coli (ETEC): uống mỗi ngày một lần10mg/kg thể trọng, trong 2 ngày.

– Thương hàn và nhiễm Salmonella: 20mg/kg thể trọng (tối đa 1g) ngày uống 1 lần, uống trong 5 – 7 ngày.

Liều dùng trên đây có thể được thay đổi bởi bác sĩ điều trị trong những trường hợp cần thiết để kết quả được tốt hơn. Cần lưu ý không nên dùng Azithromycin cho trẻ trong thời gian dài.

Nên điều chỉnh liều đối với bệnh nhân bị suy gan và suy thận với độ thanh thải dưới 40 ml/phút.

Tương tác thuốc Azithromycin

Việc sử dụng các loại thuốc khác nhau cùng một thời điểm có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Thành phần trong thuốc Azithromycin có thể xảy ra quá trình tương tác với một số thuốc kháng sinh hay điều trị bệnh khác.

Điều này dẫn đến việc thay đổi, biến dị tác dụng của thuốc và sinh ra những phản ứng không mong muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của người bệnh. Do đó, nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc chữa bệnh nào thì hãy trình bày với dược sĩ, bác sĩ để có phương án điều chỉnh thích hợp, đặc biệt khi sử dụng Azithromycin cần chú ý không dùng chung với các loại thuốc sau :

– Dẫn chất nấm cựa gà: không sử dụng đồng thời Azithromycin với các dẫn chất nấm cựa gà vì có khả năng ngộ độc.

– Các thuốc kháng acid: vì các thuốc này sẽ làm giảm sự hấp thu Azithromycin, nên khi cần thiết phải sử dụng thì Azithromycin chỉ được dùng ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi dùng các thuốc kháng acid.

– Các thuốc trong điều trị các bệnh lý về tá tràng, dạ dày như Cimetidin, Antacid: có thể làm thay đổi dược động học của Azithromycin. Tuy nhiên để không bị ảnh hưởng thì nên uống một liều Cimetidin, Antacid trước khi sử dụng Azithromycin 2 giờ.

– Cyclosporin: vì Azithromycin là kháng sinh nhóm macrolid, có thể gây trở ngại đến sự chuyển hóa của Cyclosporin, vì vậy nên theo dõi nồng độ Cyclosporin và điều chỉnh liều dùng của Cyclosporin cho thích hợp nếu cần thiết sử dụng đồng thời hai chất này.

– Digoxin: Azithromycin có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa Digoxin trong ruột và làm tăng hàm lượng Digoxin. Vì vậy khi sử dụng đồng thời 2 thuốc này, cần phải theo dõi nồng độ Digoxin.

– Warfarin: mặc dù Azithromycin không ảnh hưởng đến tác dụng chống đông máu của Warfarin và có thể sử dụng 2 thuốc này đồng thời, nhưng vẫn cần theo dõi thời gian đông máu của người bệnh.

Bên cạnh đó, một số thành phần trong các loại thực phẩm chức năng cũng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động, động dược và động lực học của thành phần thuốc Azithromycin. Bạn nên liệt kê danh sách những tên thuốc đang sử dụng và đưa cho bác sĩ trước khi nhận đơn thuốc có chứa Azithromycin.

Các thức uống chứa cồn và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, …cũng có thể gây tác dụng phụ nhất định, làm thay đổi hiệu quả điều trị của thuốc Azithromycin. Vậy nên trong quá trình dùng thuốc Azithromycin đẻ điều trị bệnh thì hãy tránh sử dụng các loại đó. Đặc biệt đối với trẻ em, người lớn tuổi và những người có cơ địa không tốt.

Nếu bạn đang có các vấn đề bệnh lý khác và đang điều trị bằng các loại thuốc hay kháng sinh khác thì cũng phải báo với bác sĩ, dược sĩ để có thể điều chỉnh liều lượng hoặc tránh dùng các tương tác cho hợp lý.

 Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Azithromycin

Azithromycin được dung nạp tốt ở hầu hết đối tượng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, khi bạn dùng thuốc không đúng cách hoặc tuân thủ không đúng chỉ định của bác sĩ, do kiêng cử hay do cơ thể phản ứng vì các loại thuốc tương tác, tình trạng sức khỏe không cho phép có thể làm nảy sinh ra những phản ứng tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình điều trị và đôi khi còn gây nguy hại đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người bệnh.

Do đó, bệnh nhân phải ngưng dùng Azithromycin tạm thời và trình bày với bác sĩ ngay lập tức nếu phát hiện thấy những triệu chứng bất thường ban đầu như sau:

– Rối loạn tiêu hoá: buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, trướng bụng, tiêu chảy.

– Phản ứng dị ứng: mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, ngủ gà.

– Ảnh hưởng gan: đôi khi có sự gia tăng có phục hồi men transaminase gan.

– Ảnh hưởng thính giác: Azithromycin có thể làm giảm khả năng nghe ở một số bệnh nhân sử dụng thuốc lâu dài. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể phục hồi khi ngưng thuốc.

– Hiếm gặp: giảm nhẹ bạch cầu trung tính nhất thời trong những thử nghiệm lâm sàng.

Những tác dụng kể trên không phải xuất hiện với tất cả người sử dụng thuốc mà còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Đặc biệt những tác dụng phụ trên thường xảy ra với những người lạm dụng, sử dụng  thuốc Azithromycin với liều lượng cao và kéo dài. Chính vì vậy, bất cứ bệnh nhân nào cũng không được tự ý dùng thuốc mà cần có sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ.

Những chú ý khác trong việc dùng thuốc Azithromycin

Azithromycin là một hoạt chất kháng sinh, và Azithromycin không có tác dụng đối với các bệnh do nhiễm virus như cảm lạnh, cảm cúm thông thường. Do đó việc sử dụng thuốc kháng sinh khi không cần thiết hoặc lạm dụng bất kỳ loại kháng sinh nào cũng có thể dẫn đến làm giảm hiệu quả của thuốc.

Azithromycin chỉ nên dùng cho những người bệnh dị ứng với penicilin, vì nguy cơ kháng thuốc.

Khi sử dụng Azithromycin hay bất kỳ các macrolide khác cần hết sức thận trọng vì khả năng gây dị ứng như phù thần kinh mạch và phản vệ rất nguy hiểm tuy ít xảy ra.

Trong quá trình sử dụng thuốc Azithromycin, phải quan sát các dấu hiệu bội nhiễm bởi các vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc, kể cả nấm.

Tóm lại, muốn dùng thuốc Azithromycin một cách đúng đắn và có hiệu quả thì cần ghi nhớ những điều sau:

– Khi khám bệnh và trước khi được kê đơn thuốc, cần báo cho bác sĩ biết về tình trạng của bạn như mức độ bệnh, triệu chứng bệnh, cơ địa, đặc điểm dị ứng của cơ thể, các cuộc phẫu thuật nếu có, tình trạng mang thai – cho con bú nếu có.

– Không tự ý dùng thuốc khi chưa thăm khám và chưa được bác sĩ hướng dẫn cụ thể. Trẻ em và người lớn tuổi cần được quan sát chặt chẽ để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

– Khi có dấu hiệu tác dụng phụ thì không tiếp tục dùng nữa, hãy báo cho bác sĩ biết và quyết định sau đó. Nếu tác dụng phụ nghiêm trọng thì phải lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý quá liều.

– Không dùng thuốc đồng thời với những loại thuốc, chất khác có tương tác đã được bác sĩ liệt kê.

Bảo quản thuốc Azithromycin

– Bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 15 đến 30 độ Cephalexin là thích hợp.

– Sau khi pha, hỗn dịch Azithromycin cho trẻ em có thể được sử dụng trong vòng 7 ngày trong điều kiện bảo quản thích hợp. Bảo quản hỗn dịch Azithromycin sau khi pha ở nhiệt độ dưới 30 độ. Không bảo quản trong tủ lạnh vì có thể làm tăng vị đắng của thuốc.

– Lắc kỹ hỗn dịch trước mỗi lần sử dụng.

– Giữ thuốc trong bao bì kín, tránh nơi ẩm ướt, tránh ánh sáng.

– Đặt thuốc tránh xa tầm với của trẻ nhỏ và thú nuôi.

– Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hư hỏng.

– Đối với thuốc không dùng nữa, phải tiêu hủy theo quy định hoặc tham khảo ý kiến dược sĩ, không vứt bừa bãi.

Trên đây là những thông tin về thuốc Azithromycin. Qua những thông tin mà bài viết mang lại, hi vọng đã cung cấp được cho bạn những điều cần biết về thuốc Azithromycin, công dụng, cách dùng cũng như những lưu ý quan trọng. Hiểu được Azithromycin là thuốc gì, chúng tôi tin rằng bạn sẽ biết được thêm về một loại kháng sinh tốt, dễ sử dụng để có thể dùng khi cần thiết. Cảm ơn sự quan tâm của bạn dành cho bài viết. Chúc bạn dùng thuốc an toàn, hiệu quả!

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Azithromycin® là thuốc gì?
5 (100%) 1 vote

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Azithromycin® là thuốc gì?
5 (100%) 1 vote
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Azithromycin® là thuốc gì?