Axit salicylic® là thuốc gì?

Axit salicylic hay còn được gọi là Beta Hydroxy Acid (BHA), là một dạng axit gốc dầu. Chính vì nhờ đặc tính gốc dầu nên hoạt chất này không hề bị cản trở bởi dầu mà ngược lại còn có khả năng xuyên qua các lỗ chân lông chứa đầy các bã nhờn, phá vỡ các tế bào chết bị dính vào nhau trong lỗ chân lông, từ đó loại bỏ các bã dầu tắc nghẽn gây nên mụn đầu đen và mụn đầu trắng đồng thời kiểm soát lượng dầu dư thừa. Vậy để hiểu chi tiết hơn Axit salicylic là thuốc gì, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Axit salicylic® là thuốc gì?
Rate this post

Axit salicylic là thuốc gì? Các đặc điểm của thuốc

Axit salicylic thuộc nhóm dược lý điều trị mắt, tai, mũi, họng, là thuốc làm tróc lớp sừng da, chống tiết bã nhờn, trị vẩy nến, là chất ăn da. Axit salicylic hấp thu dễ dàng qua da và bài tiết dễ dàng qua nước tiểu, thuốc được dùng để làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ khi bôi trên da

Các dạng và hàm lượng có trong thuốc

  • Xà phòng, dùng ngoài: 1%.
  • Kem sữa, dùng ngoài:  2%, 6%.
  • Dạng bọt, dùng ngoài: 6%.
  • Thuốc mỡ, dùng ngoài: 3%, 5%.
  • Gel, dùng ngoài: 1%, 2%, 3%, 6%, 17%, 17.6%.
  • Dung dịch, dùng ngoài: 2%, 3%, 16.7%, 17%, 17.6%.
  • Miếng dán: 0.5%, 1%.
  • Dầu gội đầu: 2%, 3%, 6%.

Tác dụng của thuốc Axit salicylic  là gì?

  • Chống viêm, trị mụn, và kiểm soát nhờn.
  • Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng cho da.

Liều dùng thuốc

Đối với người lớn

Liều dùng thông thường cho người lớn điều trị mụn trứng cá:

  • Thuốc dán Axit Salicylic 1%: Rửa sạch vùng bị ảnh hưởng, dán 2 – 3 lần/ ngày. Nếu vùng bị toa thuốc bị khô, giảm liều dùng một lần/ ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn điều trị rối loạn về da:

  • Axit Salicylic 16,7% dạng lỏng bôi tại chỗ: Rửa sạch và làm khô, thoa 1 lượng đủ để che phủ mỗi mụn cóc 1 đến 2 lần mỗi ngày.
  • Axit Salicylic 6% dạng  kem bôi tại chỗ: Thoa lên vùng bị ảnh hưởng mỗi ngày/ lần, làm ẩm vùng đó trong 5 phút trước khi sử dụng, nên bôi vào ban đêm và rửa sạch vào buổi sáng.
  • Axit Salicylic 6% kem sữa: Thoa lên vùng bị ảnh hưởng mỗi ngày một lần, làm ẩm vùng đó trong 5 phút trước khi sử dụng nếu có thể, bôi vào ban đêm, rửa sạch vào buổi sáng.
  • Axit Salicylic 6% dạng bọt bôi tại chỗ: Thoa lên vùng bị ảnh hưởng mỗi ngày một lần vào giờ đi ngủ. Làm ẩm vùng đó trong 5 phút trước khi sử dụng nếu có thể. Rửa sạch vào buổi sáng.
  • Axit Salicylic 3% dạng xà phòng bôi tại chỗ: Thoa lên vùng ảnh hưởng tối thiểu 2 lần/ tuần, để bọt trên da đầu hoặc da hai phút và sau đó rửa sạch, lặp lại nếu cần thiết.

Đối với trẻ em

Miếng dán Axit Salicylic 1%:

Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Rửa sạch vùng bị ảnh hưởng. Thoa 2 đến 3 lần mỗi ngày. Nếu vùng bị ảnh hưởng bị khô, giảm liều dùng một lần một ngày.

Chỉ định dùng thuốc

Thuốc Axit salicylic được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Trứng cá thường.
  • Kích ứng mắt mãn không do nhiễm trùng.
  • Loại bỏ các loại mụn cơm thông thường và ở bàn chân.
  • Chứng tăng sừng khu trú ở gan bàn tay và chân.
  • Viêm da tiết bã nhờn, vảy nến ở mình hoặc da đầu, các trường hợp bệnh da tróc vảy khác.

Chống chỉ định

Khi sử dụng thuốc bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, đặc biệt các trường hợp sau cần lưu ý chống chỉ đinh.

  • Mẫn cảm với thành phần nào của thuốc.
  • Không dùng diện rộng trên da, da bị nứt nẻ, dễ nhạy cảm hoặc trên niêm mạc.
  • Bệnh về mạch máu, đái tháo đường.
  • Bệnh cúm, thủy đậu, bệnh thận, gan.

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc

Khi dùng thuốc Axit salicylic sẽ xảy ra các tác dụng phụ như:

  • Dùng Axit salicylic lâu ngày trên diện rộng sẽ bị ngộ độc Salicylat với các triệu chứng như: đau đầu nặng hoặc liên tục, chóng mặt, lú lẫn, thở nhanh, tiếng rung hoặc có tiếng vo vo bên tai.
  • Điều trị mụn cơm ở nồng độ cao sẽ gây ăn da và làm mụn cơm dễ lan rộng ra.
  • Kích ứng da nhẹ, có cảm giác bị châm đốt.
  • Khó thở, ngất xỉu
  • Khô và bong tróc da;
  • Phát ban hoặc ngứa;
  • Đỏ da, khan cổ.
  • Sưng mắt, mặt, môi, hoặc lưỡi.
  • Da ấm bất thường.

Khi bắt gặp hiện tượng lạ, bạn cần phải quan sát và xem xét diễn biến tình hình để xử lí. Nếu nặng trung tâm y tế, hoặc các chuyên gia sức khỏe gần nhất để điều trị kịp thời.

Cách bảo quản

  • Tránh ẩm và ánh nắng trực tiếp mặt trời.
  • Bảo quản ở 25 độ, khi nào dùng mới mở ra.
  • Khi thuốc có hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu chuyển màu không nên tiếp tục sử dụng.
  • Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.
  • Không nên vứt thuốc vào toalet hay đường ống dẫn trừ khi có yêu cầu.
  • Hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng nữa.

Các vấn đề cần lưu ý khi dùng thuốc

Trước khi dùng axit salicylic , bạn cần báo cho bác sĩ biết nếu:

  • Bạn từng bị dị ứng với thuốc này hoặc bất kì thuốc nào khác.
  • Bạn bị bất kì dị ứng nào với thực phẩm, chất bảo quản, động vật,… nào.
  • Bạn đang dùng hoặc dự định dùng loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin, các chất dinh dưỡng, thảo dược .
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Bạn đang mắc các bệnh như: bệnh về mạch máu, đái tháo đường, bệnh cúm, thủy đậu, bệnh gan, thận.

Tương tác thuốc

  • Tương tác thuốc salicylic có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng các tác dụng phụ. Vì vậy bạn cần liệt kê danh sách các thuốc, thảo dược, thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng cho bác sĩ biết.
  • Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Bạn cần báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề nào.
  • Khi dùng chung với một loại thuốc nhỏ mắt khác, nên dùng cách nhau 15 phút.
  • Để tránh sự kích ứng da và lột tẩy quá mức bạn cần thận trọng khi sử dụng thuốc với các sản phẩm tẩy rửa chứa alcohol , sản phẩm trị mụn hay lột da có chứa: benzoyl peroxide, resorcinol, sulfur,…, các mỹ phẩm làm khô da.

Bạn cần làm gì khi quá liều?

Khi sử dụng thuốc quá liều salicylic có thể xuất hiện các triệu chứng như: thở sâu, ù tai, điếc, ra mồ hôi, giãn mạch.

Cách điều trị: rửa dạ dày theo dõi độ pH huyết tương, nồng độ Salicylat trong huyết tương và các chất điện giải. Có thể kiềm háo nước tiểu bắt buộc để tăng bài niệu, nếu nồng độ Salycylat trong huyết tương trên 500mg/ lít ở người lớn hoặc 300mg/ lít ở người lớn.

Trên đây là một số thông tin tham khảo về thuốc Axit salicylic, hi vọng đã cung cấp những kiến thức cần thiết cũng như những lưu ý khi dùng thuốc, góp phần nâng cao kiến thức y khoa cho bạn đọc.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Axit salicylic® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Axit salicylic® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Axit salicylic® là thuốc gì?