Atenolol® là thuốc gì?

Ngày nay bệnh tăng huyết áp ngày càng phổ biến và trở thành căn bệnh thời đại, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây đột quỵ hay nguy hiểm đến tính mạng. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm điều trị tăng huyết áp rất tốt, trong đó không thể không nhắc đến Atenolol. Chúng ta hãy cùng tham khảo thông tin bên dưới để biết rõ hơn Atenolol là thuốc gì.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Atenolol® là thuốc gì?
Rate this post

Atenolol là thuốc gì? Các đặc điểm của thuốc Atenolol

Atenolol (Tenormin) thuộc nhóm chẹn beta có tác dụng làm giảm lực co cơ và giảm tần số tim, tác động ức chế sự xuất hiện các xung thần kinh ở một số bộ phận của cơ thể. Kết quả, Atenolol làm tim đập chậm hơn và hạ huyết áp. Khi huyết áp thấp đi, lưu lượng máu đến tim nhiều hơn nên nó còn giúp giảm đau thắt ngực và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

– Atenolol không phải chỉ được chọn trong điều trị rối loạn nhịp tim mà còn được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với nhiều loại thuốc khác để điều trị các bệnh như suy tim, các triệu chứng khi cai rượu, chứng đau nửa đầu..

– Thuốc có tác dụng tương đối an toàn, khả năng hấp thu tốt và ít gây các tác dụng phụ nghiêm trọng. Atenolol tác động lên tim với những cách sau:

+ Giảm lực co bóp của cơ tim và giảm tần số co bóp của tim.

+ Có khả năng đối kháng với chứng nhịp tim nhanh do catecholamine tại vị trí thụ thể beta trên tim, catecholamine chính là chất hóa học gây co mạch nên làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Catecholamine được cơ thể tiết ra trong trường hợp người bệnh gắng sức hoặc khi căng thẳng, hồi hộp, stress kéo dài.

+ Ðể điều trị tăng huyết áp, nếu cần, có thể kết hợp atenolol với thuốc chống tăng huyết áp khác, chủ yếu là thuốc lợi niệu và/hoặc thuốc giãn mạch ngoại biên.

Khoản 50% liều Atenolol uống được hấp thu qua đường tiêu hóa, phần còn lại được đào thải qua phân dưới dạng không đổi. 6 – 16% gắn với protein huyết tương, nồng độ tối đa trong huyết tương đạt khoảng 2 – 4 giờ. Nồng độ đỉnh trung bình trong huyết tương của atenolol lần lượt từ 300 đến 700ng/ml sau khi uống 50 đến 100 mg. Thời gian bán hủy khoản 6 – 7 giờ. Atenolol được phân bố rộng rãi vào các mô ngoài mạch nhưng chỉ có một lượng nhỏ được tìm thấy trong hệ thần kinh trung ương.

Atenolol chỉ được chuyển hóa một lượng nhỏ; dưới 10% của liều dùng được bài tiết là chất chuyển hóa ở ngừơi. Phần lớn liều thuốc dùng được bài tiết qua thận dưới dạng không thay đổi. Tác dụng trên mạch và huyết áp dài hơn và duy trì được ít nhất 24 giờ. Nửa đời trong huyết tương của thuốc tăng lên đối với người có chức năng thận giảm và không bị ảnh hưởng bởi bệnh gan. Tuy nhiên, nồng độ trong máu của thuốc thường tăng theo tuổi. Nếu atenolol được dùng cùng với thức ăn, khả dụng sinh học của thuốc giảm ít nhất là 20%.

Liều dùng thuốc Atenolol

– Sử dụng thuốc này thường xuyên để có được hiệu quả tốt nhất. Để giúp bạn nhớ, hãy dùng thuốc tại một cùng một thời điểm mỗi ngày. Điều quan trọng là phải tiếp tục dùng thuốc này ngay cả khi bạn đã cảm thấy tốt hơn.

-Cũng giống như các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim khác, liều dùng phải được chỉ định trong từng trường hợp cụ thể:

+ Tăng huyết áp: Liều khởi đầu của atenolol là 25 – 50 mg/ngày/lần. Nếu vẫn chưa đạt đáp ứng tối ưu trong vòng 1 hoặc 2 tuần, nên tăng liều lên tới 100 mg/ngày hoặc kết hợp với thuốc lợi niệu hoặc thuốc giãn mạch ngoại biên. Tăng liều quá 100 mg cũng không làm tăng hơn hiệu quả chữa bệnh.

+ Ðau thắt ngực: Liều bình thường của atenolol là 50 – 100 mg/ngày.

+ Loạn nhịp nhanh trên thất: Liều bình thường là 50 – 100 mg/ngày.

+ Nếu chức năng thận giảm, cần giảm liều hoặc kéo dài khoảng cách giữa các liều:

Khi độ thanh thải của creatinin bằng 15 – 35 ml/phút, liều tối đa là 50 mg/ngày.

Khi độ thanh thải của creatinin dưới 15 ml/phút, liều tối đa là 50 mg/ngày, cứ 2 ngày dùng một liều.

+ Nhồi máu cơ tim: cần điều trị sớm. Tiêm tĩnh mạch 5 mg (trong 5 phút). 10 phút sau, tiêm nhắc lại 1 liều. Người cao tuổi có thể tăng hoặc giảm nhạy cảm với tác dụng của liều thường dùng.

Nếu người bệnh dung nạp được tổng liều (10 mg) tiêm tĩnh mạch, cần bắt đầu điều trị atenolol uống 10 phút sau lần tiêm cuối cùng: Bắt đầu uống 50 mg, 12 giờ sau đó uống thêm 50 mg nữa. Uống tiếp trong 6 – 9 ngày hoặc cho đến khi xuất viện, mỗi ngày 100 mg, uống 1 lần hoặc chia 2 lần.

 

Tác dụng không mong muốn của Atenolol khi dùng trị rối loạn nhịp

Một số tác dụng phụ của Atenolol đã được ghi nhận bao gồm:

– Nhịp tim chậm hoặc không đều.

– Đau đầu, chóng mặt, choáng ngất.

– Đau bụng, buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy, chán ăn.

– Phù bàn chân, lạnh bàn tay bàn chân.

– Trầm cảm.

– Giảm ham muốn tình dục, rối loạn giấc ngủ.

– Khó thở, có thể gây tăng hoặc hạ đường huyết cấp.

Gọi cho bác sĩ khi có triệu chứng bất thường xảy ra hoặc đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế địa phương.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Atenolol

Cho dù là khá an toàn nhưng trong quá trình sử dụng muốn đạt hiệu quả điều trị cao  cần lưu tâm đến các vấn đề sau:

– Tuân thủ chỉ định của bác sỹ điều trị. Đừng tự ý ngưng sử dụng thuốc vì nó có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh.

– Thuốc có thể gây ra tác dụng không mong muốn như chóng mặt hoặc buồn ngủ. Vì vậy hãy cẩn thận khi bạn lái xe hoặc làm bất cứ công việc nào đòi hỏi sự tỉnh táo cao.

– Tránh sử dụng cùng với rượu vì có thể gây tăng tác dụng phụ của thuốc.

– Không sử dụng Atenolol khi bạn có nhịp tim chậm, block tim hoặc bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

– Thận trọng khí sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú vì thuốc có thể gây độc cho con của bạn.

– Cần tạm thời ngưng không sử dụng atenolol trước khi làm phẫu thuật, bạn nên thông báo với bác sỹ về việc sử dụng thuốc này.
Ngoài ra, khi bạn gặp phải các dấu hiệu như nhịp tim không đều, hơi thở ngắn, ngất, co giật…. hãy gọi ngay cho cấp cứu 115 vì đó có thể là dấu hiệu quá liều atenolol.

Bảo quản thuốc

– Bảo quản ở nhiệt độ phòng không quá 30 độ, tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp.

– Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi ý kiến bác sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

– Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng quá 60 tháng kể từ ngày sản xuất.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Atenolol® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Atenolol® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Atenolol® là thuốc gì?