Acid Folic® là thuốc gì?

Trong quá trình mang thai, chắc hẳn các mẹ thường nghe nói nhiều về Acid Folic và sắt cũng như tầm quan trọng của hai chất này cho bà bầu trong thai kỳ hoặc cho những người thiếu máu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu Axit Folic là thuốc gì và có chức năng gì trong cơ thể chúng ta. Bài viết dưới đây xin khái quát những thông tin cơ bản về thuốc Acid Folic cũng như công dụng và những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc. mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Acid Folic® là thuốc gì?
Rate this post

Sơ lược về thuốc Acid Folic

Acid Folic là Vitamin thuộc nhóm B. Thuốc có nhiều dạng, bao gồm: dạng viên nang, dung dịch, viên nén. Tùy theo từng loại mà thuốc Acid Folic cũng có những hàm lượng khác nhau từ 0,4 mg; 0,8 mg; 1 mg đến 5 mg. Chế phẩm có thể phối hợp đa với các loại Vitamin khác nhau hoặc sắt với hàm lượng khác nhau để uống. Ngoài ra, thuốc dưới dạng dung dịch có thể tiêm bắp, tĩnh mạch hoặc dưới da, dưới dạng muối của Acid Folic 5 mg/ml.

Cơ chế hoạt động của thuốc Acid Folic

Khi xâm nhập vào cơ thể con người, Acid Folic được khử thành Tetrahydrofolat là Coenzym của nhiều quá trình chuyển hóa mà trong đó có tổng hợp các Nucleotid có nhân Purin hoặc Pyrimidin. Nhờ đó, Tetrahydrofolat có ảnh hưởng lên tổng hợp DNA. Khi có vitamin C, Acid Folic được chuyển thành một chất gọi là Leucovorin dùng trong quá trình tổng hợp DNA và RNA. Quá trình tổng hợp Nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường không thể thiếu Acid Folic bở thiếu Acid Folic sẽ gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ. Ngoài ra, Acid folic cũng tham gia vào một số quá trình như: biến đổi Acid Amin, quá trình hình thành và sử dụng Format.

Acid Folic được hấp thu rất nhanh và phân bố ở các mô trong cơ thể, sau đó được phóng thích nhanh ở dạ dày và hấp thu chủ yếu ở đoạn đầu ruột non. Thuốc Acid Folic được tích trữ chủ yếu ở gan và được tập trung tích cực trong dịch não tủy. Mỗi ngày, tính trung bình có khoảng 4 – 5 microgam Acid Folic được đào thải qua nước tiểu. Acid Folic có thể đi qua nhau thai và có ở trong sữa mẹ.

Tác dụng của Axit Folic

Acid Folic được xem là “super man” có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh của bào thai, đảm bảo cho thai nhi phát triển tốt. Việc bổ sung Acid Folic trong quá trình thai kì sẽ giúp hạn chế nguy cơ hở môi và vòm miệng ở thai nhi, giảm rủi ro sinh non, nhẹ cân, sẩy thai, phát triển kém trong bụng mẹ. Ngoài ra Acid Folic có khả năng làm giảm những tình trạng bất thường của thai nhi như: biến chứng thai kỳ, giảm nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh, bệnh não bị suy thoái Alzheimer.

Chỉ định dùng thuốc Axit Folic

Acid Folic được dùng trong điều trị và phòng tránh tình trạng thiếu Acid Folic, trừ trường hợp do chất ức chế và do Dihydrofolat Reductase. Thuốc chỉ có thể bổ sung Acid Folic do thiếu chất này từ trong chế độ ăn hay từ việc thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ (kém hấp thu, ỉa chảy kéo dài). Ngoài ra thuốc còn được dùng để bổ sung Acid Folic cho người mang thai, người đang được điều trị bệnh sốt rét hay lao, người bệnh đang điều trị bằng các thuốc kháng Acid Folic như Methotrexat, người đang điều trị bệnh động kinh bằng các thuốc như Hydantoin, người đang điều trị bệnh thiếu máu hoặc tan máu khi nhu cầu Acid Folic tăng lên.

Chống chỉ định và thận trọng khi dùng Axit Folic

Đối với bệnh nhân điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ nhưng chưa chẩn đoán được chắc chắn, không nên sử dụng Acid Folic riêng biệt hoặc dùng phối hợp với Vitamin mà liều lượng chưa đủ. Đối với trường hợp này, bạn cần chắc chắn bệnh của mình và sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc dùng Acid Folic một cách đơn độc sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa tủy sống bán cấp.

Cần thận trọng ở người bệnh có thể bị khối u phụ thuộc Folat.

Trong thời kì mang thai, Acid Folic cần bổ sung nhất là những người đang được điều trị động kinh hay sốt rét bởi các thuốc điều trị các bệnh này có thể gây thiếu hụt Acid Folic. Trong thời kỳ cho con bú, Acid folic vẫn có thể sử dụng được. Chất này thường được bài tiết nhiều vào sữa mẹ, nhờ vậy, thông qua sữa mẹ, con sẽ được cung cấp dưỡng chất thiết yếu trong quá trình hình thành và tái tạo máu. Tuy nhiên, ở những phụ nữ có dinh dưỡng kém, khi cho con bú như vậy có thể dẫn đến thiếu Acid Folic nặng và thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ ở người mẹ. Ðối với những người bệnh này cho thấy tình trạng thiếu acid folic liên quan đến thời gian cho con bú.

Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Axit Folic

Acid Folic được xem là một chất dung nạp tốt và ít gây ra những phản ứng phụ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, người sử dụng thuốc vẫn có thể sẽ có những triệu chứng như: ngứa, nổi ban, mày đay… Trong trường hợp đặc biệt có thể xảy ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Tuy nhiên, tùy theo cơ địa của mỗi người mà thuốc có thể gây ra những phản ứng phụ khác nhau. Vì thế, bạn đừng quá chủ quan cũng đừng quá lo lắng. Nếu có bất kì một dấu hiệu bất thường trên cơ thể, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có thể thăm khám và có biện pháp kịp thời.

Liều lượng và cách dùng thuốc Axit Folic

Liều lượng cho trẻ em hơn 1 tuổi và người lớn là như nhau. Thông thường, người bệnh sẽ dùng liều khởi đầu là 5 mg mỗi ngày, trong 4 tháng (trường hợp kém hấp thu, có thể cần tới 15 mg mỗi ngày), sau khi tình trạng bệnh nhân ổn hơn, dùng liều duy trì 5 mg nhưng cứ 1 – 7 ngày một lần tùy theo tình trạng bệnh.

Đối với trẻ em đưới 1 tuổi, nên sử dụng 500 microgam/kg mỗi ngày;

Một điều lưu ý là trong quá trình mang thai, để đảm bảo sức khỏe của người mẹ và thai nhi, tất cả phụ nữ mang thai nên được ăn uống đầy đủ hay uống thêm Acid Folic nhằm duy trì nồng độ Acid Folic bình thường trong thai với liều lượng 200 – 400 microgam mỗi ngày. Riêng với những phụ nữ đã có tiền sử mang thai lần trước mà thai nhi bị bất thường ống tủy sống, thì có nguy cơ cao thai nhi sau có thể mắc bệnh này. Trong trường hợp này, người mẹ nên dùng 4 – 5 mg Acid Folic mỗi ngày bắt đầu trước khi mang thai và tiếp tục suốt 3 tháng đầu thai kỳ.

Bảo quản thuốc Acid Folic

Cần bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không nên bảo quản trong phòng tắm và trong ngăn đá tủ lạnh bởi nhiệt độ của phòng tắm và tủ lạnh có thể làm thay đổi thành phần và thay đổi cấu tạo thuốc. Bạn cần pahir nhớ, mỗi loại thuốc có một cách bảo quản khác nhau tùy thuộc vào hàm lượng và dạng bào chế của thuốc. Điều này thường đã được in trên nhãn mác, bao bì, vì thế, trước khi sử dụng thuốc cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách bảo quản thuốc sao cho phù hợp.

Lưu ý:

Không được sử dụng thuốc một cách đơn độc mà không có sự kết hợp với các Vitamin và các dưỡng chất khác nhằm đảm bảo việc cung cấp đầy đủ Acid Folic trong quá trình tổng hợp máu.

Acid Folic có thể tìm thấy ở các loại thực phẩm như: đậu phụ, đậu đen, đậu đỏ: các loại trái cây như cam, bơ và cà chua; những thực phẩm có màu xanh lá cây, các loại rau lá mầm và cải bắp, rau bina. Thậm chí Acid Folic còn được tìm thấy ở gạo lức và các loại gạo còn nguyên cám khác, ngũ cốc. Tuy nhiên, Acid Folic cũng như các loại Vitamin khác đều rất dễ bị phân hủy khi nấu do đó khi chế biến khuyến khích bạn nên hấp, sử dụng lò vi sóng, hoặc xào sơ chứ không nên nấu quá lâu bởi làm vậy sẽ khiến thực phẩm mất chất.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc Acid Folic. Hi vọng những điều trên sẽ có ích với bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Acid Folic® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Acid Folic® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Acid Folic® là thuốc gì?