Vancomycin® là thuốc gì?

Vancomycin được biết đến là một loại kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế quá trình sinh tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn. Để hiểu rõ hơn về thuốc Vancomycin và có cách sử dụng cho phù hợp, bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề “Vancomycin là thuốc gì?”

xen

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Vancomycin® là thuốc gì?
Rate this post

Thành phần và tác dụng thuốc  vancomycin

Vancomycin là thuốc có dạng bột đông khô có kèm ống dung môi để pha, thường được sử dụng bằng đường tiêm tĩnh mạch có hàm lượng như sau: lọ 500 mg/100 ml; 750 mg/150 ml; 1000mg/200 ml.

Bên cạnh đó còn có thuốc Vancomycin dạng viên được sử dụng bằng đường uống để điều trị tiêu chảy do khuẩn Clostridium difficile (đây là loại vi khuẩn gây nên tình trạng tiêu chảy nặng), và còn được dùng để điều trị viêm ruột .

Tác dụng của thuốc vancomycin

– Thuốc Vancomycin là  thuốc kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế quá trình sinh tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn, ở giai đoạn sớm. Thuốc còn tác động đến tính thấm màng tế bào và quá trình tổng hợp RNA của vi khuẩn. Thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh nặng về thận và tim.

– Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng do tụ cầu vàng kháng Methicillin (nk thần kinh trung ương, viêm nội tâm mạc, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tủy xương).

– Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram (+) cho các bệnh nhân dị ứng với Penicillins hoặc Cephalosporins như: viêm màng trong tim nhiễm khuẩn, viêm màng trong tim có lắp van nhân tạo, hay nhiễm khuẩn máu nặng do tụ cầu mà những loại thuốc kháng sinh khác không có tác dụng (nhiễm khuẩn do S. aureus kháng isoxazolyl – penicilin, hay phổ biến hơn là S. epidermidis kháng isoxa – penicilin).

– Có tác dụng điều trị dự phòng trong phẫu thuật tim, mạch máu, xương và khớp trên những bệnh nhân có nguy cơ cao nhiễm khuẩn Gram (+) (Chỉ dùng một liều duy nhất trước khi phẫu thuật). Như điều trị dự phòng trước khi phẫu thuật phụ khoa, phẫu thuật ở đường ruột với bệnh nhân dị ứng penicilin.

Liều dùng và cách sử dụng thuốc  vancomycin

Thuốc thường sử dụng  bằng đường tiêm tĩnh mạch từ 1 – 2 lần/ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc nên được tiêm, liều dùng dựa trên tình trạng sức khỏe, cân nặng, chức năng thận của bạn.

Không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà. Trong trường hợp cần thiết hãy nhờ đến sự trợ giúp của nhân viên y tế và bác sỹ điều trị .

Liều dùng thuốc vancomycin cho người lớn như thế nào?

Đối với người lớn bị nhiễm khuẩn:

+Sử dụng thuốc để tiêm tĩnh mạch với hàm lượng thông thông 15 – 20mg/kg, tiêm cách nhau từ 8 – 12 giờ. Liều tối đa là 2 – 3g/ngày.

+ Đối với bệnh nhân bị nặng có thể sử dụng với liều 25 – 30mg/kg.

+ Đối với thuốc để tiêm là lọ 500mg thì khoảng cách giữa 2 liều tiêm là 6 giờ, đối với lọ 1000mg (1g) thì giữa 2 liều tiêm cách nhau 12 giờ.

– Đối với người lớn bị nhiễm khuẩn huyết:

+ Sử dụng thuốc để tiêm tĩnh mạch với hàm lượng thông thông 15 – 20mg/kg, tiêm cách nhau từ 8 – 12 giờ.

+ Liệu trình điều trị tùy theo mức độ của nhiễm trùng huyết, thôn thường có thể kéo dài từ 2 – 6 tuần .

– Điều trị dự phòng viêm nội tâm mạc ở người lớn:

Thường sử dụng vancomycin ở những bệnh nhân có dị ứng với penicillin. Sử dụng 1000mg (1g)pha với dung môi tạo thành dung dịch để tiêm vào tĩnh mạch, khi tiêm lưu ý tiêm chậm.

– Điều trị viêm nội tâm mạc ở người lớn:Sử dụng đối với những bệnh nhân không dung nạp được penicillin hoặc ceftriaxone. Sử dụng 15 – 20mg/kg thể trọng, tiêm vào tĩnh mạch. Tối đa là 2000mg/ngày. Mỗi liều cách nhau từ 8 – 12 giờ trong vòng 6 tuần (đối với điều trị van nguyên gốc), nhỏ hơn 6 tuần (đối với van nhân tạo).

– Đối với người lớn bị viêm ruột:

+Sử dụng thuốc vancomycin 125mg dạng đường uống để điều trị các chứng tiêu chảy do vi khuẩn Clostridium difficile, ngày uống 4 lần trong vòng 10 ngày.

+ Sử dụng thuốc vancomycin từ 500 – 2000mg/ngày, chia làm 3 – 4 liều để điều trị các bệnh viêm ruột do nhiễm tụ cầu, Uống trong vòng từ 7 – 10 ngày.

– Đối với người lớn bị viêm màng não: Sử dụng từ 15 – 20mg/kg thuốc vancomycin để tiêm tĩnh mạch. Mỗi liều cách nhau từ 8 – 12 giờ, điều trị trong vòng từ 10 – 14 ngày hoặc ít nhất là 1 tuần cho đến khi bệnh nhân hết sốt, dịch não tủy bình thường.

– Đối với bệnh viêm phổi do tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA): Sử dụng 15 – 20mg/kg tiêm tĩnh mạch . Mỗi liều cách nhau từ 8 – 12 giờ, trong vòng từ 7 – 21 ngày tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh.

– Điều trị viêm xương tủy: Sử dụng từ 15 – 20mg/kg tiêm vào tĩnh mạch, mỗi liều cách nhau từ 8 – 12 giờ trong vòng từ 3 – 6 tuần. Hoặc 8 tuần trong trường hợp nhiễm trùng do tụ cầu vàng kháng methicillin.

Liều dùng vancomycin cho trẻ em như thế nào?

– Điều trị nhiễm khuẩn ở trẻ: Sử dụng với liều khởi đầu là 15mg/kg cho trẻ sơ sinh, sau đó dùng liều 10mg/kg sau 12 giờ cho liều tiếp theo cho trẻ dưới 7 ngày tuổi (tùy theo cân nặng thì thời gian giữa các liều có thể khác nhau), và cách 8 giờ đối với trẻ từ 7 ngày đến 1 tháng tuổi, và cách 6 giờ đối với trẻ từ 1 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi.

– Điều trị dự phòng viêm nội tâm mạc ở trẻ: Sử dụng cho trẻ 1 tháng tuổi trở lên dị ứng với penicillin. Dùng 20mg/kg tối đa 1000mg/ngày tiêm vào tĩnh mạch trong vòng 30 phút.

– Điều trị dự phòng trước phẫu thuật cho trẻ: Sử dụng 15mg/kg băng đường tiêm tĩnh mạnh một lần trong vòng 30 phút. Tiêm trước khi phẫu thuật và lưu ý không tim chung với gentamicin

Chống chỉ định

– Không sử dụng thuốc đối với bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Vancomycin bài tiết qua sữa mẹ, tuy nhiên chưa có đây đủ nghiên cứu xác định được rủi ro khi sử dụng thuốc đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Vì vậy phải thận trọng khi có quyết định sử dụng phải hỏi ý kiến của bác sỹ để có hướng điều trị phù hợp.

– Thuốc Vancomycin có thể tương tác với một số loại thuốc khác làm gia tăng các tác dụng phụ. Vì vậy hãy nói rõ với bác sỹ những dị ứng mà bạn từng mắc phải: dị ứng thuốc nhuộm, thức ăn.. và cả những loại thuốc mà bạn đang sử dụng bao gồm (thuốc kê toa, thuốc không kê toa, thực phẩm chức năng), giúp hạn chế được những tác dụng phụ không mong muốn, đem lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị.

Tác dụng phụ có thể gặp

Thuốc Vancomycin phải tiêm vào tĩnh mạch từ từ, nếu tiêm quá nhanh sẽ gây ra một số tác dụng phu như: sưng đỏ, đau nhức tại chỗ tiêm, và có thể gặp các triệu chứng được gọi là “hội chứng người đỏ” như: đỏ bừng phần thân trên, hạ huyết áp, đau cơ, đau và co cứng ngực và lưng, chóng mặt… Nếu những tác dụng này kéo dài hãy gọi ngay cho bác sỹ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

– Một số tác dụng phụ ít gặp như: ù tai, thay đổi lượng nước tiểu, dễ bầm tím,dễ chảy máu, sốt, đau họng, tiêu chảy kèo dài…

– Bên cạnh đó sử dụng thuốc trong thời gian kéo dài có thể dẫn đến nấm miệng, nấm âm đạo… Nếu gặp những triệu chứng đó hãy liên hệ với bác sỹ để có biện pháp điều trị cho phù hợp.

– Một số tác dụng phụ hiếm gặp như: sốc phản vệ, sốt rét, phát ban, ngứa hoặc sưng ở vùng mặt, vùng lưỡi và họng, chóng mặt dữ dội, khó thở.

– Ngoài ra còn có thể gặp một số tác dụng phụ chưa được đề cập ở bài viết. Hãy liên hệ ngay với bác sỹ điều trị nếu gặp phải những tác dụng phụ nói trên hay những tác dụng không mong muốn để có hướng xử lý kịp thời.

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc

Trong quá trình dùng thuốc nếu xảy ra tác dụng không mong muốn hoặc sử dụng quá liều hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.

Nếu bạn quên một liều hãy uống sử dụng ngay càng sớm càng tốt.Nhưng nếu thời gian gần kề với liều kế tiếp thì nên bỏ qua liều đó chứ không được sử dụng gấp đôi.

Bảo quản thuốc

Khi thuốc vancomycin ở trong lọ dưới dạng đông khô thì cần bảo quản ở nhiệt độ phòng, 15 – 30 0C. Để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời. Tốt nhất nên đọc kỹ hướng dẫn về cách bảo quản in trên bao bì thuốc và hỏi ý kiến bác sỹ.

Khi đã pha thuốc cùng dung môi tạo thành dung dịch để tiêm,thì thuốc có hiệu lực trong 24 giờ ở nhịêt độ phòng và 96 giờ nếu để trong ngăn mát tủ lạnh. Không để thuốc trong phòng tắm, hoặc ngăn đá tủ lạnh.

Để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.

Trên đây là một số thông tin về thuốc vancomycin và những tác dụng của thuốc cũng như cách sử dụng thuốc.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Vancomycin® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Vancomycin® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Vancomycin® là thuốc gì?