Tramadol® là thuốc gì?

Tramadol thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút, các bệnh và vấn đề về xương khớp bằng hiệu quả giảm đau, hạ sốt. Thuốc Tramadol có thể gây nghiện và dẫn đến tử vong nếu bệnh nhân sử dụng không đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Vì thế khi dùng thuốc Tramadol để điều trị, bạn phải hết sức thận trọng và thực hiện đầy đủ các lưu ý, kiêng cữ nghiêm ngặt. Nếu chưa biết rõ Tramadol là thuốc gì thì quá trình sử dụng thuốc sẽ khó khăn và có nguy cơ gặp tác dụng phụ. Do đó, hãy theo dõi những thông tin quan trọng sau đây để trang bị kiến thức cần thiết cho mình nhé.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Tramadol® là thuốc gì?
1.5 (30%) 2 votes

Sơ lược về thuốc Tramadol

Thuốc Tramadol có thành phần chính là Tramadol Hydrochloride, được bào chế dưới dạng ống chứa dung dịch tiêm tĩnh mạch hoặc viên nang. Thuốc có các tên biệt dược như Tramadol Stada, Predxal Cap, Tramadol, Tramadol Capsules. Một số dạng thuốc và hàm lượng cụ thể như sau:

– Viên nén, viên nang: 50mg.

– Viên nén giải phóng chậm: 75, 100, 150, 200mg.

– Thuốc nang giải phóng chậm: 50,75,100,150, 200mg.

– Ống tiêm truyền tĩnh mạch: 50mg/ml.

Thành phần Tramadol hydrochloride trong thuốc là một chất tổng hợp chứa hoạt chất giảm đau trung tâm. Đây là một loại bột màu trắng, có vị cay đắng, tinh thể và không có mùi. Ngoài ra, trong thành phần đó còn có những chất không hoạt động như hypromellose, polyethylene glycol,…

Thuốc Tramadol được hấp thụ bằng đường tiêu hóa và tiêm tĩnh mạch, khả dụng sinh học tuyệt đối trung bình của liều uống khoảng 75%. Sau khi uống được 2 – 3 tiếng thì thuốc Tramadol đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương, đối với cơ thể người lớn khỏe mạnh. Nếu không có chứng Tramadolự cảm thì bệnh nhân sẽ đạt trạng thái ổn định huyết tương của Tramadol trong vòng 2 ngày đối với người uống 4 liều mỗi ngày.

Riêng những bệnh nhân có vấn đề về gan hoặc thận thì mức độ chuyển hóa và bài tiết cũng như thanh thải creatinin đạt 7%, cần thay đổi cách dùng theo chỉ định cụ thể. Những người lớn tuổi khỏe mạnh sẽ có thời gian bán thải kéo dài, cần điều chỉnh liều lượng của thuốc.

Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc Tramadol

Thuốc Tramadol được chỉ định dùng cho các trường hợp sau:

– Giảm đau các cơn đau trung bình hoặc nặng.

– Giảm đau sau các cuộc phẫu thuật, điều trị.

– Hạ sốt, giảm sưng tấy và đau đớn cho bệnh nhân có vấn đề về bệnh gút, xương khớp,…

Không dùng thuốc Tramadol nếu thuộc các trường hợp sau:

Bệnh nhân bị dị ứng, mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc có tiền sử bị dị ứng với các hậu quả nghiêm trọng.

– Người có mẫn cảm với các dẫn chất gây nghiện nói chung.

– Bệnh nhân bị ngộ độc rượu cấp, ngộ độc với thuốc tác động hệ thần kinh trung ương như thuốc ngủ, giảm đau, hướng tâm thần,…

– Người bị suy hô hấp cấp, có dấu hiệu hô hấp khó khăn.

– Người bị bệnh nội sọ, nguy cơ hôn mê do chấn thương.

– Các trường hợp đang sử dụng IMAO.

– Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Đối với những đối tượng sau thì hãy thận trọng khi dùng thuốc Tramadol:

Nếu bệnh nhân là người đang dùng các loại morphin hay các chất ức chế thần kinh trung ương thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ đẻ quyết định dùng thuốc Tramadol. Bên cạnh đó, những người đang bị suy gan, bệnh đường mật, rối loạn đường niệu, tiền sử co giật hay động kinh thì cũng không nên tự ý sử dụng thuốc Tramadol vì dễ gây ra phản ứng không mong muốn. Người lớn tuổi không nên dùng thuốc Tramadol nhiều lần và cần có liều lượng cụ thể trên đơn thuốc.

Cơ chế tác dụng của thuốc Tramadol

Thuốc Tramadol được chứng minh có thể làm giảm hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương và hô hấp trong trường hợp bệnh nhân dùng rượu, thuốc mê, thuốc ngủ, thuốc an thần có biến chứng. Các tình trạng suy hô hấp cũng được cải thiện. Khác với các dạng morphin, thuốc Tramadol không làm giải phóng histamin để ảnh hưởng đến nhịp tim hay chức năng tâm thất trái. Ở liều điều trị thông thường, thuốc Tramadol ít gây ức chế hô hấp.

Thuốc Tramadol đi vào cơ thể, gắn với protein và được phân bố trong tất cả các cơ quan. Trong cơ thể, Tramadol bị chuyển hóa dưới sự xúc tác của CYP2D6. Tác dụng là làm giảm đau nơi các thương tổn.

Thuốc được thải trừ qua đường tiêu hóa, chủ yếu qua nước tiểu (90%), một ít qua phân dưới dạng chưa chuyển hóa (30%) và đã chuyển hóa (60%). Bên cạnh sự chuyển hóa qua pha I thì Tramadol còn được chuyển hóa qua pha II nhờ phản ứng liên hợp với axit glucuronic hoặc axit sulfuric.

Liều dùng và cách dùng thuốc Tramadol

Đối với người trưởng thành, liều uống thông thường là 50 – 100mg, dùng cách 4 – 6 tiếng 1 lần. riêng viên giải phóng chậm thì uống ngày 1 – 2 lần, tổng liều uống mỗi ngày không quá 400mg.

Liều khởi đầu thường dùng 25mg, mỗi ngày dùng 4 liều, đạt 100mg/ ngày. Nếu chưa đủ để giảm đau thì cứ sau 3 ngày lại tăng liều 1 lần 50mg cho tới khi liều mỗi ngày đạt 200mg mà vẫn không tác dụng thì ngưng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ. Có thể bạn đã bị lờn thuốc. Có thể dùng liều cao nhất Tramadolừ 50 – 100mg mỗi lần, cách nhau 4 – 6 tiếng.

Áp dụng cho cơn đau sau phẫu thuật thì liều dùng cao hơn. Cụ thể, liều khởi đầu là 100mg, cách 10 – 20 phút sau thì dùng 50mg. Tiếp theo, cách 4 – 6 tiếng dùng thêm 50 – 100mg, tổng liều trong ngày không vượt quá 600mg.

Những người có dấu hiệu suy yếu chức năng thận, độ thanh thải creantinin chậm hơn thì không nên hoặc chỉ nên dùng ít lượng thuốc Tramadol. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ sau khi thăm khám kĩ càng.

Liều lượng đưa ra ở trên chỉ là thông tin mang tính chất tham khảo, đối với những người có sức khỏe bình thường ổn định. Riêng từng trường hợp bệnh và tính chất cơn đau, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn liều lượng và cách dùng chính xác để thuốc phát huy tác dụng.

Những tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Tramadol

Trong quá trình sử dụng thuốc Tramadol, bệnh nhân có thể xuất hiện vài điều bất thưởng trên cơ thể. Cụ thể như:

– Chóng mặt, hoa mắt, tay chân yếu run rẩy.

– Đau đầu, mệt mỏi, khó điều khiển hành vi.

– Buồn ngủ khủng khiếp nhưng ngủ bị mệt, hoặc ngủ không được.

– Căng cơ, đau mỏi cả người, ra mồ hôi nhễ nhại, nóng bừng da.

– Đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, phát tiếng động khó chịu.

– Buồn nôn hoặc nôn, người uể oải, lười biếng.

– Bị sốt cao và khó kiểm soát lời nói.

Đôi khi, có những trạng thái nghiêm trọng xảy ra đối với người dùng thuốc Tramadol như: co giật, nổi mề đay, phát ban, khó thở, sưng đau khắp cơ thể, cổ họng đau rát, môi và lưỡi bị sưng đỏ, nhịp tim bị rối loạn, mất ý thức,…

Các tác dụng phục xảy ra do một số nguyên nhân chính như: bệnh nhân có mẫn cảm với thành phần thuốc nhưng vẫn dùng thuốc, bệnh nhân sử dụng thuốc không đúng liều lượng và cách dùng được bác sĩ chỉ định, thuốc dùng đã bị hết hạn, bệnh nhân dùng đồng thời thuốc Tramadol với các loại thuốc gây tưong tác.

Khi phát hiện dấu hiệu bất thường, hãy ngưng dùng thuốc và gọi điện cho bác sĩ để được tư vấn hoặc đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe, tránh để tình trạng nguy hiểm kéo dài sẽ gây ra biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng.

Thận trọng khi dùng thuốc Tramadol đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai và cho con bú được khuyến cáo không nên dùng thuốc Tramadol, tuy nhiên nếu trường hợp cần kíp vẫn phải dùng thuốc thì bạn nên tuân thủ hướng dẫn và các lưu ý của bác sĩ chuyên khoa để tránh sai sót hoặc các tình huống không mong muốn.

Các nghiên cứu đã chứng minh thuốc Tramadol có khả năng gây độc bào thai, đã kiểm nghiệm trên cơ thể chuột nhắt, chuột cống và thỏ về sự nguy hiểm. Nhưng cho đến hiện tại người ta vẫn chưa tính toán được liều lượng an toàn dành cho cơ thể phụ nữ mang thai và chưa tính toán cân nhắc được giữa hiệu quả thuốc và nguy cơ gây độc cho thai nhi. Vì thế tốt hơn hết bạn nên tránh dùng thuốc Tramadol ở mức cảnh giác nhất nếu đang mang thai hoặc cho con bú.

Phụ nữ mang thai dùng thuốc Tramadol có thể gây nghiện thuốc và hội chứng cai cho trẻ sau khi ra đời. Bên cạnh đó, thuốc đi qua hàng rào nhau thai nên trước khi chuyển dạ không được dùng. Các nghiên cứu vẫn chưa khẳng định hiệu quả của thuốc Tramadol cao hơn so với rủi ro có thể gặp cho em bé nên bạn không nên dùng thuốc trong thời kỳ cho bé bú sữa mẹ.

Với những kiến thức trên về vấn đề Tramadol là thuốc gì, chúng ta đã có thêm hiểu biết về thuốc Tramadol cũng như cách dùng thuốc, liều lượng và những điều cần lưu ý khi dùng thuốc. Hãy thận trọng và không nên lạm dụng thuốc Tramadol cũng như bất kỳ loại thuốc khác để giữ sức khỏe tốt nhất. Cảm ơn đã quan tâm đến những chia sẻ của chúng tôi.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Tramadol® là thuốc gì?
1.5 (30%) 2 votes

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Tramadol® là thuốc gì?
1.5 (30%) 2 votes
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Tramadol® là thuốc gì?