Thiamin® là thuốc gì?

Thiamin có chứa thành phần hoạt chất là Vitamin B1 và được tìm thấy nhiều nhất trong các lọai thực phẩm như: ngũ cốc thô, thịt, các loại hạt, đậu, đậu Hà Lan. Thiamin rất quan trọng trong việc chuyển hóa carbohydrates từ thực phẩm thành các sản phẩm cần thiết cho cơ thể. Để bạn đọc hiểu rõ hơn Thiamin là thuốc gì cũng như cơ chế hoạt động của nó, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Thiamin® là thuốc gì?
Rate this post

Thiamin là thuốc gì?

Thiamin là một loại Vitamin thuộc nhóm B, hay còn gọi là vitamin B1.

Một số đặc điểm của thuốc Thiamin

Thiamin được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa thiếu hụt vitamin B1. Trong khi đó, Thiamin dạng tiêm được sử dụng để điều trị bệnh Beriberi, một tình trạng nghiêm trọng do thiếu Vitamin B1 kéo dài.

Thiamin trên thực tế không có tác dụng dược lý, thậm chí ở liều cao.

Để khỏe mạnh, lượng Thiamin cần ăn vào hằng ngày đối với nam là 0,9 – 1,5mg và nữ là 0,8 -1,1 mg.

Thiamin có những dạng sau: viên nang uống, dung dịch tiêm, viên nén với các hàm lượng: 50 mg, 100mg/ml, 100mg và 250mg.

Cơ chế hoạt động

Thiamin được hấp thu mạnh mẽ qua đường tiêu hóa, do sự vận chuyển tích cực phụ thuộc Na+. Khi nồng độ Thiamin trong đường tiêu hóa cao sự khuếch tán thụ động cũng quan trọng, nhưng bị hạn chế. Thiamin cũng được hấp thu nhanh qua đường tiêm bắp và phân bố đa số vào các mô và sữa.

Ở người lớn, khoảng 1mg Thiamin bị giáng hóa hoàn toàn mỗi ngày trong các mô, và đây chính là lượng tối thiểu cần hàng ngày. Khi hấp thu ở mức thấp này, có rất ít hoặc không thấy Thiamin thải trừ qua nước tiểu.

Khi hấp thu vượt quá nhu cầu tối thiểu, các kho chứa Thiamin ở các mô đầu tiên được bão hòa. Sau đó lượng thừa sẽ thải trừ qua nước tiểu dưới dạng phân tử Thiamin nguyên vẹn. Khi hấp thu thiamin tăng lên hơn nữa, thải trừ dưới dạng Thiamin chưa biến hóa sẽ tăng hơn.

Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Thiamin

Thiamin được chỉ định dùng trong những trường hợp: Phòng bệnh và điều trị thiếu Thiamin, những bệnh nhân mắc hội chứng Wernicke và hội chứng Korsakoff, bệnh tim mạch có nguồn gốc do dinh dưỡng ở người nghiện rượu mạn tính, phụ nữ mang thai, viêm đa dây thần kinh do rượu, Beriberi, người có rối loạn đường tiêu hóa và những người nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, thẩm phân màng bụng và thận nhân tạo.

Thiamin chống chỉ định dùng trong các trường hợp: bệnh nhân quá mẫn cảm với Thiamin hay các thành phần khác của thuốc.

Liều dùng của thuốc Thiamin

Thiamin thường được dùng dưới dạng uống. Nếu liều cao, nên chia thành liều nhỏ dùng cùng với thức ăn để tăng hấp thu. Đối với thuốc dạng tiêm được dùng khi có rối loạn tiêu hóa hoặc thiếu hụt Thiamin nặng.

Trường hợp mắc bệnh Beriberi:

Ở mức độ nhẹ: có thể dùng liều tới 30 mg, uống 1 lần hoặc chia làm 2 – 3 lần, uống hàng ngày.

Ở mức độ nặng: có thể dùng liều tới 300 mg, chia làm 2 – 3 lần, uống mỗi ngày.

Trường hợp mắc bệnh Beriberi trẻ em ở mức độ nhẹ: nên cho trẻ uống 10 mg Thiamin mỗi ngày.

Trường hợp mắc hội chứng Wernicke: Nên tiêm bắp, liều đầu tiên là 100mg. Thường các triệu chứng thần kinh sẽ đỡ trong vòng từ 1 – 6 giờ. Sau đó, hàng ngày hoặc cách 1 ngày, tiêm bắp liều từ: 50 – 100 mg/ngày. Ðợt điều trị: dùng 15 – 20 lần tiêm.

Trường hợp nghiện rượu mạn kèm viêm đa dây thần kinh: uống liều 40 mg/ngày.

Trường hợp viêm đa dây thần kinh do thiếu Thiamin ở người mang thai: dùng liều từ 5 – 10 mg, uống hàng ngày, nếu bệnh nhân nôn nhiều nên tiêm bắp.

Trường hợp suy tim cấp hoặc truỵ mạch cấp: Tiêm bắp 25 mg Thiamin cho bệnh nhân, thường các triệu chứng sẽ đỡ nhanh sau khi điều trị.

Trường hợp bổ sung vitamin/chất khoáng: đối với người lớn dùng từ 50 -100mg uống mỗi ngày một lần. Trường hợp trẻ em là 0,5 – 1mg/ lần/ ngày, và trẻ sơ sinh là từ 0,3 – 0,5/ lần/ ngày.

Lưu ý: Bạn nên hạn chế dùng đường tĩnh mạch vì có thể gặp sốc phản vệ, nếu dùng phải tiêm tĩnh mạch chậm trong 10 phút.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Thiamin có thể bạn sẽ bắt gặp những trường hợp ngoài ý muốn như sau:

  • Môi chuyển màu xanh, đau ngực, cảm thấy khó thở.
  • Phân có máu, hoặc hắc ín.
  • Ho ra máu hoặc nôn mửa giống như bã cà phê.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có thể bao gồm:

  • Phát ban nhẹ hoặc ngứa.
  • Cảm thấy bồn chồn, ra mồ hôi và có cảm giác ấm.
  • Bị chai và nổi cục cứng nơi tiêm Thiamin.

Đây là một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, không phải ai cũng xuất hiện những trường hợp trên. Nếu bạn xảy ra, hãy ngưng dùng thuốc và tìm ngay đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Thiamin

Tuy có sẵn trong thực phẩm nhưng do kém bền với nhiệt độ và ánh sáng nên quá trình bảo quản, chế biến không đúng cách sẽ làm giảm nhanh hàm lượng vitamin này.

Khi sử dụng thuốc xong, bạn nên bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời và tầm tay trẻ em, khi nào dùng mới mở ra.

Trên đây là một số thông tin giải đáp Thiamin là thuốc gì cảm ơn bạn đọc đã quan tâm bài viết.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Thiamin® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Thiamin® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Thiamin® là thuốc gì?