vitamin b6 là thuốc gì – lathuocgi.com https://lathuocgi.com Thu, 16 Aug 2018 07:32:07 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1 Vitamin A® là thuốc gì? https://lathuocgi.com/vitamin-a/ https://lathuocgi.com/vitamin-a/#respond Thu, 22 Mar 2018 08:29:13 +0000 https://lathuocgi.com/?p=2724 Vitamin A không xa lạ với tất cả mọi người vì đây là một Vitamin cần thiết cho cơ thể, rất tốt cho mắt, cho da và cho xương. Trong tự nhiên, Vitamin A được tìm thấy ở cả thực vật và động vật. Các thực phẩm có chứa nhiều Vitamin A như là gan, lòng đỏ trứng, bơ sữa, pho mát và trong các loại rau củ như rau muống, rau ngót, bí đỏ, cà rốt,… Vậy bạn có biết ngoài cách cung cấp Vitamin A từ thực phẩm thì chúng ta cũng có thể bổ sung Vitamin A bằng thuốc dạng viên dầu cá hoặc dung dịch Vitamin A. Nếu bạn còn đang băn khoăn về điều này thì hãy theo dõi bài viết Vitamin A là thuốc gì sau đây để hiểu rõ hơn về loại Vitamin quen thuộc này nhé!
Vitamin A® là thuốc gì?
Rate this post

Vitamin-a
Vitamin A là thuốc gì?

Tổng quan về Vitamin A

Vitamin A là một Vitamin tan trong dầu, còn có tên gọi khác là Axerophthol, hay Retinol. Sở dĩ có tên gọi khác như vậy là vì Vitamin A không tồn tại dưới dạng một hợp chất duy nhất mà là dưới vài dạng. Retinol là dạng động vật của Vitamin A, có màu vàng và hoà tan trong dầu. Còn trong thực vật Vitamin A tồn tại dưới dạng caroten.

Vitamin A thuộc nhóm khoáng chất và vitamin, có tên biệt dược là Thylrone, hoặc Vitamin A 5000 UI, hoặc Vitamin A Faure.

Vitamin A hấp thu được qua đường uống và tiêm, thải trừ qua thận và mật. Vitamin A vẫn có thể hấp thu qua đường tiêu hoá nếu cơ thể có đủ acid mật làm chất nhũ hoá. Vitamin A liên kết với protein huyết tương tháp, chủ yếu là alfa globulin, phân bố vào các tổ chức của cơ thể và dự trữ nhiều nhất ở gan.

Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc tạo sắc tố võng mạc, giúp điều tiết mắt để mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng. Bên cạnh đó Vitamin A còn rất cần cho quá trình biệt hoá các tế bào biểu mô ở da và niêm mạc, thiếu Vitamin A sẽ dẫn đến khô da, nứt nẻ và sần sùi da. Ngoài ra Vitamin A có vai trò giúp cho sự phát triển xương và tham gia vào quá trình phát triển cơ thể, đặc biệt là ở trẻ em. Thiếu Vitamin A sẽ dẫn đến còi xương, chậm lớn ở trẻ.

Đặc biệt trong thời gian gần đây có nhiều nghiên cứu chứng minh Vitamin A và tiền chất caroten có tác dụng chống oxy hoá và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thiếu Vitamin A cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn, dễ tổn thương đường hô hấp, tiết niệu cũng như thiếu máu nhược sắc.

Dạng và hàm lượng của thuốc Vitamin A

Vitamin A được điều chế ở các dạng sau:

– Thuốc uống: viên nang, viên nang mềm. Trong một viên nang chứa Retinol acetate 5000 IU và tá dược vừa đủ.

– Gel nhỏ mắt.

– Dung dịch tiêm.

– Kem bôi da.

– Thuốc nhỏ mắt.

Chỉ định dùng Vitamin A

Vitamin A được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

– Bổ sung Vitamin A cho trẻ, đặc biệt là trẻ chậm lớn, mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp.

– Dự phòng và điều trị các triệu chứng thiếu Vitamin A như bệnh khô mắt, quáng gà, rối loạn nhìn màu.

– Bổ sung cho người bệnh xơ gan nguyên phát do mật hay gan ứ mật mạn tính thường hay thiếu hụt Vitamin A.

– Một số bệnh về da như bệnh vảy cá, bệnh trứng cá, chứng tóc khô dễ gãy, móng tay, móng chân bị biến đổi.

– Phòng thiếu hụt Vitamin A ở người mới ốm dậy, phụ nữ cho con bú, cường giáp.

– Hội chứng tiền kinh, rối loạn mãn kinh, xơ teo âm hộ.

– Chứng mất khứu giác, viêm mũi họng mãn tính, điếc do nhiễm độc, ù tai.

Chống chỉ định dùng Vitamin A

Không dùng Vitamin A trong các trường hợp sau:

– Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với Vitamin A.

– Người bị thừa Vitamin A.

– Người đang dùng dầu Parafin.

Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ mang thai và các bà mẹ đang cho con bú cần phải thận trọng khi quyết định dùng thuốc Vitamin A bởi dùng Vitamin A liều cao cho phụ nữ có thai có khả năng gây quái thai. Và Vitamin A có trong sữa mẹ nên phụ nữ đang cho con bú không dùng quá 1 viên mỗi ngày. Nếu bạn đang dự định có bầu thì cũng nên trò chuyện để bác sĩ nắm được tình hình sức khỏe và chỉ định đơn thuốc thích hợp, tránh gây các ảnh hưởng tiêu cực không mong muốn.

Liều dùng của thuốc Vitamin A

Đối với mỗi dạng thuốc, chúng ta sẽ có cách sử dụng khác nhau do bác sĩ chỉ định để thuốc phát huy đúng tác dụng và không xuất hiện các tác dụng phụ, phản ứng không mong muốn. Nếu là thuốc viên nén uống, bạn nên bỏ nguyên một viên thuốc vào miệng và uống nhiều nước để thẩm thấu nhanh, tác động vào nguyên nhân bệnh để loại bỏ triệu chứng.

Dạng thuốc tiêm truyền thì cần phải được thực hiện bởi bác sĩ, y tá có tay nghề. Nếu bệnh nhân là trẻ em hoặc người lớn tuổi, phải có người kiểm soát, chăm sóc và quan sát diễn biến sau khi uống thuốc. Hãy theo dõi tiến triển, hiệu quả của quá trình điều trị và xử lý kịp thời những trường hợp không mong muốn có thể xảy ra.

Chúng tôi sẽ nêu liều dùng cụ thể thuốc Vitamin A của một vài dạng thuốc tiêu biểu và tương ứng với những mục đích điều trị khác nhau như sau:

– Dự phòng thiếu Vitamin A:

Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi: mỗi ngày uống 1 viên. Uống 1 đợt 1 – 2 tuần. Hoặc dùng 100.000 IU tiêm bắp trong 3 ngày, sau đó tăng liều lên 50000 IU mỗi ngày trong 2 tuần.

Trẻ em dưới 8 tuổi: mỗi lần uống 1 viên hoặc nhỏ 10 đến 30 giọt dung dịch Vitamin A, tuần 3 lần. Uống trong vòng 1 – 2 tuần.

– Điều trị thiếu Vitamin A : Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi: mỗi ngày 3 viên. Uống trong vòng 1 – 2 tuần.

Với dạng tiêm, cần tiêm sâu bắp thịt: người lớn và trẻ em trên 15 tuổi, cứ 6 tháng tiêm một lần ống 500,000 IU.

Với dạng thuốc nhỏ mắt hoặc kem bôi da thì dùng mỗi ngày 3 đến 4 lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Tương tác thuốc Vitamin A

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Thành phần trong thuốc Vitamin A có thể xảy ra quá trình tương tác với một số thuốc kháng sinh hay điều trị bệnh khác. Điều này dẫn đến việc thay đổi, biến dị tác dụng của thuốc và sinh ra những phản ứng không mong muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của người bệnh. Do đó, nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc chữa bệnh nào thì hãy trình bày với dược sĩ, bác sĩ để có lời khuyên và sự chỉ định đúng đắn.

Bên cạnh đó, các loại thực phẩm chức năng cũng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thành phần thuốc Vitamin A. Hãy liệt kê danh sách những tên thuốc và đưa cho bác sĩ trước khi nhận đơn thuốc có chứa Vitamin A.

Rượu, bia, thuốc lá, cà phê hay bất cứ chất kích thích thần kinh nào cũng có thể gây tác dụng phụ nhất định, làm thay đổi hiệu quả điều trị của Vitamin A. Vậy nên khi dùng thuốc Vitamin A chữa bệnh thì hãy tránh sử dụng các loại đó. Đặc biệt đối với trẻ em, người lớn tuổi và những người có cơ địa không tốt.

Tình trạng sức khỏe của bạn cũng ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Chẳng hạn như khi bạn đang mắc bệnh, điều trị song song các bệnh khác thì việc dùng thuốc Vitamin A cũng sẽ khác nhau về liều lượng, cách dùng và những lưu ý cần thiết. Nên báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình trong dịp thăm khám nhé.

Khi sử dụng Vitamin A cần chú ý không dùng chung với các loại thuốc sau :

– Neomycin, Cholestyramine, Paraffin: các thuốc này làm giảm hấp thu Vitamin A.

– Các thuốc uống tránh thai: vì có thể làm tăng nồng độ Vitamin A trong huyết tương và có tác dụng không thuận lợi cho sự thụ thai.

– Các chế phẩm có chứa Vitamin A: nếu dùng đồng thời thì có thể dẫn đến tình trạng như dùng Vitamin A quá liều. Cần tránh dùng đồng thời hai loại thuốc có Vitamin A.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Vitamin A

Mặc dù Vitamin A dung nạp tốt nhưng nếu bạn dùng thuốc không đúng cách hoặc tuân thủ không đúng chỉ định, kiêng cử hay do cơ thể phản ứng vì các loại thuốc tương tác, tình trạng sức khỏe không cho phép,… Từ đó nảy sinh ra những phản ứng tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình điều trị và đôi khi còn gây nguy hại đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người bệnh.

Các tác dụng phụ thường có thể dẫn đến ngộ độc như:

– Ngộ độc cấp tính: với các dấu hiệu buồn ngủ, chóng mặt hoa mắt, buồn nôn, nôn, dễ bị kích thích, nhức đầu, mê sảng và co giật, tiêu chảy… Các triệu chứng xuất hiện sau khi uống từ 6 đến 24 giờ.

– Ngộ độc mạn tính: với các triệu chứng đặc trưng như mệt mỏi, chán ăn, sút cân, nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt, gan – lách to, da bị biến đổi, rụng tóc, tóc khô giòn, môi nứt nẻ và chảy máu, thiếu máu, nhức đầu, calci huyết cao, phù nề dưới da, đau ở xương và khớp.

Đối với trẻ em các triệu chứng ngộ độc mạn tính còn gồm cả tăng áp lực nội sọ, phù gai mắt, ù tai, rối loạn thị giác, sưng đau dọc các xương dài. Khi ngừng dùng Vitamin A thì các triệu chứng cũng mất dần nhưng xương có thể ngừng phát triển do các đầu xương dài đã cốt hóa quá sớm.

Tuy nhiên những tác dụng kể trên không phải xuất hiện với tất cả người sử dụng thuốc mà còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Đặc biệt những tác dụng phụ trên thường xảy ra với những người lạm dụng, sử dụng  thuốc Vitamin B12 với liều lượng cao và kéo dài. Chính vì vậy, bất cứ bệnh nhân nào cũng không được tự ý dùng thuốc mà cần có sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ.

Những chú ý khác trong việc dùng thuốc Vitamin A

Tóm lại, muốn dùng thuốc Vitamin A một cách đúng đắn và có hiệu quả thì cần ghi nhớ những điều sau:

– Báo cho bác sĩ biết về tình trạng của bạn: mức độ bệnh, triệu chứng, cơ địa, đặc điểm dị ứng, các cuộc phẫu thuật nếu có, tình trạng mang thai – cho con bú nếu có.

– Không tự ý dùng thuốc khi chưa thăm khám và được bác sĩ hướng dẫn cụ thể. Trẻ em và người lớn tuổi cần được quan sát chặt chẽ để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

– Khi có dấu hiệu tác dụng phụ thì không tiếp tục dùng nữa, hãy báo cho bác sĩ biết và quyết định sau đó.

– Không dùng thuốc đồng thời với những loại thuốc, chất khác có tương tác đã được bác sĩ liệt kê.

Bảo quản thuốc Vitamin A

– Bảo quản ở nhiệt độ phòng không quá 30 độ C.

– Giữ thuốc trong bao bì kín, tránh nơi ẩm ướt, tránh ánh sáng.

– Đặt thuốc tránh xa tầm với của trẻ nhỏ và thú nuôi.

– Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hỏng, mốc, tróc vỏ bao bì,…

– Đối với thuốc không dùng nữa, phải tiêu hủy theo quy định hoặc tham khảo ý kiến dược sĩ, không vứt bừa bãi.

Trên đây là những thông tin về thuốc Vitamin A. Hi vọng với những thông tin mà bài viết mang lại có thể giúp bạn hình dung được Vitamin A là thuốc gì và hiểu thêm về công dụng cũng như cách dùng của thuốc để có thể yên tâm sử dụng một loại Vitamin cần thiết cho cơ thể. Cảm ơn sự quan tâm của bạn dành cho bài viết và đừng quên chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích nhé!

Vitamin A® là thuốc gì?
Rate this post

Vitamin A® là thuốc gì?
Rate this post
]]>
https://lathuocgi.com/vitamin-a/feed/ 0
Vitamin B6® là thuốc gì? https://lathuocgi.com/vitamin-b6/ https://lathuocgi.com/vitamin-b6/#respond Mon, 05 Feb 2018 03:50:40 +0000 https://lathuocgi.com/?p=2520 Vitamin B6 còn có tên gọi khác là pyridoxine, Vitamin B6 là một loại hòa tan trong nước, thường được dùng để điều trị một loại bệnh như thiếu do máu di truyền, thiếu máu nguyên bào sắt, bệnh nhân thiếu hụt Vitamin B6, nồng độ homocysteine trong máu cao, một số tình trạng co giật ở trẻ sơ sinh. Thuốc có vị ngọt, hương vị cam rất thích hợp với mọi độ tuổi sử dụng. Vitamin B6 là thuốc gì, công dụng của thuốc như thế nào và có những lưu ý gì khi dùng thuốc? Tất cả những điều đó sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.
Vitamin B6® là thuốc gì?
4 (80%) 1 vote

Vitamin-B6
Vitamin-B6

Những đặc điểm của Vitamin B6

Dạng và hàm lượng: Viên nén (viên nén tác dụng kéo dài), viên nang, thuốc tiêm.

Thành phần trong thuốc: Pyridoxine hydrochloride.

Tên biệt dược: Pyridoxine.

Nhóm dược lí: Khoáng chất và vitammin.

Dược lực học: Vitamin B6 là một loại thuốc thuộc nhóm B, tan được trong nước.

Khả năng hấp thụ: Vitamin B6 hấp thụ nhanh chóng qua đường tiêu hóa, ngoại trừ một số bệnh nhân mắc các hội chứng kém hấp thụ.

Chuyển hóa: Thuốc chuyển hóa ở gan, một phần nhỏ ở da và não.

Thải trừ: Qua nước tiểu là chủ yếu, dưới dạng chuyển hóa.

Chỉ định và chống chỉ định của Vitamin B6

Vitamin B6 được chỉ định trong các trường hợp:

Bệnh nhân đang trong tình trạng thiếu hụt Vitamin B6.

– Bệnh nhân thiếu máu di truyền, thiếu máu nguyên bào sắt.

– Bệnh nhân có nồng độ homocysteine trong máu cao.

Trường hợp chống chỉ định dùng Vitamin B6: Bệnh nhân có mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Liều dùng và cách dùng Vitamin B6

Liều dùng đối với người lớn:

Bảng khuyến cáo hằng ngày cho người lớn được các chuyên gia quy định:

+ Nam giới có độ tuổi dưới 50: Dùng 1,3 mg trên ngày.

+ Nam giới có độ tuổi trên 50: Dùng 1,7 mg trên ngày.

+ Nữ giới có độ tuổi dưới 50: Dùng 1,3 mg trên ngày.

+ Nữ giới có độ tuổi trên 50: Dùng 1,5 mg trên ngày.

+ Phụ nữ có thai: Dùng 1,9 mg trên ngày.

– Người lớn mắc các bệnh do thiếu hụt vitamin B6:

+ Liều ban đầu: Dùng 2,5 đến 25 mg uống mỗi ngày trong vòng 3 tuần.

+ Liều duy trì: Dùng 1,5 đến 2,5 mg uống mỗi ngày trong 2 tuần.

– Phụ nữ mắc các triệu chứng của kinh nguyệt: Dùng 50 đến 100 mg uống mỗi ngày.

– Mắc bệnh thiếu máu nguyên bào sắt di truyền:

+ Liều ban đầu: Dùng 200 đến 600 mg uống mỗi ngày.

+ Liều sau khi đã cải thiện: Dùng 30 đến 50 uống hàng ngày.

– Mắc bệnh sỏi thận: Dùng 25 đến 500 mg uống hàng ngày.

– Mắc bệnh rối loạn vận động muộn (Tardive dyskinesia): Dùng 100 mg mỗi ngày, tăng mỗi tuần lên đến liều 400 mg, chia thành hai liều bằng nhau.

– Người lớn cần ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng: Dùng 50 mg hàng ngày.

– Người lớn buồn nôn trong thai kỳ: Dùng 10 đến 25 mg mỗi ngày.

Liu dùng đối với trẻ em:

Bảng khuyến cáo hằng ngày cho trẻ em được các chuyên gia quy định:

+ Trẻ em nhỏ hơn 6 tháng tuổi: Dùng 0,1 mg trên ngày.

+ Trẻ em từ 6 đến 12 tháng tuổi: Dùng 0,3 mg trên ngày.

+ Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi: Dùng 0,5 mg trên ngày.

+ Trẻ em từ 4 đến 8 tuổi: Dùng 0,6 mg trên ngày.

+ Trẻ em từ 9 đến 13 tuổi: Dùng 1 mg trên ngày.

+ Trẻ em từ 14 đến 18 tuổi: Dùng 1,3 mg trên ngày (đối với bé trai) và 1,2 mg trên ngày (đối với bé gái).

Cách dùng Vitamin B6:

Vitamin B6 được dùng bằng cách uống viên nén và viên nang, đối với hai loại này bệnh nhân cần dùng chung với ly nước đầy, uống thuốc đúng giờ và theo liều lượng được kê trên toa.

Bệnh nhân có thể uống trước hoặc sau bữa ăn, uống nguyên viên, không được nhai, nghiền hay cắt viên Vitamin, tránh trường hợp pha trộn với bất kì loại dung dịch nào. Bệnh nhân không nên sử dụng những phần thuốc đã hết hạn sử dụng, có dấu hiệu hư hỏng đã bị đổi màu.

Vitamin B6 đối với dạng tiêm thì bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được các chuyên gia tiêm thuốc, không tự động mua thuốc về sử dụng khi chưa được sự chấp thuận của bác sĩ.

Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Vitamin B6

Trong quá trình điều trị bằng Vitamin B6, bạn có thể gặp những dấu hiệu bất thường của cơ thể do Vitamin gây phản ứng phụ như:

– Đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ.

– Dấu hiệu buồn nôn, đổ nhiều mồ hôi.

– Bị hạ huyết áp, loạn nhịp tim.

Tác dụng phụ của dạng Vitamin B6 tiêm:

– Cơ thể khó cử động, bị co giật.

– Hoa mắt.

– Suy hô hấp.

– Các vấn đề về thần kinh trung ương.

– Người nổi ban, khó chịu.

Trên đây là một số tác dụng  phụ không mong muốn khi sử dụng  Vitamin B6, khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên thì bệnh nhân nên đến bệnh viện để kiểm tra hoặc  gọi cho bác sĩ để được tư vấn xử lý, không nên để tình trạng tác dụng phụ kéo dài và lặp lại.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng Vitamin B6

Vitamin B6 có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc Vitamin B6 với thuốc Aspirin, các loại thuốc chống đông máu (warfarin, heparin), thuốc ức chế (clopidogrel), thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen và naproxem khi kết hợp với thuốc Vitamin B6 có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Thuốc Amiodarone dùng chung với Vitamin B6 nguy cơ làm tăng nguy cháy nắng, da bong tróc hoặc phát ban trên vùng da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Thuốc phenobarbital, phenytoin và levodopa khi dùng chung sẽ phân chia tác dụng của thuốc, điều này làm cho hiệu quả điều trị bị suy giảm. Ngoài ra, Vitamin B6 cản trở hấp thu và tác động của nhóm kháng sinh tetracycline.

Do vậy trước khi có ý định dùng Vitamin B6, hãy báo với bác sĩ nếu bản thân đang sử dụng một trong những loại thuốc kể trên để tránh bị phản ứng không tốt lúc điều.

Ngoài ra, tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân cũng là điều quan trọng trong việc kê đơn thuốc cũng như thăm khám của bác sĩ. Hãy cho bác sĩ biết những bệnh mà bạn đang điều trị nếu có hoặc tình trạng mang thai, cho con bú, các cuộc phẫu thuật, bạn có dị ứng với thuốc gì hoặc đã dùng loại thuốc gì trong thời gian gần đây, thì bác sĩ cũng nên biết để có liệu trình hiệu quả mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Không dùng bia, rượu, thuốc lá, cà phê và số loại chất kích thích ảnh hưởng thần kinh để đảm bảo cho Vitamin B6 phác huy đúng tác dụng, ngăn chặn nguy cơ phản ứng không mong muốn.

Thận trọng và cảnh báo:

Vitamin B6 có thể ảnh hưởng đến đường huyết, bệnh nhân cần chú ý khi sử dụng. Đồng thời, Vitamin B6 làm cơ thể bị hạ huyết áp khi sử dụng không đúng cách bạn cần thận trọng hơn khi sử dụng. Bệnh nhân không nên ngưng uống giữa chừng trừ khi có yêu cầu hoặc thấy tác dụng phụ xảy ra. Nếu bạn dùng đúng cách và liều lượng mà bệnh không thuyên giảm thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, phụ nữ có thai và cho con bú nên cân nhắc giữa lợi ích, hậu quả trước khi sử dụng. Vitamin thường không gây ảnh hưởng khi vận động máy móc, có thể sử dụng.

Cách bảo quản Vitamin B6:

Bảo quản Vitamin B6 ở nơi khô ráo, tránh độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm. Không vứt bừa bãi và để Vitamin chưa sử dụng ra ngoài không khí quá lâu. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ, để xa tầm tay trẻ em và các loại thú nuôi.

Sử dụng Vitamin quá liều và cách xử lý:
Các biểu hiện của quá liều nhịp tim chậm (do kích thích phó giao cảm), có biểu hiện chóng mặt, choáng váng, và đặc biệt là hạ huyết áp.

Cách xử lý: Đưa đến cơ sở Y tế gần nhất có thể, trong quá trình duy chuyển cần để bệnh nhân bình tỉnh không lớn tiếng hoặc địa bàn cư trú có Y bác sĩ nào nhờ đến họ để không xảy ra trường hợp xấu nhất.

Hi vọng những thông tin trong bài viết Vitamin B6 là thuốc gì trên đây đã đem đến cho các bạn những kiến thức bổ ích và cần thiết để chăm sóc sức khỏe bản thân.

Vitamin B6® là thuốc gì?
4 (80%) 1 vote

 

 

Vitamin B6® là thuốc gì?
4 (80%) 1 vote
]]>
https://lathuocgi.com/vitamin-b6/feed/ 0
Vitamin b1, b6, b12® là thuốc gì? https://lathuocgi.com/vitamin-b1-b6-b12/ https://lathuocgi.com/vitamin-b1-b6-b12/#respond Mon, 30 Oct 2017 10:10:06 +0000 https://lathuocgi.com/?p=1381 Vitamin b1, b6, b12 là một loại Vitamin thuộc nhóm B, là chất xúc tác sản sinh năng lượng, tế bào, hấp thu & chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Đóng vai trò duy trì hoạt động của cơ thể, loại thuốc này khá phổ biến trên các quầy thuốc tây ở Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, cách sử dụng, liều lượng, một số thông tin cần lưu ý khi dùng thuốc, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Vitamin b1, b6, b12® là thuốc gì?
Rate this post

Vitamin b1, b6, b12 là thuốc gì? Những đặc điểm của thuốc Vitamin b1, b6, b12

Thuốc Vitamin b1, b6, b12 còn có tên gọi là thuốc Vitamin 3B.

Công thức, hàm lượng:

– Vitamin B1: 12,5 mg.
– Vitamin B6: 12,5 mg.
– Vitamin B12: 12,5 mcg.
– Tá dược vừa đủ 1 viên.

Quy cách đóng gói: Vỉ 10 viên bao phim –  Hộp10 vỉ.

Hạn dùng:  24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Dược động học: Thuốc được dùng bằng con đường uống.

  • Đối với Vitamin B1 được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa sau đó đào thải qua nước tiểu.
  • Còn Vitamin B6 được hấp thu dễ dàng qua dạ dày – ruột, sau một quá trình hoạt động thuốc được chuyển hóa ở gan dưới dạng không hoạt tính là 4- pyridoxic và được đào thải qua nước tiểu nhiều hơn qua phân.
  • Vitamin B12 được hấp thu qua ruột, sự hấp thu này có sự tham gia của yếu tố nội tại là glycoprotein do tế bào thành niêm mạc dạ dày tiết ra, sau khi hấp thu vitamin B12 liên kết với transcobalamin II và được loại nhanh ra khỏi huyết tương để phân bố vào nhu mô gan, gan là kho dự trữ vitamin B12  cho các mô khác. Vitamin B12 được thải trừ qua phân, thận.

Tính chất thuốc:

  • Đây là loại thuốc thuộc nhóm Vitamin nhóm B có tầm quan trọng cho sự chuyển hóa carbohydrat, protein và chất béo, cung cấp năng lượng cho mô tế bào.
  • Các loại Vitamin này không được dự trữ trong cơ thể, vì vậy cần chúng ta cung cấp qua thức ăn hàng ngày hoặc các liệu pháp thay thế để duy trì mức độ cần thiết ở các mô.

Tác dụng của các loại vitamin trong thuốc

Vai trò của Vitamin B1:

  • Nếu cơ thể bị thiếu hụt nguồn dưỡng chất này thì hiệu quả sản xuất năng lượng có thể sẽ bị suy giảm hoặc bị vô hiệu hóa.
  • Có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ hệ thống thần kinh trước nguy cơ bị tổn thương và thoái hóa.

Vai trò của Vitamin B6:

  • Tăng cường hệ miễn dịch.
  • Tăng hoạt tính của vitamin C.
  • Có tầm quan trọng trong phát triển bào thai và trẻ em sau khi sinh, trong đó quan trọng nhất là phát triển hệ thần kinh và não.

Tác dụng của Vitamin B12:

  • Góp phần tổng hợp methionin và rất cần thiết cho quá trình nhân lên của tế bào.
  • Thực hiện chức năng tạo máu.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nếu được bổ sung đầy đủ b12 sẻ sinh ra những đứa trẻ ngoan ngoãn.
  • Đặc biệt còn giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ.

Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Vitamin b1, b6, b12

Thuốc Vitamin b1, b6, b12 được chỉ định dùng trong những trường hợp sau:

– Dự phòng và điều trị thiếu vitamin nhóm B.

– Dùng trong điều trị chứng nghiện rượu và giải độc.

– Trong hội chứng đau nhức (thấp khớp hay thần kinh, cơ).

– Người hay kém ăn, mất ngủ, suy nhược thần kinh.

Những trường hợp chống chỉ định dùng thuốc Vitamin b1, b6, b12:

–  Người bị mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
–  Có chứng ung thư.
–  Không kết hợp với Levodopa.

Liều dùng và cách dùng thuốc Vitamin b1, b6, b12

Liều dùng  của thuốc:

Đối với trẻ em: Dùng 1 viên x 1 đến 2 lần trên ngày.
Đối với người lớn: Dùng 1 đến 2 viên x 3 lần trên ngày.

Cách sử dụng thuốc:

Thuốc được sử dụng bằng đường uống, nên uống sau bữa ăn, kèm với một cốc nước trong. Việc uống thuốc không đúng cách sẽ không hết bệnh, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân và thuốc b1, b6. b12 cũng không ngoại lệ. Vì vậy, mọi người nên sử dụng thuốc an toàn, để mang lại hiệu quả.

Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Vitamin b1, b6, b12

Trong quá trình điều trị, bạn có thể gặp những dấu hiệu bất thường của cơ thể do thuốc gây phản ứng phụ như:

  • Khả năng xảy ra: ngứa, nổi mề đay, đổ mồ hôi, buồn nôn.
  • Hiếm xảy ra: kết tủa Urat, sỏi thận, đau bụng, yếu cơ, khát nước, tiểu nhiều, loạn nhịp tim.
  • Dùng Vitamin B1, B6, B12 nước tiểu có thể có màu vàng.

Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Vitamin b1, b6, b12

Thuốc có khả năng tương tác với một số loại thuốc sau đây, bạn nên chú ý khi sử dụng Isoniazid, Penicillamin, các thuốc ngừa thai đường uống có thể làm thay đổi sự chuyển hóa hoặc tính khả dụng sinh học của vitamin B6. Vitamin B6 ức chế tác dụng của Levodopa.  Aminoglycosid, Cloramphenicol, Cimetidin làm giảm sự hấp thu của vitamin B1, báo với bác sĩ nếu đang dùng thuốc này để có được lời tư vấn và có sự giúp đỡ hợp lý. Do vậy, trước khi dùng thuốc này hãy báo với bác sĩ nếu bản thân đang sử dụng một trong những loại thuốc kể trên để tránh bị phản ứng không tốt lúc điều trị.

Ngoài ra, trước đây bạn bị dị ứng với thuốc gì hoặc đã dùng loại thuốc gì trong thời gian gần đây, thì bác sĩ cũng nên biết để có liệu trình hiệu quả mà không sợ bị ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Sử dụng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Trong khi sử dụng thuốc Vitamin b1, b6, b12, thì không dùng các loại thực phẩm có nhiều chất béo, bia, rượu, thuốc lá, cà phê và những thực phẩm gây kích thích thần kinh khác để đảm bảo sử dụng thuốc một cách có hiệu quả.

Trong quá trình dùng thuốc phải dùng đúng liều, đúng quy định. Không được tự ý ngưng thuốc giữa chừng trừ khi chưa có yêu cầu của bác sĩ . Thời gian dùng thuốc đã hết mà bệnh tình không tiến triển, thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được giúp đỡ. Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.

Nên để thuốc ở những nơi cao ráo, tránh ẩm ướt, không để thuốc trong phòng vệ sinh hay ngăn đá. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và các loại  thú nuôi. Khi dùng thuốc thì mới lấy ra, trách trường hợp vi khuẩn xâm nhập.

Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến thuốc Vitamin b1, b6, b12 và cách sử dụng hiệu quả. Hi vọng, những gợi ý này sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm điều trị bệnh hiệu quả, chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Vitamin b1, b6, b12® là thuốc gì?
Rate this post

Vitamin b1, b6, b12® là thuốc gì?
Rate this post
]]>
https://lathuocgi.com/vitamin-b1-b6-b12/feed/ 0