vitamin b3 b6 b12 co tac dung gi – lathuocgi.com https://lathuocgi.com Thu, 16 Aug 2018 08:11:49 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1 Vitamin B6® là thuốc gì? https://lathuocgi.com/vitamin-b6/ https://lathuocgi.com/vitamin-b6/#respond Mon, 05 Feb 2018 03:50:40 +0000 https://lathuocgi.com/?p=2520 Vitamin B6 còn có tên gọi khác là pyridoxine, Vitamin B6 là một loại hòa tan trong nước, thường được dùng để điều trị một loại bệnh như thiếu do máu di truyền, thiếu máu nguyên bào sắt, bệnh nhân thiếu hụt Vitamin B6, nồng độ homocysteine trong máu cao, một số tình trạng co giật ở trẻ sơ sinh. Thuốc có vị ngọt, hương vị cam rất thích hợp với mọi độ tuổi sử dụng. Vitamin B6 là thuốc gì, công dụng của thuốc như thế nào và có những lưu ý gì khi dùng thuốc? Tất cả những điều đó sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây.
Vitamin B6® là thuốc gì?
4 (80%) 1 vote

Vitamin-B6
Vitamin-B6

Những đặc điểm của Vitamin B6

Dạng và hàm lượng: Viên nén (viên nén tác dụng kéo dài), viên nang, thuốc tiêm.

Thành phần trong thuốc: Pyridoxine hydrochloride.

Tên biệt dược: Pyridoxine.

Nhóm dược lí: Khoáng chất và vitammin.

Dược lực học: Vitamin B6 là một loại thuốc thuộc nhóm B, tan được trong nước.

Khả năng hấp thụ: Vitamin B6 hấp thụ nhanh chóng qua đường tiêu hóa, ngoại trừ một số bệnh nhân mắc các hội chứng kém hấp thụ.

Chuyển hóa: Thuốc chuyển hóa ở gan, một phần nhỏ ở da và não.

Thải trừ: Qua nước tiểu là chủ yếu, dưới dạng chuyển hóa.

Chỉ định và chống chỉ định của Vitamin B6

Vitamin B6 được chỉ định trong các trường hợp:

Bệnh nhân đang trong tình trạng thiếu hụt Vitamin B6.

– Bệnh nhân thiếu máu di truyền, thiếu máu nguyên bào sắt.

– Bệnh nhân có nồng độ homocysteine trong máu cao.

Trường hợp chống chỉ định dùng Vitamin B6: Bệnh nhân có mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Liều dùng và cách dùng Vitamin B6

Liều dùng đối với người lớn:

Bảng khuyến cáo hằng ngày cho người lớn được các chuyên gia quy định:

+ Nam giới có độ tuổi dưới 50: Dùng 1,3 mg trên ngày.

+ Nam giới có độ tuổi trên 50: Dùng 1,7 mg trên ngày.

+ Nữ giới có độ tuổi dưới 50: Dùng 1,3 mg trên ngày.

+ Nữ giới có độ tuổi trên 50: Dùng 1,5 mg trên ngày.

+ Phụ nữ có thai: Dùng 1,9 mg trên ngày.

– Người lớn mắc các bệnh do thiếu hụt vitamin B6:

+ Liều ban đầu: Dùng 2,5 đến 25 mg uống mỗi ngày trong vòng 3 tuần.

+ Liều duy trì: Dùng 1,5 đến 2,5 mg uống mỗi ngày trong 2 tuần.

– Phụ nữ mắc các triệu chứng của kinh nguyệt: Dùng 50 đến 100 mg uống mỗi ngày.

– Mắc bệnh thiếu máu nguyên bào sắt di truyền:

+ Liều ban đầu: Dùng 200 đến 600 mg uống mỗi ngày.

+ Liều sau khi đã cải thiện: Dùng 30 đến 50 uống hàng ngày.

– Mắc bệnh sỏi thận: Dùng 25 đến 500 mg uống hàng ngày.

– Mắc bệnh rối loạn vận động muộn (Tardive dyskinesia): Dùng 100 mg mỗi ngày, tăng mỗi tuần lên đến liều 400 mg, chia thành hai liều bằng nhau.

– Người lớn cần ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng: Dùng 50 mg hàng ngày.

– Người lớn buồn nôn trong thai kỳ: Dùng 10 đến 25 mg mỗi ngày.

Liu dùng đối với trẻ em:

Bảng khuyến cáo hằng ngày cho trẻ em được các chuyên gia quy định:

+ Trẻ em nhỏ hơn 6 tháng tuổi: Dùng 0,1 mg trên ngày.

+ Trẻ em từ 6 đến 12 tháng tuổi: Dùng 0,3 mg trên ngày.

+ Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi: Dùng 0,5 mg trên ngày.

+ Trẻ em từ 4 đến 8 tuổi: Dùng 0,6 mg trên ngày.

+ Trẻ em từ 9 đến 13 tuổi: Dùng 1 mg trên ngày.

+ Trẻ em từ 14 đến 18 tuổi: Dùng 1,3 mg trên ngày (đối với bé trai) và 1,2 mg trên ngày (đối với bé gái).

Cách dùng Vitamin B6:

Vitamin B6 được dùng bằng cách uống viên nén và viên nang, đối với hai loại này bệnh nhân cần dùng chung với ly nước đầy, uống thuốc đúng giờ và theo liều lượng được kê trên toa.

Bệnh nhân có thể uống trước hoặc sau bữa ăn, uống nguyên viên, không được nhai, nghiền hay cắt viên Vitamin, tránh trường hợp pha trộn với bất kì loại dung dịch nào. Bệnh nhân không nên sử dụng những phần thuốc đã hết hạn sử dụng, có dấu hiệu hư hỏng đã bị đổi màu.

Vitamin B6 đối với dạng tiêm thì bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được các chuyên gia tiêm thuốc, không tự động mua thuốc về sử dụng khi chưa được sự chấp thuận của bác sĩ.

Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Vitamin B6

Trong quá trình điều trị bằng Vitamin B6, bạn có thể gặp những dấu hiệu bất thường của cơ thể do Vitamin gây phản ứng phụ như:

– Đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ.

– Dấu hiệu buồn nôn, đổ nhiều mồ hôi.

– Bị hạ huyết áp, loạn nhịp tim.

Tác dụng phụ của dạng Vitamin B6 tiêm:

– Cơ thể khó cử động, bị co giật.

– Hoa mắt.

– Suy hô hấp.

– Các vấn đề về thần kinh trung ương.

– Người nổi ban, khó chịu.

Trên đây là một số tác dụng  phụ không mong muốn khi sử dụng  Vitamin B6, khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên thì bệnh nhân nên đến bệnh viện để kiểm tra hoặc  gọi cho bác sĩ để được tư vấn xử lý, không nên để tình trạng tác dụng phụ kéo dài và lặp lại.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng Vitamin B6

Vitamin B6 có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc Vitamin B6 với thuốc Aspirin, các loại thuốc chống đông máu (warfarin, heparin), thuốc ức chế (clopidogrel), thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen và naproxem khi kết hợp với thuốc Vitamin B6 có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Thuốc Amiodarone dùng chung với Vitamin B6 nguy cơ làm tăng nguy cháy nắng, da bong tróc hoặc phát ban trên vùng da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Thuốc phenobarbital, phenytoin và levodopa khi dùng chung sẽ phân chia tác dụng của thuốc, điều này làm cho hiệu quả điều trị bị suy giảm. Ngoài ra, Vitamin B6 cản trở hấp thu và tác động của nhóm kháng sinh tetracycline.

Do vậy trước khi có ý định dùng Vitamin B6, hãy báo với bác sĩ nếu bản thân đang sử dụng một trong những loại thuốc kể trên để tránh bị phản ứng không tốt lúc điều.

Ngoài ra, tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân cũng là điều quan trọng trong việc kê đơn thuốc cũng như thăm khám của bác sĩ. Hãy cho bác sĩ biết những bệnh mà bạn đang điều trị nếu có hoặc tình trạng mang thai, cho con bú, các cuộc phẫu thuật, bạn có dị ứng với thuốc gì hoặc đã dùng loại thuốc gì trong thời gian gần đây, thì bác sĩ cũng nên biết để có liệu trình hiệu quả mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Không dùng bia, rượu, thuốc lá, cà phê và số loại chất kích thích ảnh hưởng thần kinh để đảm bảo cho Vitamin B6 phác huy đúng tác dụng, ngăn chặn nguy cơ phản ứng không mong muốn.

Thận trọng và cảnh báo:

Vitamin B6 có thể ảnh hưởng đến đường huyết, bệnh nhân cần chú ý khi sử dụng. Đồng thời, Vitamin B6 làm cơ thể bị hạ huyết áp khi sử dụng không đúng cách bạn cần thận trọng hơn khi sử dụng. Bệnh nhân không nên ngưng uống giữa chừng trừ khi có yêu cầu hoặc thấy tác dụng phụ xảy ra. Nếu bạn dùng đúng cách và liều lượng mà bệnh không thuyên giảm thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, phụ nữ có thai và cho con bú nên cân nhắc giữa lợi ích, hậu quả trước khi sử dụng. Vitamin thường không gây ảnh hưởng khi vận động máy móc, có thể sử dụng.

Cách bảo quản Vitamin B6:

Bảo quản Vitamin B6 ở nơi khô ráo, tránh độ ẩm cao, môi trường bị ô nhiễm. Không vứt bừa bãi và để Vitamin chưa sử dụng ra ngoài không khí quá lâu. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ, để xa tầm tay trẻ em và các loại thú nuôi.

Sử dụng Vitamin quá liều và cách xử lý:
Các biểu hiện của quá liều nhịp tim chậm (do kích thích phó giao cảm), có biểu hiện chóng mặt, choáng váng, và đặc biệt là hạ huyết áp.

Cách xử lý: Đưa đến cơ sở Y tế gần nhất có thể, trong quá trình duy chuyển cần để bệnh nhân bình tỉnh không lớn tiếng hoặc địa bàn cư trú có Y bác sĩ nào nhờ đến họ để không xảy ra trường hợp xấu nhất.

Hi vọng những thông tin trong bài viết Vitamin B6 là thuốc gì trên đây đã đem đến cho các bạn những kiến thức bổ ích và cần thiết để chăm sóc sức khỏe bản thân.

Vitamin B6® là thuốc gì?
4 (80%) 1 vote

 

 

Vitamin B6® là thuốc gì?
4 (80%) 1 vote
]]>
https://lathuocgi.com/vitamin-b6/feed/ 0
Vitamin B12® là thuốc gì? https://lathuocgi.com/vitamin-b12/ https://lathuocgi.com/vitamin-b12/#respond Fri, 02 Feb 2018 10:19:24 +0000 https://lathuocgi.com/?p=2495 Theo cách gọi dân gian từ xưa đến nay chúng ta vẫn thường biết thì Vitamin B12 hay tất cả các loại Vitamin khác đều được gọi chung là “thuốc bổ”. Loại “thuốc bổ” này có nhiều trong các loại thực phẩm được bổ sung hằng ngày như các loại cá, hải sản, các loại thịt, trứng, sữa,… Nhưng trong dược phẩm, Vitamin B12 cũng như tất cả các loại thuốc khác đều được nghiên cứu và bào chế nhằm phục vụ chữa bệnh hoặc bổ sung dưỡng chất và Vitamin B12 là một chế phẩm tổng hợp thường được trình bày ở dạng thuốc viên hoặc thuốc tiêm. Vậy Vitamin B12 là thuốc gì? Chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về loại thuốc này.
Vitamin B12® là thuốc gì?
Rate this post

Tổng quan về Vitamin B12

Vitamin B12 có tên biệt dược là Yutamin, thuộc nhóm khoáng chất và vitamin.

Vitamin B12 là tên gọi chung của một nhóm hợp chất hóa học Polypyrrole có chứa Cobalamin và có cấu trúc tương tự nhau như Hydroxocobalamin, Cyanocobalamin, Methylcobalamin. Các Cobalamin đóng vai trò là các Coenzym đồng vận chuyển tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng của cơ thể nên rất cần cho sự sinh sản của hồng cầu. Khi thiếu Vitamin B12 sẽ gây thiếu máu hồng cầu to và rối loạn thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn trí nhớ và tâm thần.

Đây là dạng vitamin B12 nhân tạo được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị nồng độ vitamin B12 thấp trong máu. Vitamin B12 có vai trò hết sức thiết yếu trong cơ thể và rất quan trọng để duy trì sự khỏe mạnh của quá trình trao đổi chất, các tế bào máu và tế bào thần kinh. Thiếu vitamin B12 nghiêm trọng có thể gây tiêu biến các tế bào hồng cầu (thiếu máu), mắc các vấn đề ở dạ dày và tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

Vitamin B12 được hấp thu ở đoạn cuối hồi tràng theo hai cơ chế, một cơ chế thụ động khi có số lượng nhiều và một cơ chế chủ động cho phép hấp thu các liều sinh lý, trong đó sự hiện diện của các yếu tố nội sinh là cần thiết.

Vitamin B12 được phân bố vào máu và tích lũy nhiều ở gan, thần kinh trung ương, tim và nhau thai. Thuốc được bài tiết chủ yếu qua đường tiểu và được thải trừ trong vòng 8 giờ đầu.

Dạng và hàm lượng của Vitamin B12

Vitamin B12 được bào chế ở những dạng và có hàm lượng như sau:

– Dung dịch tiêm: 1000 mcg/ml.

– Viên nén: 100 mcg, 200 mcg, 1000 mcg.

Chỉ định của Vitamin B12

Vitamin B12 được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

– Suy giảm lượng Vitamin B12 trong cơ thể do hấp thu kém.

– Bệnh thiếu máu ác tính do không hấp thu Vitamin B12.

– Các bệnh lý thần kinh như viêm dây thần kinh ngoại biên, viêm dây thần kinh tọa.

– Ngoài ra Vitamin B12 còn phối hợp với các Vitamin khác hỗ trợ khi cơ thể suy nhược, suy dinh dưỡng, trẻ em chậm lớn, phụ nữ mang thai, cho con bú, trường hợp nhiễm khuẩn, nhiễm độc.

Chống chỉ định của Vitamin B12

Không sử dụng Vitamin B12 trong các trường hợp sau:

– Người có tiền sử dị ứng với Cobalamine ( là Vitamin B12 và các chất cùng họ).

– Người có cơ địa dị ứng ( hen, eczema).

– Người có bệnh trứng cá.

– Người có u ác tính phải tránh dùng Vitamin B12, vì Vitamin B12 có tác động trên sự nhân bội tế bào và tăng trưởng mô nên có thể làm cho bệnh tiến triển kịch phát.

– Người mắc bệnh thận hoặc bệnh gan. Nếu sử dụng phải có sự tư vấn của bác sĩ.

Liều dùng của Vitamin B12

Vitamin B12 được dùng để tiêm bắp. Lưu ý không được tiêm tĩnh mạch. Với các bệnh khác nhau có các liều dùng khác nhau như sau:

– Đối với bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ không có các triệu chứng thần kinh: tiêm bắp, người lớn và trẻ em: tiêm mỗi tuần 3 lần, mỗi lần 1mg. Tiêm trong 2 tuần, sau đó duy trì mỗi 3 tháng một lần với 1mg.

– Đối với bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ có các triệu chứng thần kinh: tiêm bắp, người lớn và trẻ em: tiêm 1 mg một lần, cứ cách ngày lại tiêm cho đến khi không có thêm cải thiện, duy trì 1 mg , 2 tháng một lần.

– Đối với điều trị dự phòng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu Vitamin B12: tiêm bắp, mỗi lần tiêm 1mg. Cứ cách 2 – 3 tháng tiêm một lần.

– Đối với điều trị giảm thị lực do thuốc lá và bệnh teo dây thần kinh thị giác Leber: tiêm bắp, mỗi ngày 1mg, trong vòng 2 tuần. Sau đó mỗi tuần 2 lần, mỗi lần 1mg cho đến khi không có thêm cải thiện. Duy trì 1mg, từ 1 đến 3 tháng tiêm 1 lần.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Khi sử dụng Vitamin B12 cần chú ý không dùng chung với các loại thuốc sau :

– Viatamin C (axit ascorbic) có thể làm giảm lượng vitamin B12 hấp thụ. Tránh dùng liều lớn vitamin C trong vòng một giờ trước hoặc sau khi dùng Vitamin B12.

– Các thuốc điều trị xương, tủy.

– Không dùng Vitamin B12 với Metformin vì Metformin làm giảm 19% lượng Vitamin B12 trong máu.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Vitamin B12

Mặc dù Vitamin B12 là loại Vitamin tan trong nước và ít gây độc tính cho cơ thể nhưng nếu bổ sung Vitamin B12 với liều lượng cao tỏng một thời gian dài sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn do quá liều:

– Nếu gặp phải các tác dụng phụ thường gặp sau đây, bạn cần ngưng dùng thuốc và thông báo ngay với bác sĩ:

+ Rối loạn tiêu hóa: ăn không ngon, buồn nôn, tiêu chảy.

+ Nhức đầu.

+ Gây tê liệt hoặc yếu ở chân, tay, mặt.

+ Có thể gây mụn trứng cá.

+ Có thể gây đau ở nơi tiêm bắp.

– Nếu gặp các tác dụng phụ hiếm gặp sau, hãy nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và điều trị kịp thời:

+ Phản ứng phản vệ, dị ứng: ngứa, nổi mề đay, hồng ban, hoại tử da, phù da. Có thể dẫn đến nặng như sốc phản vệ hoặc phù Quincke. Sốc phản vệ tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm vì có thể gây tử vong.

+ Ảnh hưởng tới tim mạch: tăng nhịp tim, khó thở, tức ngực, cao huyết áp, suy tim.

+ Có nguy cơ gây ung thư tuyến tiền liệt.

Những tác dụng kể trên không phải xuất hiện với tất cả người sử dụng thuốc mà còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Đặc biệt những tác dụng phụ trên thường xảy ra với những người lạm dụng, sử dụng  thuốc Vitamin B12 với liều lượng cao và kéo dài. Chính vì vậy, bất cứ bệnh nhân nào cũng không được tự ý dùng thuốc mà cần có sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ.

Những chú ý khác trong việc dùng thuốc Vitamin B12

– Vì Vitamin B12 được đào thải qua nước tiểu nên có thể làm cho nước tiểu có màu đỏ.

– Khi bổ sung Vitamin B12 cho cơ thể cần phải hết sức thận trọng, phải được sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

– Trước khi dùng Vitamin B12, bạn nên báo với bác sĩ tình hình sức khỏe của mình, đặc biệt nếu bạn đang mắc bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào, hoặc cơ thể đang thiếu máu do sắt hay thiếu axit folic. Bạn cũng nên cho bác sĩ biết các loại thuốc, thảo dược hay thực phẩm chức năng mà mình đang sử dụng.

– Thiếu Vitamin B12 có thể gây thiếu máu, mệt mỏi, trầm cảm, thiếu Vitamin B12 lâu dài có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho não và hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, bạn cần thường xuyên bổ sung Vitamin B12 hàng ngày từ chế độ ăn uống. Chú ý các loại thực phẩm giàu Vitamin B12.

– Không nên sử dụng Vitamin B12  nếu bị dị ứng với Coban, hoặc nếu bạn mắc bệnh Leber. Vitamin B12 có thể gây tổn thương dây thần kinh thị giác (và có thể gây mù) ở những người bị bệnh Leber ( bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc bẩm sinh gây mù ở trẻ em).

Bảo quản Vitamin B12

– Bảo quản ở nhiệt độ phòng.

– Tránh ẩm ướt, tránh ánh sáng.

– Đặt thuốc xa tầm tay trẻ nhỏ.

Trên đây là những thông tin về Vitamin B12. Hy vọng với những thông tin mà bài viết mang lại có thể giúp bạn hình dung được Vitamin B12 là thuốc gì và hiểu thêm về công dụng cũng như cách dùng của nó để có thể yên tâm sử dụng. Cảm ơn sự quan tâm của bạn dành cho bài viết.

Vitamin B12® là thuốc gì?
Rate this post
Vitamin B12® là thuốc gì?
Rate this post
]]>
https://lathuocgi.com/vitamin-b12/feed/ 0
 Vitamin B3® là thuốc gì? https://lathuocgi.com/vitamin-b3/ https://lathuocgi.com/vitamin-b3/#respond Sat, 30 Sep 2017 16:18:18 +0000 https://lathuocgi.com/?p=578 Vitamin B3 là một loại thuốc ổn định nhất cần được đáp ứng cho mỗi cơ thể con người, có tên gọi khác là Nicotinic acid. Đó là loại  vitamin có thể tan  được trong nước và alcohol. Vitamin B3 luôn luôn bền vững với ôxy hóa, môi trường kiềm cũng như nhiệt độ và ánh sáng. Loại Vitamin B3 này có rất nhiều ở gan và trong tất cả các tổ chức khác, nó có cả trong thực vật lẫn động vật.
 Vitamin B3® là thuốc gì?
3 (60%) 2 votes

Tầm quan trọng của Vitamin B3 với cơ thể của mỗi con người.

Vitamin B3 có một vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể của mỗi chúng ta, nó tham gia  trực tiếp vào 150 quy trình khác nhau trong cơ thể con người con người, đặc biệt là quy trình tạo ra năng lượng cho con chúng ta để có thể sinh hoạt.

Điều đặc biệt loại Vitamin B3  này rất có ích cho quá trình sản xuất các loại hooc môn, chẳng hạn như  các loại  hoocmon sinh dục các phái nam ( cánh mày râu) và nữ, ngoài ra loại Vitamin B3 này còn có khả năng  ngăn chặn được biến dạng của AND tạo ra. Từ đó, có thể giúp chúng ta phòng ngừa được các chứng bệnh về ung thư….

Một điều cần nói đến là Vitamin B3 đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể của chúng ta chống lại những độc tố ra khỏi cơ thể qua việc tiết mồ hồi.

Trong nhóm Vitamin thì  Vitamin B3 là một loại vitamin rất độc đáo. Vì nó có thể sản sinh ra được. Các loại thực phẩm cung cấp chính  Vitamin B3 cho cơ thể của chúng ta hoàn toàn  tự nhiên có trong: Cá ngừ, Cá hồi, Thịt và các rau xanh đã được nấu…

Dấu hiệu nhận biết thiếu Vitamin B3

Nếu bạn đang gặp một trong số triệu chứng sau thì chắc rằng bạn đang bị thiếu hụt Vitamin B3 ( niacin) một cách trầm trọng :

– Người hay bị căng thẳng, mệt mỏi.

– Cơ thể bị suy nhược, đau đầu.

– Hay mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

– Cơ thể suy yếu và có dấu hiệu biếng ăn.

– Da bị viêm khi phải tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời  bị đỏ sẫm, bóc vảy.

Rối loạn tâm thần: Cơ thể hay bị mê sảng, ảo giác, có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và cảm giác.

Liều dùng  – Cách dùng của Vitamin B3

Thuốc vitamin B3 (niacin) có những dạng bào chế khác nhau như:

– Dung dịch uống

– Dạng viên nang

– Kem thoa da

Tuy khác nhau về hình dạng nhưng chức năng của thuốc vẫn không đổi.

Cách dùng:

Đối với dạng thuốc viên nén, viên nang, thì bạn có thể hai cách là uống kèm hoặc không kèm với thức ăn. Đặc biệt bạn không được nhai, bẻ,  hay là nghiền đập viên thuốc mà hãy nuốt nguyên viên kèm một cốc nước ấm.

Còn đối với dung dịch uống vitamin B3, thì bạn lường bằng một  muỗng.  Nếu có thắc mắc thì bạn có thể hỏi trực tiếp nhân viên y tế về cách dùng thuốc để được hướng dẫn cách sử dung thuốc thật chính xác.

Liều dùng:

Liều dùng thuốc Vitamin B3 sẽ được thay đổi theo từng độ tuổi của trẻ như sau:

  • Trẻ 0 – 6 tháng tuổi , uống 2 mg mỗi ngày
  • Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, uống 3 mg mỗi ngày;
  • Trẻ từ 1 – 4 tuổi, uống 6 mg mỗi ngày;
  • Trẻ 4 – 9 tuổi, uống 8 mg mỗi ngày;
  • Trẻ 9 – 14 tuổi, uống 12 mg mỗi ngày;
  • Trẻ 14 – 18 tuổi, uống 16 mg mỗi ngày (đối với con trai) và 14 mg mỗi ngày (đối với con gái).

Liều dùng cho người lớn cần bổ sung Vitamin B3:

–  Đối với cơ thể của nam giới từ 19 tuổi trở lên nên uống 16 mg mỗi ngày.

–  Đối với cơ thể của nữ giới từ 19 tuổi trở lên nên  uống 14 mg mỗi ngày.

–  Đối với phụ nữ  đang trong giai đoạn mang thai nên dùng 18 mg mỗi ngay.

– Đối với phụ nữ đang  trong giai đoạn cho con bú nên dùng 17 mg mỗi ngày.

Liều dùng thuốc Vitamin B3 sẽ thay đổi theo độ tuổi của trẻ như sau:

  • Trẻ 0 – 6 tháng tuổi , uống 2 mg mỗi ngày
  • Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, uống 3 mg mỗi ngày;
  • Trẻ từ 1 – 4 tuổi, uống 6 mg mỗi ngày;
  • Trẻ 4 – 9 tuổi, uống 8 mg mỗi ngày;
  • Trẻ 9 – 14 tuổi, uống 12 mg mỗi ngày;
  • Trẻ 14 – 18 tuổi, uống 16 mg mỗi ngày (đối với con trai) và 14 mg mỗi ngày (đối với con gái).

 Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc Vitamin B3

Vitamin B3 (Niacin) được dùng để hỗ trợ  và điều trị các bệnh sau đây:

– Phòng ngừa và điều trị người có Cholesterol cao, bệnh nhân bị  nứt da, mất trí nhớ, và trầm cảm.

– Động mạch bị tắc, các bệnh về tim , võng mạc bị yếu, hoa mắt (bệnh về mắt).

– Bệnh Alzheimer (suy giảm tinh thần).

– Người bị rối loạn các chức năng, hay bị  nhức đầu, dùng cho đối tượng bi viêm gan C.

– Mức độ phốt pho trong máu cao, người hay bị đau, viêm xương khớp (niacinamide). Làm chậm sự tiến triển của bệnh tiểu đường tuýp 1.

– Điều trị cho các bệnh nhân thiếu hụt vitamin B3 tự nhiên, hạ cholesterol và triglycerides máu.

 Chống chỉ định đối với những trường hợp:

  • Đối với người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày.
  • Người thường xuyên dùng các chất kích thích.
  • Bị gan hoặc thận

 Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc

Cũng giống như các loại thuốc khác trên thị trường, thuốc Vitamin B3 (niacin) cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Trong quá trình dùng thuốc,mà mắc phải một trong số triệu chứng không mong muốn này thì bạn nên tới cơ sở Y tế gần nhất để được  các bác sĩ tư vấn và có cách giải quyết tốt nhất.

  • Cơ thể ngứa, mẩn đỏ.
  • Chóng mặt, buồn nôn.
  • Tiêu chảy, ho.
  • Tim đập nhanh hơn.
  • Nước tiểu có màu vàng sậm.
  • Cơ thể bị bầm tím.
  • Khó thở hoặc khó nuốt.
  • Các cơ đau nhức không rõ nguyên nhân.

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, xin hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Một số lưu ý khi dùng Vitamin B3

Tương tác thuốc và đề phòng biến chứng.

Tương tác thuốc có khả năng làm thay đổi hoạt động của thuốc hoặc làm  gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ khi dùng chung. Sau đây là một số loại thuốc có thể tương tác với nhóm vitamin B3 khi dùng chung.

– Thuốc kháng sinh tetracycline – kháng sinh này có khả năng làm giảm hấp thu và hiệu quả của vitamin B3;

– Nhóm Phenytoin và axit valproic –làm thiếu hụt vitamin B3.

– Thuốc trị lao isoniazid – thuốc này có thể gây thiếu hụt niacin;

Chế độ ăn uống:

Trong quá trình dùng thuốc nếu bạn uống rượu và thuốc lá thì làm cho thuốc có thể tương tác với vài loại nhất định. Về vấn đề này bạn nên gặp bác sĩ để tham khảo thêm ý kiến về việc dùng thuốc cùng với các loại thức ăn,  kết hợp với rượu và thuốc lá.

Ngoài ra tình trạng sức khỏe có ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang có bất cứ vấn đề nào về sức khỏe.

Bảo quản thuốc như thế nào?

Cách tốt nhất để bảo quản thuốc vitamin B3 là ở nhiệt độ dưới 30, để nơi khô ráo tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không nên bảo quản thuốc trong môi trường ẩm ướt. Mỗi loại thuốc luôn các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn  nên xem kỹ hướng dẫn trên bao bì sử dụng hoặc hỏi trực tiếp với các bác sĩ để có cách bảo quản thuốc tốt nhất.  Bạn nên để tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi.

Chú ý khác

Hãy thông báo cho bác sỹ tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc gặp phải. Để xa tầm tay trẻ em, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng. Không sử dụng thuốc khi đã đổi màu sắc, nếu cần biết thêm thông tin xin hỏi ý kiến của thầy thuốc để được hướng dẫn.

 Vitamin B3® là thuốc gì?
3 (60%) 2 votes

 Vitamin B3® là thuốc gì?
3 (60%) 2 votes
]]>
https://lathuocgi.com/vitamin-b3/feed/ 0