thuốc metronidazol 400mg – lathuocgi.com https://lathuocgi.com Fri, 05 Oct 2018 04:36:19 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1 Metronidazole® là thuốc gì? https://lathuocgi.com/metronidazole/ https://lathuocgi.com/metronidazole/#respond Sun, 25 Mar 2018 12:02:11 +0000 https://lathuocgi.com/?p=2736 Một trong các thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn thường được các bác sĩ kê trong các đơn thuốc hiện nay là Metronidazole. Đây là một loại kháng khuẩn dùng để điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng. Mời bạn theo dõi tiếp bài viết Metronidazole là thuốc gì sau đây để có thêm nhiều thông tin về thuốc nhé!
Metronidazole® là thuốc gì?
Rate this post

Metronidazole
Metronidazole là thuốc gì?

Tổng quan về thuốc Metronidazole

Metronidazole với thành phần chính là hoạt chất cùng tên, là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm.

Metronidazole còn có tên biệt dược là Choongwae trizele, hay Flagyl 250 mg, đây là thuốc kháng khuẩn thuộc họ nitro – 5 imidazole, hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn kỵ khí và động vật nguyên sinh.

Metronidazole có tác dụng tốt với cả amip ở trong và ngoài ruột, cả thể cấp và mạn tính. Với lỵ amip mạn ở ruột, thuốc có tác dụng yếu hơn do ít xâm nhập vào đại tràng. Mời bạn xem chi tiết hơn tại địa chỉ >> http://tybachthao.com.vn/nhiem-amip-la-gi/

Metronidazole thường được hấp thu nhanh và hoàn toàn theo đường uống, đạt tới nồng độ trong huyết tương xấp xỉ 10mg/ml khoảng 1 giờ sau khi uống 500mg. Thời gian bán hủy của Metronidazole trong huyết tương khoảng 8 giờ.

Không quá 20% Metronidazole liên kết với protein huyết tương. Metronidazole khuếch tán tốt vào các mô và dịch cơ thể kể cả mật, gan và áp xe gan, dịch não tủy, nước bọt, tinh dịch, dịch tiết âm đạo – đạt được nồng độ gần bằng nồng độ huyết tương.

Metronidazole chuyển hóa ở gan thành 2 chất chuyển hoá chính là chất chuyển hoá alcohol có tác dụng diệt vi khuẩn kỵ khí và chất chuyển hoá acid có tác dụng diệt khuẩn 5% so với Metronidazole.

Metronidazole thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng chuyển hóa, một lượng nhỏ thải trừ qua phân.

Dạng và hàm lượng của thuốc Metronidazole

Thuốc Metronidazole được bào chế ở các dạng sau:

– Viên nén, viên nén bao phim.

– Gel bôi da.

– Gel bôi nha khoa.

– Dung dịch dùng ngoài.

– Dung dịch tiêm truyền.

Chỉ định dùng thuốc Metronidazole

Metronidazole được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

– Nhiễm Trichomonas vaginalis ở đường niệu – sinh dục.

–  Bệnh do amip (lỵ amip, áp xe gan).

– Viêm âm đạo không đặc hiệu.

– Bệnh do Giardia lamblia, Dracunculus medinensis.

– Viêm loét miệng, trứng cá đỏ.

– Điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn kị khí trong phẫu thuật.

– Điều trị dự phòng nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí trong các trường hợp phẫu thuật có nguy cơ cao.

– Dùng liên tục với đường tiêm truyền để điều trị hoặc phòng ngừ nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí.

Chống chỉ định dùng thuốc Metronidazole

Không dùng Metronidazole trong các trường hợp sau:

– Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với Metronidazole.

– Bệnh nhân bị động kinh.

– Người bị rối loạn đông máu.

Bên cạnh đó phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ và các bà mẹ đang cho con bú chỉ nên dùng thuốc Metronidazole khi thật cần thiết bởi các nghiên cứu cho thấy thuốc có bài tiết qua sữa mẹ và có ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu bạn đang dự định có bầu thì cũng nên trò chuyện để bác sĩ nắm được tình hình sức khỏe và chỉ định đơn thuốc thích hợp, tránh gây các ảnh hưởng tiêu cực không mong muốn.

Liều dùng của thuốc Metronidazole

Chúng tôi sẽ nêu liều dùng cụ thể thuốc Metronidazole của một vài dạng thuốc tiêu biểu và tương ứng với những mục đích điều trị khác nhau như sau:

Điều trị amip, liên tục trong 7 – 10 ngày.

+ Người lớn: uống mỗi ngày 6 – 9 viên, chia làm 3 lần.

+Trẻ em: uống mỗi ngày 35 – 50mg/kg, chia làm 3 lần.

Trong bệnh amip ở gan, giai đoạn mưng mủ, cần dẫn lưu mủ song song với điều trị bằng Metronidazole.

– Bệnh do Trichomonas đường niệu – sinh dục:

+ Viêm âm đạo và niệu đạo do Trichomonas ở nữ giới: liều duy nhất 2g hoặc điều trị phối hợp trong 10 ngày: 500 mg mỗi ngày, chia làm 2 lần và đặt thêm một viên trứng vào buổi tối.

+ Viêm niệu đạo do Trichomonas ở nam giới: liều duy nhất 2g hoặc điều trị phối hợp trong 10 ngày: mỗi ngày 500 mg chia làm 2 lần.

– Bệnh do Giardia:

+ Người lớn: Uống mỗi ngày 1 lần với liều 2g, uống trong 3 ngày, hoặc ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên trong 5 – 7 ngày.

+ Trẻ em: Uống mỗi ngày 15mg/kg, chia làm 3 lần trong 5 – 10 ngày.

– Điều trị nhiễm khuẩn kỵ khí:

+ Người lớn: Uống 7,5mg/kg (tối đa 1g), cách 6 giờ 1 lần, dùng trong 7 ngày hoặc lâu hơn.

+ Trẻ em: uống 7,5mg/kg, cách 8 giờ 1 lần.

– Phòng nhiễm khuẩn kỵ khí sau phẫu thuật: dùng mỗi ngày 20 – 30mg/kg, chia làm 3 lần. Thường phối hợp với kháng sinh b – lactam hoặc aminoglycoside.

– Viêm âm đạo không đặc hiệu: dùng 500 mg chia làm 2 lần uống trong ngày. Điều trị đồng thời cho cả người có quan hệ tình dục.

Tương tác thuốc Metronidazole

Việc xảy ra tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Thành phần trong thuốc Metronidazole có thể xảy ra quá trình tương tác với một số thuốc kháng sinh hay điều trị bệnh khác.

Điều này dẫn đến việc thay đổi, biến dị tác dụng của thuốc và sinh ra những phản ứng không mong muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của người bệnh. Do đó, nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc chữa bệnh nào thì hãy trình bày với dược sĩ, bác sĩ để có lời khuyên và sự chỉ định đúng đắn.

Bên cạnh đó, các loại thực phẩm chức năng cũng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động, động dược và động lực học của thành phần thuốc Metronidazole. Hãy liệt kê danh sách những tên thuốc và đưa cho bác sĩ trước khi nhận đơn thuốc có chứa Metronidazole.

Rượu, bia, thuốc lá, cà phê hay bất cứ chất kích thích thần kinh nào cũng có thể gây tác dụng phụ nhất định, làm thay đổi hiệu quả điều trị của thuốc Metronidazole. Rượu có thể gây đỏ bừng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn, co cứng bụng và ra mồ hôi. Vậy nên không uống rượu, các thức uống có cồn trong thời gian dùng thuốc Metronidazole.

Tình trạng sức khỏe của bạn cũng ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Nếu bạn đang mắc bệnh, điều trị song song các bệnh khác thì việc dùng thuốc Metronidazole cũng sẽ khác nhau về liều lượng, cách dùng và những lưu ý cần thiết. Vì vậy hãy báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình trong dịp thăm khám nhé.

Khi sử dụng Metronidazole cần chú ý không dùng chung với các loại thuốc sau :

– Disulfiram: vì có thể gây rối loạn thần kinh.

– Warfarin và các thuốc đông máu đường uống khác: có thể tăng tác dụng chống đông máu.

– Phenytoin, Phenobarbital: vì làm giảm nồng độ của Metronidazole huyết thanh.

– Cimetidine: vì làm tăng nồng độ của Metronidazole huyết thanh.

– Lithium, Ciclosporin:  Metronidazole có thể làm tăng nồng độ của các chất này trong huyết thanh.

– 5 – fluorouracil: Metronidazole làm tăng độc tính của 5– fluorouracil do làm giảm sự thanh thải của chất này.

Ngoài ra trong xét nghiệm cận lâm sàng: Metronidazole có thể làm bất động xoắn khuẩn do đó làm sai kết quả xét nghiệm Nelson.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Metronidazole

Nếu bạn dùng thuốc đúng liều và theo đúng chỉ định thì rất hiếm khi xảy ra tác dụng phụ. Tuy nhiên khi bạn dùng thuốc không đúng cách hoặc tuân thủ không đúng chỉ định, kiêng cử hay do cơ thể phản ứng vì các loại thuốc tương tác, tình trạng sức khỏe không cho phép có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình điều trị và đôi khi còn gây nguy hại đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người bệnh.

Do đó, bệnh nhân phải ngưng thuốc tạm thời và trình bày với bác sĩ nhanh chóng nếu phát hiện thấy những triệu chứng bất thường ban đầu như sau:

– Rối loạn nhẹ đường tiêu hóa: với các biểu hiển buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, miệng có vị kim loại, tiêu chảy.

– Giảm bạch cầu.

– Phản ứng dị ứng: phồng rộp da, ngứa da, nhức đầu, chóng mặt, viêm lưỡi với cảm giác khô miệng.

– Viêm tuỵ, hồi phục khi ngưng điều trị.

– Nước tiểu sẫm màu.

– Dấu hiệu thần kinh, tâm thần: cơn động kinh, lẫn, co giật. Bệnh thần kinh cảm giác ngoại biên. Tuy nhiên các triệu chứng này luôn luôn giảm rồi hết hẳn khi ngưng điều trị.

Những tác dụng kể trên không phải xuất hiện với tất cả người sử dụng thuốc mà còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, đặc biệt là những người lạm dụng, sử dụng  thuốc Metronidazole với liều lượng cao và kéo dài. Chính vì vậy, bất cứ bệnh nhân nào cũng không được tự ý dùng thuốc mà cần có sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ.

Những chú ý khác trong việc dùng thuốc Metronidazole

Tóm lại, muốn dùng thuốc Metronidazole một cách đúng đắn và có hiệu quả thì cần ghi nhớ những điều sau:

– Báo cho bác sĩ biết về tình trạng của bạn: mức độ bệnh, triệu chứng, cơ địa, đặc điểm dị ứng, các cuộc phẫu thuật nếu có, tình trạng mang thai – cho con bú nếu có.

–  Ngưng trị liệu bằng Metronidazole khi bị mất điều hòa, chóng mặt hoặc rối loạn tâm thần.

– Thuốc có thể làm nặng thêm trạng thái thần kinh ở những người bị bệnh ở hệ thần kinh trung ương hoặc ngoại biên nặng, ổn định hoặc tiến triển. Do đó cần lưu ý điều trị ở đối tượng này.

– Theo dõi công thức bạch cầu ở người có tiền sử rối loạn thể tạng máu hoặc khi điều trị liều cao và kéo dài.

– Cần giảm liều ở người suy gan nặng.

– Metronidazole có thể gây chóng mặt, co giật vì vậy người lái xe hay vận hành máy nên thận trọng khi dùng thuốc.

– Không tự ý dùng thuốc khi chưa thăm khám và được bác sĩ hướng dẫn cụ thể. Trẻ em và người lớn tuổi cần được quan sát chặt chẽ để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

– Khi có dấu hiệu tác dụng phụ thì không tiếp tục dùng nữa, hãy báo cho bác sĩ biết và quyết định sau đó.

– Không dùng thuốc đồng thời với những loại thuốc, chất khác có tương tác đã được bác sĩ liệt kê.

Bảo quản thuốc Metronidazole

– Bảo quản ở nhiệt độ phòng dưới 30 độ C.

– Giữ thuốc trong bao bì kín, tránh nơi ẩm ướt, tránh ánh sáng.

– Đặt thuốc tránh xa tầm với của trẻ nhỏ và vật nuôi.

– Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hư hỏng như mốc, tróc vỏ bao bì,…

– Đối với thuốc không dùng nữa, phải tiêu hủy theo quy định hoặc tham khảo ý kiến dược sĩ, không vứt bừa bãi.

Trên đây là những thông tin xung quanh thuốc Metronidazole. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích giúp bạn hình dung được Metronidazole là thuốc gì và hiểu thêm về công dụng cũng như cách dùng của thuốc để có thể yên tâm sử dụng. Cảm ơn sự quan tâm của bạn dành cho bài viết.

Metronidazole® là thuốc gì?
Rate this post

Metronidazole® là thuốc gì?
Rate this post
]]>
https://lathuocgi.com/metronidazole/feed/ 0
Metronidazol 250mg® là thuốc gì? https://lathuocgi.com/metronidazol-250mg/ https://lathuocgi.com/metronidazol-250mg/#respond Sun, 24 Sep 2017 13:36:06 +0000 https://lathuocgi.com/?p=425 Thuốc Metronidazol 250 mg (có thể viết là Metronidazol 250 mg) thuộc nhóm kháng sinh nitroimidazoles, chỉ xử lý nhiễm khuẩn protozoa, kháng lại sự tăng trưởng và sinh sản của các loại vi khuẩn và động vật nguyên sinh. Metronidazol 250mg là thuốc gì? Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu để biết cách sử dụng cho đúng đắn loại thuốc này.
Metronidazol 250mg® là thuốc gì?
Rate this post

Giới thiệu về thuốc Metronidazol 250 mg

Thành phần: Thành phần chính của thuốc Metronidazol 250 mg là chất Metronidazole, một hoạt chất 5 – nitro – imidazole có phổ hoạt tính rộng trên động vật nguyên sinh như amip, giardia và trên vi khuẩn kị khí.

Dạng bào chế và đóng gói: Thuốc Metronidazol 250 mg được bào chế dạng viên nang hình tròn và đóng gói theo quy cách: hộp 10 vỉ x 10 viên.

Cơ chế hấp thu, chuyển hóa và bài trừ: Thuốc Metronidazol 250 mg được hấp thu nhanh và hoàn toàn theo đường uống, sau khi uống 250 mg trong vòng 1 giờ thì đạt tới nồng độ huyết tương xấp xỉ 10 mg/ml. Sau đó thành phần thuốc được phân giải , khuếch tán vào các mô và dịch cơ thể kể cả Metronidazol 250 Metronidazol 250 mật, gan và áp xê gan, dịch não tủy, nước bọt, tinh dịch, dịch tiết âm đạo.

Thuốc qua được nhau thai và qua sữa  mẹ, chuyển hóa ở gan thành các chất chuyển hóa vẫn còn phần nào tác dụng dược lý, thời gian bán hủy của Metronidazol 250 mg trong huyết tương khoảng 8 giờ.

Thuốc Metronidazol 250 mg được thải trừ qua đường tiêu hóa dưới dạng chuyển hóa, khi bệnh nhân đi tiểu và một số ít khi đi cầu.

Thuốc Metronidazol 250 mg được chỉ định dùng cho các trường hợp sau

Thuốc dùng để điều trị các vấn đề khá phổ biến trong đời sống như:

  • Nhiễm Trichomonas vaginalis ở đường niệu, sinh dục, đặc biệt là ở nữ giới.
  • Bệnh lỵ amip, áp xê gan do amip, tức là nhiễm đơn bào Entamoeba histolytica.
  • Viêm nhiễm âm đạo không đặc hiệu cấp, các vấn đề vùng kín nữ giới.
  • Bệnh do nhiễm ký sinh đơn bào đường ruột giardia lamblia, dracunculus medinensis.
  • Viêm loét niêm mạc miệng lưỡi, sưng nóng, đau miệng, vấn đề trứng cá đỏ.

Những tác dụng của thuốc Metronidazol 250 mg được sử dụng đúng và hiệu quả khi có sự chỉ định chuyên khoa của các bác sĩ hoặc dược sĩ tùy theo tình trạng của mỗi bệnh nhân.

Không dùng thuốc Metronidazol 250 mg trong các trường hợp sau

Đối với một số đối tượng, việc dùng thuốc Metronidazol 250 mg để điều trị bệnh có thể gây ra phản ứng xấu, đó là:

– Người có mẫn cảm với thành phần của thuốc, dị ứng, có tiền sử dị ứng, gặp hậu quả do thuốc trong quá khứ.

– Người mẫn cảm cao với nhóm thuốc kháng sinh dẫn chất nitro – imidazole hoặc các dẫn xuất tổng hợp nitrothiazole.

– Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, phụ nữ 250 mới sinh con, trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi.

Ngoài ra, các bác sĩ sẽ dựa trên những đặc điểm tình trạng bệnh nhân như triệu chứng, mức độ bệnh, cơ địa,… để đưa ra những lời khuyên về việc có nên dùng thuốc Metronidazol 250 mg hay không.

Bên cạnh đó, có vài trường hợp khi quyết định sử dụng thuốc Metronidazol 250 mg cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ như:

  • Bệnh nhân bị các bệnh liên quan đến suy giảm chức năng thận, gan.
  • Bệnh nhân bị các vấn đề tim mạch như huyết áp cao thấp bất thường, có tiền sử đột quỵ, ngất xỉu.
  • Người bị viêm loét dạ dày, đường ruột, hệ thống tiêu hóa suy yếu, thường bị đau bụng.
  • Người có vấn đề về thần kinh, bị động kinh, giảm trí nhớ, tinh thần bất ổn.

Cách dùng và liều dùng thuốc  Metronidazol 250 mg

Thuốc Metronidazol 250 mg được chỉ định uống cùng với nhiều nước, uống cùng hoặc sau bữa ăn, cách khoảng 30 phút.

Liều dùng tùy theo mỗi bệnh án:

Điều trị bệnh do amip: Người lớn uống 6 – 9 viên mỗi ngày, trẻ em uống 35 – 50 mg/kg mỗi ngày.

Bệnh do trichomonas đường niệu, sinh dục: Uống 1 liều duy nhất 8 viên vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc uống 3 viên mỗi ngày trong vòng 7 ngày hoặc dùng đặt âm đạo đối với nữ giới theo chỉ định.

Bệnh do giardia: Người lớn uống 8 viên mỗi ngày trong vòng 3 ngày, trẻ em uống 15 mg/kg chia 3 lần trong vòng 5 đến 10 ngày.

Nhiễm khuẩn kỵ khí: Người lớn uống tối đa 4 viên cách 6 giờ 1 lần trong vòng 7 ngày, trẻ em uống 7,5 mg/kg cách 8 giờ 1 lần.

Nhiễm H.pylori: Dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 500 mg  phối hợp với chất bismuth hoặc chất ức chế bơm proton và các khoáng sinh khác.

– Phòng nhiễm khuẩn kỵ khí sau phẫu thuật: Uống mỗi ngày 3 lần, tổng cộng 20 đến 30 mg/kg, phối hợp với kháng sinh b-lactam hoặc aminoglycoside.

Trước khi dùng thuốc Metronidazol 250 mg, hãy lưu ý một số điều sau

Cũng như đa số các loại thuốc khác, thuốc Metronidazol 250 mg khi được dùng cũng cần lưu ý những điều như:

– Báo với dược sĩ hoặc bác sĩ về các loại thuốc mình đang dùng để điều trị bệnh khác.

– Nói rõ về tình trạng dị ứng, phản ứng của cơ thể đối với bất kỳ thành phần của loại thuốc nào đã từng dùng.

– Cho biết về tình trạng mang thai, vừa mới sinh con, các cuộc phẫu thuật nếu có  hay có dự định sinh con để bác sĩ có sự chỉ định chính xác.

– Đảm bảo bản thân không bị các vấn đề như đã kể trong phần chống chỉ định ở trên. Nếu có thì hãy hỏi kĩ bác sĩ về sự so sánh giữa nguy cơ và lợi ích của việc dùng thuốc đối với sức khỏe.

Ngoài ra, trong quá trình uống thuốc Metronidazol 250 mg, bệnh nhân không được uống rượu bia, hút thuốc lá và dùng các loại thực phẩm kích thích thần kinh để đảm bảo sự hiệu quả và an toàn.

Nếu tự ý dùng thuốc, không có sự hướng dẫn và chỉ định sử dụng của dược sĩ, bệnh nhân sẽ có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Metronidazol 250 mg

Những biểu hiện không đáng ngại:

  • Rối loạn nhẹ đường tiêu hóa như buồn nôn và nôn,đau bụng, miệng có vị tanh kim loại, tiêu chảy.
  • Chóng mặt, buồn ngủ, lười biếng, cảm thấy mệt mỏi, miệng đắng, cổ họng khô, khát nước, hoa mắt.

Những biểu hiện nghiêm trọng:

  • Bị mất điều hòa thân nhiệt, sốt cao nhưng cảm giác lạnh run, đổ mồ hôi tầm tã.
  • Rối loạn tâm thần, mất kiểm soát hành vi và thái độ, mắt bị hoa hoặc nhìn đôi.
  • Rối loạn thể tạng máu, ngất xỉu, co giật, sùi bọt mép (những biểu hiện hiếm có).

Tác dụng phụ xảy ra có thể do cách sử dụng, liều lượng không đúng với chỉ dẫn, hoặc phản ứng vì vấn đề của cơ thể, các loại thuốc tương tác với thành phần thuốc Metronidazol 250 mg.

Hãy đưa bệnh nhân tới bệnh viện nếu gặp tình trạng tác dụng phụ nghiêm trọng để được xử lý.

Metronidazol 250mg® là thuốc gì?
Rate this post

Metronidazol 250mg® là thuốc gì?
Rate this post
]]>
https://lathuocgi.com/metronidazol-250mg/feed/ 0
Maloxid® là thuốc gì? https://lathuocgi.com/maloxid/ https://lathuocgi.com/maloxid/#respond Sun, 03 Sep 2017 15:37:52 +0000 https://lathuocgi.com/?p=233 Thuốc Maloxid thuộc nhóm thuốc kháng acid dạ dày – tá tràng. Thuốc được sản xuất bởi công ty cổ phần hóa dược phẩm Mekophar, Việt Nam và được dùng phổ biến cho những trường hợp bị các bệnh liên quan đến vấn đề dạ dày – tá tràng, là những căn bệnh thường gặp hiện nay, xảy ra ở bất kỳ ai trong chúng ta. Bây giờ hãy cùng theo dõi bài viết để tìm hiểm kĩ hơn Maloxid là thuốc gì và công dụng của nó ra sao nhé. 

Bạn có quan tâm:

Xưởng sản xuất sỉ giày VNXK tại TpHCM

Maloxid® là thuốc gì?
Rate this post

Maloxid là thuốc gì? Các đặc điểm của thuốc Maloxid

Dạng bào chế: Viên nén hình tròn đóng vỉ theo quy cách mỗi hộp 10 vỉ, mỗi vỉ có 8 viên.

Ngoài ra thuốc Maloxid còn có dạng thuốc nước và thuốc dạng huyền phù (thuốc sữa) nhưng ít phổ biến hơn dạng viên nén.

Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thành phần hóa học: Trong 1 viên nén có chứa thành phần gồm 400 mg Magnesium trisilicate khan, 300 mg Aluminium hydroxide (gel khô). Hai chất này có hiệu quả làm tăng pH dịch dạ dày sẽ ức chế tác dụng của pepsin làm tiêu protein, giảm các triệu chứng xấu xảy ra ở đường tiêu hóa, chẳng hạn ở những người bị loét dạ dày, táo bón, tiêu chảy,…

Cách dùng: Viên nén của thuốc Maloxid dùng bằng cách nhai kĩ trước khi uống. Người bệnh dùng nó khi có cơn đau hoặc 1 – 2 giờ sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Nên uống nhiều nước mỗi lần uống thuốc để các chất được hấp thu và chuyển hóa nhanh, không làm hại dạ dày.

Liều dùng: Tùy theo mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cho đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh cũng như cơ địa của họ. Liều dùng sau đây chỉ mang tính tham khảo, không khuyến cáo áp dụng cho tất cả mọi trường hợp: mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 viên đối với người lớn và ½ viên đối với trẻ em trên 6 tuổi. Với trẻ em dưới 6 tuổi không có liều dùng chính xác, có thể tham khảo bác sĩ.

Hấp thu và bài trừ: Qua đường tiêu hóa.

Cơ chế hoạt động: Hai chất Magnesium trisilicate và Aluminium hydroxide trong thành phần của thuốc Maloxid được hấp thu qua đường tiêu hóa, đi vào cơ thể bắt đầu chuyển hóa và phân giải, kết hợp với nhau tấn công vào những tác nhân gây ra các triệu chứng của bệnh đường ruột, dạ dày như là những vi khuẩn có hại trong các cơ quan này. Từ đó ức chế các cơn đau, khó chịu và cơ thể giảm dần những triệu chứng thể hiện ra bên ngoài.

Bảo quản thuốc: Để thuốc nơi khô ráo, độ ẩm không quá 70%, nhiệt độ không quá 30˚C, tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt. Đặc biệt là bảo quản các viên thuốc trong hộp kín, nếu chưa dùng tới thì không nên lấy ra khỏi vỉ vì khi thuốc tiếp xúc nhiều với không khí trong thời gian dài sẽ gây biến đổi chất, có những phản ứng hóa học không có lợi.

Thuốc Maloxid chữa bệnh gì?

– Viêm loét dạ dày, hoành tá tràng, thừa acid dịch vị, rối loạn tiêu hóa: Tá tràng là gì? Xem tại: http://tybachthao.com.vn/ta-trang-la-gi/

– Giảm các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, quặn bụng, ợ hơi: Xem chi tiết ợ hơi tại >> http://tybachthao.com.vn/o-hoi-keo-dai/

– Hỗ trợ điều trị các vấn đề nghiêm trọng của viêm đường ruột.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Maloxid

Trước khi tiến hành sử dụng Maloxid, cũng như bất cứ loại thuốc gì, hãy báo cho dược sĩ hoặc bác sĩ khám bệnh cho mình về tình trạng bệnh, mức độ, thời gian, cũng như tình trạng dị ứng của bản thân đối với bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm nào. Tất cả những điều này sẽ giúp bác sĩ dễ dàng đưa ra liều dùng hợp lý đế điều trị bệnh hiệu quả mà không gây ra tác dụng phụ.

Những tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Maloxid là:

– Dị ứng với các thành phần của thuốc, biểu hiện như sốt phát ban, buồn nôn, nôn, tay chân run,…

– Đau bụng râm ran hoặc dữ dội, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mù màu, đứng không vững,…

– Tình trạng tăng magnesi huyết khi dùng thuốc đối với người bị suy giảm chức năng thận.

– Nguy cơ bị xốp và loãng xương do dùng quá liều hoặc dùng lâu ngày làm cho hấp thu phosphate kém.

Để tránh những nguy cơ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn thì không dùng thuốc Maloxid cho những trường hợp sau:

– Bệnh nhân suy thận nặng, đang điều trị hoặc không.

– Người có vấn đề nghiêm trọng về gan, người suy tim.

– Người có mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Và nên thận trọng, hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc Maloxid trong những trường hợp sau:

– Bệnh nhân đái tháo đường (trong thuốc Maloxid có chứa đường RE).

– Người suy thận nhẹ, người bị chảy máu đường tiêu hóa.

– Phụ nữ có thai không nên dùng liều cao và thời gian dài.

Đặc biệt, thuốc Maloxid có tương tác với nhiều thành phần hóa học dẫn đến sự suy giảm tác dụng của chúng và bản thân thuốc Maloxid như Digoxine, Penicillamine, muối sắt, thuốc chống lao,… và rất nhiều loại khác. Vì thế nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc gì để điều trị những bệnh khác thì hãy báo cho bác sĩ để tránh các phản ứng có hại.

Nếu gặp những triệu chứng bất thường trong quá trình sử dụng thuốc Maloxid, bệnh nhân cần ngưng dùng thuốc và tìm kiếm sự giúp đỡ, đến gặp bác sĩ để được xử lý, không nên để tình trạng kéo dài. 

Maloxid® là thuốc gì?
Rate this post
Maloxid® là thuốc gì?
Rate this post
]]>
https://lathuocgi.com/maloxid/feed/ 0