alphachymotrypsin thuốc gì – lathuocgi.com https://lathuocgi.com Thu, 16 Aug 2018 04:56:00 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1 Chymotrypsin® là thuốc gì? https://lathuocgi.com/chymotrypsin/ https://lathuocgi.com/chymotrypsin/#respond Fri, 23 Feb 2018 03:48:59 +0000 https://lathuocgi.com/?p=2567 Thỉnh thoảng bạn bị đau, cảm hay viêm họng và đi khám hay ra các quầy thuốc tây trình bày tình trạng, bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ kê đơn, chỉ định thuốc. Khi đó, thông thường rất hay xuất hiện tên thuốc Chymotrypsin trong đơn uống. Có thể bệnh nhân sẽ thắc mắc Chymotrypsin là thuốc gì và nó có tác dụng như thế nào, chữa triệu chứng gì và có hiệu quả nhanh chóng không,… Vậy thì hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để giải đáp những điều cần biết về loại thuốc này. Đặc biệt, ngoài công dụng của thuốc ra thì đừng quên lưu ý cách dùng cũng như những điều cần thận trọng đối với việc điều trị bằng thuốc Chymotrypsin nhé. 
Chymotrypsin® là thuốc gì?
Rate this post

Chymotrypsin
Chymotrypsin

Sơ lược về thuốc Chymotrypsin

Chymotrypsin thuộc nhóm thuốc chống viêm, được dùng trong một số trường hợp bệnh với tác dụng chính là giảm phản ứng viêm phù, sưng tấy mô mềm hay giảm bài tiết hệ hấp – nguyên nhân chính gây viêm đường hô hấp. Chymotrypsin cũng chính là tên của một loại men phân giải protein, thủy phân chiết xuất từ tiền tố chymotrypsinogen của dịch tụy bò.

Thành phần của thuốc Chymotrypsin là hoạt chất cùng tên, có tác dụng điều trị hoặc làm giảm tình trạng đau, sốt, viêm. Chất này cũng có mặt trong một số loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, đau nhức tay chân hay bệnh gút,… Tên biệt dược thường được biết đến của thuốc Chymotrypsin là Alpha Chymotrypsin. Loại này có hàm lượng 4,2mg tương đưong với 21 microkatals, thuộc nhóm thuốc chống viêm không Steroid.

Thuốc Chymotrypsin được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như viên nén, dung dịch uống, viên con nhộng, dung dịch có hạt nhai, viên nhai hoặc dung dịch tiêm tĩnh mạch với các hàm lượng phù hợp. Tùy theo mỗi trường hợp bệnh và cơ địa bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cho đơn thuốc với liều lượng cũng như chỉ định cách dùng thuốc linh hoạt. Đối với trẻ em, thông thường dùng dung dịch uống, dung dịch có hạt nhai hoặc viên nhai. Những trường hợp bệnh cần liều mạnh hơn thường được chỉ định dùng dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch. Với các tiêm truyền thì thuốc phát huy tác dụng nhanh hơn, khả năng hiệu quả cao hơn, tuy nhiên không nên lạm dụng.

Tác dụng và chỉ định dùng thuốc Chymotrypsin

Thuốc Chymotrypsin với thành phần là dược chất Chymotrypsin có tác dụng trong việc giảm viêm, phù nề mô mềm do chấn thương, góp phần giúp các dịch lỏng trong tiết hô hấp ở người bệnh hô hấp bị tiêu hủy, trả lại sự khỏe mạnh cho các bộ phận này.

Chymotrypsin được chỉ định dùng cho các mục đích sau:

– Điều trị các chứng viêm tai kết dính, viêm xoang, viêm đường hô hấp trên cấp hoặc mạn tính.

– Dùng trong ngành nhãn khoa, chẳng hạn như phẫu thuật đục thủy tinh thể, chăm sóc sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, thuốc cũng được dùng khi phẫu thuật và giảm chấn thương cho mắt.

– Làm giảm phù nề bởi chấn thương hoặc sau phẫu thuật các bệnh lý tai mũi họng, xương khớp.

– Hỗ trợ điều trị hen suyễn, ho, viêm phế quản, các bệnh về phổi.

– Giảm nhanh và tạm thời tình trạng khó thở, nghẹt thở mà gây ra bởi viêm đường hô hấp thông thường.

Bên cạnh đó, đôi khi thuốc Chymotrypsin còn dùng cho điều trị viêm tuyến vú, viêm tinh hoàn (hỗ trợ). Tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp nào bị như trên cũng có thể tùy tiện dùng thuốc Chymotrypsin để điều trị. Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán bệnh, tình trạng sức khỏe và có sự hướng dẫn chuyên khoa chính xác.

Những đối tượng không nên điều trị bằng thuốc Chymotrypsin

Đối với những người nằm trong danh sách dưới đây thì tuyệt đối không nên có thuốc Chymotrypsin trong đơn thuốc chữa bệnh, hoặc nếu có thì phải do bác sĩ chuyên ngành chỉ định:

– Người bị dị ứng, quá mẫn cảm với thành phần của thuốc, đã có tiền sử gặp phản ứng phòng vệ với thuốc Chymotrypsin.

– Bệnh nhân bị chứng máu đông, rối loạn máu di truyền hoặc máu loãng khó đông và đang dùng thuốc chống những triệu chứng đó.

– Đối tượng dị ứng protein, viêm loét dạ dày, sắp trải qua phẫu thuật hoặc tiểu phẫu có liên quan đến tình trạng mà thuốc Chymotrypsin phối hợp điều trị.

– Bệnh nhân bị các vấn đề nghiêm trọng về gan, thận mà có chống chỉ định với thành phần của thuốc hoặc bất cứ loại thuốc tây nào.

Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ mang thai và các bà mẹ đang cho con bú cần phải thận trọng khi quyết định dùng thuốc Chymotrypsin bởi chưa có nguyên cứu chính xác nào khẳng định thuốc không có ảnh hưởng đến thời kỳ bào thai phát triển và em bé sơ sinh. Nếu bạn đang dự định có bầu thì cũng nên trò chuyện để bác sĩ nắm được tình hình sức khỏe và chỉ định đơn thuốc thích hợp, tránh gây các ảnh hưởng tiêu cực không mong muốn.

Cách dùng và liều dùng thuốc Chymotrypsin

Đối với mỗi dạng thuốc, chúng ta sẽ có cách sử dụng khác nhau do bác sĩ chỉ định để thuốc phát huy đúng tác dụng và không xuất hiện các tác dụng phụ, phản ứng không mong muốn. Nếu là thuốc viên nén uống, bạn nên bỏ nguyên một viên thuốc vào miệng và uống nhiều nước để thẩm thấu nhanh, tác động vào nguyên nhân bệnh để loại bỏ triệu chứng. Dạng thuốc tiêm truyền thì cần phải được thực hiện bởi bác sĩ, y tá có tay nghề. Nếu bệnh nhân là trẻ em hoặc người lớn tuổi, phải có người kiểm soát, chăm sóc và quan sát diễn biến sau khi uống thuốc. Hãy theo dõi tiến triển, hiệu quả của quá trình điều trị và xử lý kịp thời những trường hợp không mong muốn có thể xảy ra.

Chúng tôi sẽ nêu liều dùng cụ thể thuốc Chymotrypsin của một vài dạng thuốc tiêu biểu và tương ứng với những mục đích điều trị khác nhau như sau:

– Điều trị các bệnh liên quan đến thính lực: Pha thuốc loãng theo tỉ lệ 1 : 5.000 đối với lượng 150 đv/ml và pha loãng theo tỉ lệ 1 : 10.000 đối với lượng 75 đv/ml (người lớn).

– Hỗ trợ giảm phù nề sau chấn thương và phẫu thuật:

+ Thuốc bôi: Bôi lên vùng da bệnh và xoa đều nhẹ nhàng cho thuốc ngấm. Mỗi ngày bôi nhiều lần hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

+ Thuốc uống: Mỗi ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần 2 viên. Hoặc người bệnh có thể ngậm dưới lưỡi mỗi ngày khoảng 4 – 6 viên, chia làm nhiều lần, để viên nén tan dần dưới đầu lưỡi (người lớn).

+ Thuốc tiêm truyền tĩnh mạch: Mỗi ngày tiêm 1 lần với liều lượng 20 microkatal/5ml, bệnh nhân và người nhà không được tự tiêm tùy tiện.

Những thông tin về liều dùng trên đây chỉ mang tính tham khảo cho một vài dạng thuốc của Chymotrypsin. Vì thế bệnh nhân phải được bác sĩ chỉ dẫn liều dùng cũng như cách dùng cụ thể dành cho trường hợp bệnh, cơ địa của mình thì mới phát huy tác dụng chữa bệnh của thuốc và an toàn cho cơ thể.

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Chymotrypsin

Một vài tình huống, khi bạn dùng thuốc không đúng cách hoặc tuân thủ không đúng chỉ định, kiêng cử hay do cơ thể phản ứng vì các loại thuốc tương tác, tình trạng sức khỏe không cho phép,… Từ đó nảy sinh ra những phản ứng tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình điều trị và đôi khi còn gây nguy hại đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người bệnh. Do đó, bệnh nhân phải ngưng thuốc tạm thời và trình bày với bác sĩ nhanh chóng nếu phát hiện thấy những triệu chứng bất thường ban đầu như sau:

– Nóng, đỏ, sốt, buồn nôn hoặc nôn.

– Người phát ban, mẫn đỏ, ngứa ngáy khó chịu.

– Đau bụng, đau dạ dày, giảm acid dạ dày.

– Sốc phản vệ, mặt tím tái, tay chân lạnh, đổ mồ hôi, run rẩy.

– Ngất xỉu, mất kiểm soát hành vi và lý trí.

– Nghiêm trọng: gây mất dịch kính ở mắt (trường hợp dùng thuốc Chymotrypsin trong điều trị phẫu thuật đục thủy tinh thể khi bệnh nhân chưa đủ 20 tuổi).

– Khá nghiêm trọng: tăng tạm thời các nhãn áp làm tắc các mạng bó dây, nếu dùng nhiều có thể sphù giác mạc, viêm màng bồ đào nhẹ (do các mảnh vụn dây chằng đã bị tiêu hủy).

– Các phản ứng dị ứng nặng đối với dạng thuốc tiêm truyền tĩnh mạch do thuốc Chymotrypsin có tính kháng nguyên cao (hiếm khi xảy ra nhưng khá nguy hiểm).

Trong quá trình dùng thuốc, nếu cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu lo ngại, bệnh nhân hãy ngưng dùng thuốc. Nếu tình trạng nhẹ thì theo dõi thêm diễn biến, gọi điện tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đi khám để xác định tiến triển, hiệu quả của thuốc. Nếu nghiêm trọng, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được xử lý kịp thời. Đặc biệt, không nên tự ý cấp cứu theo phương pháp nhân gian không có cơ sở khoa học, như thế sẽ làm tình trạng nguy hiểm hơn.

Tương tác thuốc Chymotrypsin

Thành phần trong thuốc Chymotrypsin có thể xảy ra quá trình tương tác với một số thuốc kháng sinh hay điều trị bệnh khác. Điều này dẫn đến việc thay đổi, biến dị tác dụng của thuốc và sinh ra những phản ứng không mong muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của người bệnh. Do đó, nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc chữa bệnh nào thì hãy trình bày với dược sĩ, bác sĩ để có lời khuyên và sự chỉ định đúng đắn.

Bên cạnh đó, các loại thực phẩm chức năng cũng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động, động dược và động lực học của thành phần thuốc Chymotrypsin. Hãy liệt kê danh sách những tên thuốc và đưa cho bác sĩ trước khi nhận đơn thuốc có chứa Chymotrypsin.

Rượu, bia, thuốc lá, cà phê hay bất cứ chất kích thích thần kinh nào cũng có thể gây tác dụng phụ nhất định, làm thay đổi hiệu quả điều trị của thuốc Chymotrypsin. Vậy nên khi dùng thuốc Chymotrypsin chữa bệnh thì hãy tránh sử dụng các loại đó. Đặc biệt đối với trẻ em, người lớn tuổi và những người có cơ địa không tốt.

Tình trạng sức khỏe của bạn cũng ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Chẳng hạn như khi bạn đang mắc bệnh, điều trị song song các bệnh khác thì việc dùng thuốc Chymotrypsin cũng sẽ khác nhau về liều lượng, cách dùng và những lưu ý cần thiết. Nên báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình trong dịp thăm khám nhé.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Chymotrypsin chữa bệnh

Tóm lại, muốn dùng thuốc Chymotrypsin một cách đúng đắn và có hiệu quả thì cần ghi nhớ những điều sau:

– Báo cho bác sĩ biết về tình trạng của bạn: mức độ bệnh, triệu chứng, cơ địa, đặc điểm dị ứng, các cuộc phẫu thuật nếu có, tình trạng mang thai – cho con bú nếu có.

– Không tự ý dùng thuốc khi chưa thăm khám và được bác sĩ hướng dẫn cụ thể. Trẻ em và người lớn tuổi cần được quan sát chặt chẽ để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

– Khi có dấu hiệu tác dụng phụ thì không tiếp tục dùng nữa, hãy báo cho bác sĩ biết và quyết định sau đó.

– Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, không có ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp, tránh trẻ em và thú nuôi.

– Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hỏng, mốc, tróc vỏ bao bì,…

– Đối với thuốc không dùng nữa, phải tiêu hủy theo quy định hoặc tham khảo ý kiến dược sĩ, không vứt bừa bãi.

– Không dùng thuốc đồng thời với những loại thuốc, chất khác có tương tác đã được bác sĩ liệt kê.

Qua bài viết trên, chúng ta có thể hình dung đầy đủ Chymotrypsin là thuốc gi và những gì bạn cần để dùng thuốc an toàn, tốt cho sức khỏe và nhanh hết bệnh. Hi vọng với những thông tin được cung cấp, bạn đọc đã hiểu thêm về một loại thuốc phổ biến, áp dụng tốt trong đời sống. 

Chymotrypsin® là thuốc gì?
Rate this post

Chymotrypsin® là thuốc gì?
Rate this post
]]>
https://lathuocgi.com/chymotrypsin/feed/ 0