Spiramycin® là thuốc gì?

Spiramycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolid có cùng phổ kháng khuẩn với clindamycin, nhưng có hiệu lực mạnh hơn erythromycin. Thuốc có tác dụng điều trị các loại bệnh nhiễm trùng như: nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo và các chứng bệnh khác. Tuy nhiên nó không có hiệu quả cho các vấn đề liên quan đến cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm virut hay nấm khác. Để hiểu rõ hơn về Spiramycin là thuốc gì, cũng như những lưu ý khi dùng, chúng ta hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Spiramycin® là thuốc gì?
Rate this post

Sơ lược về thuốc Spiramycin

Dạng thuốc:

Thuốc Spiramycin được bào chế dưới dạng viên nén và đóng gói theo quy cách mỗi hộp 2 vỉ, mỗi vỉ gồm 8 viên nén. Ngoài ra còn có dạng bào chế như thuốc bột uống, dạng kết hợp, viên nén bao phim ,bột đông khô và cốm pha hỗn dịch. Tuy nhiên dạng viên nén vẫn được sử dụng phổ biến hơn.

Tác dụng:

Thuốc Spiramycin được xem là thuốc phổ biến thứ hai để điều trị những trường hợp bị nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, da và sinh dục do các vi khuẩn nhạy cảm.

Điều trị dự phòng viêm màng não do vi khuẩn Meningococcus trong trường hợp chống chỉ định với Rifampicin.

Trong thời kỳ mang thai thuốc Spiramycin có tác dụng điều trị dự phòng hội chứng nhiễm vi khuẩn Toxoplasma bẩm sinh.

Hóa dự phòng viêm thấp khớp cấp tái phát ở bệnh nhận bị dị ứng với nhóm kháng sinh Penicillin.

Dược động học:

Hấp thu: Thời gian thuốc bán hấp thu rất nhanh nhưng không hoàn toàn ở đường tiêu hóa. Đường uống được hấp thu khoảng 20 – 50% liều sử dụng. Khi dùng liều đơn thì nồng độ đỉnh trong máu có thể duy trì được 4 đến 6 giờ. Sinh khả dụng của thuốc Spiramycin bị giảm nhiều khi trong dạ dày có thức ăn. Thức ăn làm giảm nồng độ tối đa của thuốc có trong huyết thanh và làm thời gian đạt đỉnh tối ưu của thuốc chậm 2 giờ.

Phân bố: Spiramycin có sự phân bố rộng ở khắp cơ thể. Nồng độ của thuốc đạt giá trị cao khi nó phân bố trong phổi, amidan, phế quản và các xoang. Thuốc Spiramycin ít xâm nhập vào dịch tủy.

Chuyển hóa: Thuốc Spiramycin chuyển hóa chậm tại gan thành chất chuyển hóa có họa tính, thải trừ chủ yếu ở mật và khoảng 10% ở nước tiểu. Thuốc qua được nhau thai và nồng độ thuốc trong máu người mẹ cao hơn trong thai nhi.

Cơ chế hoạt động của thuốc Spiramycin

Spiramycin là một kháng sinh thuốc nhóm macrolid thông dụng hiện nay và có phổ kháng khuẩn tương tự như erythromycin và clindamycin. Cơ chế tác dụng của thuốc là gắn vào tiểu phần 50s của ribosom vi khuẩn, cản trở tạo chuỗi đa peptid( ngăn cản chuyển vị của ARNt) của vi khuẩn.

Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc Spiramycin

Thuốc Spiramycin được chỉ định dùng cho các trường hợp sau:

Thuốc điều trị các bệnh do vi khuẩn nhạy cảm như: viêm họng, viêm xoang cấp, bội nhiễm viêm phế quản cấp

Điều trị tình trạng nhiễm trùng da lành tính: chốc lở, chốc loét và bị nhiễm trùng da và dưới da

Giảm tình trạng nhiễm trùng sinh dục không do lậu cầu.

Thuốc phòng ngừa viêm màng não do vi khuẩn Neisseria meningitides gây nên và Spiramycin không dùng để điều trị các bệnh do màng não cầu mà chỉ được sử dụng trong việc phòng ngừa cho bệnh nhân đã lành bệnh.

Chống chỉ định của thuốc Spiramycin:

Dị ứng và có tiền sử mẫn cảm với Spiramycin, Erythromycin.

Bệnh nhân có tiền sử về rối loạn chức năng gan, suy gan hoặc các vấn đề về gan.

Thận trọng lúc dùng:

Spiramycin khi qua thận thuốc không được bài tiết dưới dạng có hoạt tính, do đó trong trường hợp bệnh nhân bị suy thận không cần điều chỉnh liệu lượng dùng.

Nên thận trọng khi sử dùng Spiramycin đối với người có rối loạn chức năng gan vì thuốc có thể làm khả năng đào thải của gan bị suy giảm.

Phụ nữ đang có thai: Không nên dùng Spiramycin cho phụ nữ khi mang thai trừ trường hợp không còn liệu pháp thay thế khác.

Phụ nữ cho con bú: Spiramycin được bài tiết với nồng độ cao khi qua sửa mẹ nên ngừng cho con bú khi dùng thuốc

Khi bắt đầu dùng Spiramycin nếu thấy dấu hiệu nổi ban đỏ toàn thân kèm theo mụn mủ, trong trường hợp này cần ngưng thuốc ngay và nên hỏi bác sĩ khi triệu chứng này xuất hiện.

Các trường hợp cẩn thận trọng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn về liều lượng và cách dụng và không nên tự ý dùng thuốc khi chưa chắc chắn.

Liều dùng và cách dùng

Liều dùng:

Người lớn: uống 1,5 đến 3 triệu đvqt x 3 lần trong 24 giờ.

Trẻ nhỏ và trẻ em: uống 150 000 đvqt/kg/ngày chia làm 3 lần.

Dùng điều trị dự phòng viêm màng não do cầu khuẩn: người lớn uống 3 triệu đvqt mỗi 12 giờ, trẻ em uống 75 000 đvqt/kg mỗi 12 giờ trong vòng 5 ngày.

Dùng điều trị dự phòng khi nhiễm Toxoplasma bẩm sinh trong thời kỳ mang thai: uống 9 triệu đvqt/ngày chia làm nhiều lần uống trong 3 tuần.

Dùng đường tĩnh mạch: liều dùng thông thường khuyến cáo dùng để truyền tĩnh mạch chậm là 1,5 triệu đvqt mỗi 8 giờ.

Cách dùng:

Nên uống thuốc trước bữa ăn ít nhất 2 giờ đến 3 giờ vì khi trong dạ dày chứa thức ăn thì tế bào viền sẽ tiết acid HCL, pepsin bị dịch vị phá hủy một phần, làm giảm sinh khả dụng của Spiramycin.

Người bệnh nên dùng Spiramycin hết đợt điều trị theo phác đồ của bác sĩ, tránh tình trạng kháng thuốc sau này.

Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc Spiramycin

Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể gặp những triệu chứng bất thường xuất hiện trên cơ thể do uống thuốc không đúng cách, quá liều hoặc quá hạn sử dụng. Cũng có trường hợp nó xảy ra khi bạn vô tình uống kết hợp với những loại thuốc có tương tác với nó.

Một số triệu chúng của tác dụng phụ khi uống thuốc Spiramycin như sau:

Thường gặp:

Tiêu hóa: buồn nôn, bụng đầy trướng, ỉa chảy, có triệu chứng ợ hơi, ợ chua >> Xem thêm nhiều nguy cơ mắc bệnh khi ợ chua liên tục:  XEM NGAY

Tại chỗ: bị kích ứng tại chỗ tiêm.

Nước tiểu có màu nâu đỏ do sự phân hủy của thuốc tạo ra các sắc tố tan trong nước.

Có cảm giác khô miệng và chán ăn.

Ít gặp:

Khi dùng tiêm tĩnh mạch sẽ có hiện tượng cứng cơ, cảm giác trong người nóng rát khó chịu. đau đầu và cảm thấy chóng mặt, co giật.

Toàn thân: đồ mồ hôi, cảm giác ngực bị đè ép.

Da: xuất hiện mày đay, ngoại ban và ban da.

Hiếm gặp:

Nếu dùng thuốc Spiramycin một thời gian dài thì có hiện tượng sốc phản vệ, bội nhiễm.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ trên của thuốc. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào ở trên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Những lưu ý khi dùng thuốc Spiramycin

Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên tránh dùng Spiramycin trong thai kỳ để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Nếu bạn đang mang thai trong thời gian sử dụng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn có nên tiếp tục dùng hay nên ngừng. Trường hợp cho con bú hay trẻ sơ sinh, nếu dùng Spiramycin cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa.

Không sử dụng khi bạn vừa mới ăn xong, nên dùng trước bữa ăn ít nhất  2 giờ vì nó sẽ làm giảm hoạt tính của thuốc.

Không dùng Spiramycin khi bạn đang dùng các đồ uống có cồn như rượu và bia, nó làm thay đổi hoạt động của thuốc cũng như làm tăng nguy cơ tác dụng phụ xuất hiện.

Bạn nên báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình, đặc biệt khi bạn quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

Tương tác thuốc:

Thuốc Spiramycin có tương tác với những loại thuốc ngừa thai, vì nó sẽ làm mất tác dụng phòng ngừa phụ thai.

Nồng độ của Levodopa trong máu có hiện tượng giảm nếu dùng đồng thời với Spiramycin.

Những thông tin về thuốc Spiramycin đã giải đáp một phần thắc mắc và giúp chúng ta vận dụng vào sử dụng thuốc một cách hợp lý để phát huy tối đa tác dụng của thuốc, và tránh các trường hợp ngoài ý muốn. Chúc bạn có nhiều sức khỏe!

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Spiramycin® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Spiramycin® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Spiramycin® là thuốc gì?