Propranolol® là thuốc gì?

Hiện nay, xuất hiện rất nhiều căn bệnh nguy hiểm không chừa riêng một ai như: tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, run lắc và các tình trạng khác. Để ngăn ngừa các biến chứng này, các nhà nghiên cứu đã cho ra đời một loại thuốc mang tên Propranolol nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm trên. Để hiểu rõ hơn về công dụng cũng như các lợi ích mà loại thuốc này mang lại cho sức khỏe con người, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết Propranolol  là thuốc gì sau đây.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Propranolol® là thuốc gì?
Rate this post

Một số đặc điểm của thuốc Propranolol 

Propranolol  là chất ức chế Beta – Adrenergic không chọn lọc, được dùng để điều trị chứng run, đau thắt ngực, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, và các tình trạng tim hoặc tuần hoàn khác.

Nó cũng được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa cơn đau tim, giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất đau đầu Migraine, giảm cung lượng tim, ức chế thận giải phóng Renin và phong bế thần kinh giao cảm từ trung tâm vận mạch ở não đi ra.

Ngoài ra, Propranolol còn làm giảm nhu cầu sử dụng Oxygen của cơ tim do ngăn cản tác dụng tăng tần số tim của Catecholamin, giảm huyết áp tâm thu, giảm tốc độ và mức độ co cơ tim ở những bệnh nhân bị quấy rày bởi cơn đau thắt ngực, làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa, giảm lưu lượng tuần hoàn bàng hệ gánh chủ ở người bệnh xơ gan. Đối với người bị bệnh tăng huyết áp, Propranolol gây tăng nhẹ kali huyết.

Propranolol  được bào chế dưới bốn dạng chủ yếu với các hàm lượng sau: Viên nang giải phóng chậm: 60mg, 80mg, 120mg, 160 mg; viên nén: 10mg, 20mg, 40mg, 60mg, 80mg, 90 mg; dung dịch: 20 mg/ 5 ml, 40 mg/ 5 ml, 80 mg/ 5 ml; thuốc tiêm: 1 mg/ ml.

Cơ chế hoạt động

Propranolol được phân bố rộng rãi vào các mô trong cơ thể kể cả phổi, gan, thận, tim và hấp thu gần hoàn toàn ở đường tiêu hoá, gan, có ít nhất 8 chất chuyển hoá được tìm thấy trong nước tiểu . Sau khi uống 30 phút, Propranolol  sẽ xuất hiện trong huyết tương, và sau 60 – 90 phút sẽ đạt nồng độ tối đa. Khi tiêm tĩnh mạch ở liều 0,5 mg Propranolol tác dụng gần như ngay lập tức ,sau 1 phút đạt nồng độ tối đa và sau 5 phút không còn thấy trong huyết tương. Theo các nhà nghiên cứu trên 90% Propranolol liên kết với Protein huyết tương và được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, chỉ có 1 – 4% liều dùng được đào thải qua phân dưới dạng không chuyển hóa và dạng chuyển hoá.

Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Propranolol

Thuốc Propranolol được chỉ định dùng trong những trường hợp: bệnh nhân bị tăng huyết áp, đau nửa đầu, run vô căn, hẹp động mạch chủ phì đại dưới van đau thắt ngực do xơ vữa động mạch vành, loạn nhịp tim, bị nhồi máu cơ tim và u tế bào ưa crom.

Ngoài ra, còn được dùng để ngăn chặn chết đột ngột do tim, điều trị hỗ trợ loạn nhịp và nhịp nhanh ở người bệnh cường giáp ngắn ngày từ 2 – 4 tuần, sau nhồi máu cơ tim cấp, ngăn chặn chảy máu tái phát ở người bệnh tăng áp lực tĩnh mạch cửa và giãn tĩnh mạch thực quản.

Thuốc Propranolol chống chỉ định dùng trong những trường hợp: bệnh nhân bị mẫn cảm với thành phần nào của thuốc, nhịp xoang chậm và bloc nhĩ thất độ 2 – 3, bệnh hen phế quản, bị nhược cơ, sốc tim, u tủy thượng thận, rối loạn tuần hoàn ngoại vi, suy tim sung huyết hoặc phụ nữ có thai và cho con bú.

Cách dùng thuốc Propranolol

Đối với người lớn, bạn có thể dùng Propranolol khi có hoặc không có thức ăn. Không nghiền nát, nhai, phá vỡ, hoặc mở một viên nang phóng thích kéo dài mà phải nuốt nguyên viên theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Còn ở trẻ em, bạn nên cho trẻ sơ sinh uống Propranolol trong hoặc ngay sau khi cho con bú. Liều dùng nên cách nhau ít nhất 9 giờ và đảm bảo con của bạn được cho ăn thường xuyên trong khi dùng thuốc này.

Liều dùng

Đối với người lớn

Bị mắc bệnh đau thắt ngực:

Đối với dạng viên phóng thích tức thời: tổng liều mỗi ngày bạn cần dùng trung bình từ 80 – 320 mg uống từ 2 – 4 lần.

Đối với dạng viên phóng thích ổn định:

– Liều đầu tiên: bạn nên dùng với liều lượng 80 mg/ ngày và có thể tăng dần từ 3 – 7 ngày liên tục.

–  Liều trung bình nên dùng là 160 mg/ lần/ ngày.

– Liều tối đa: bạn nên dùng là 320 mg/ ngày.

Bị  mắc bệnh loạn nhịp tim:

Đối với dạng viên phóng thích tức thời: dùng liều lượng trung bình từ 10 – 30 mg uống 3 – 4 lần/ ngày, trước bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Đối với dạng thuốc tiêm mạch: bạn nên dùng liều từ 1 – 3 mg và tiêm không quá 1 mg/ phút. Bạn cần chia thời gian ra để thuốc có thể chuyển hóa, nên liều thứ 2 được dùng 2 phút sau đó, còn đối với liều bổ sung nên được dùng sau 4 giờ.

Bị mắc bệnh cao huyết áp:

Liều đầu tiên:

– Đối với dạng viên phóng thích tức thời: bạn nên dùng với liều lượng 40 mg/2 lần/ ngày.

– Đối với dạng viên phóng kéo dài: bạn nên dùng với liều lượng 80 mg/ lần/ ngày.

Liều duy trì:

– Đối với dạng viên phóng thích tức thời: bạn nên dùng liều trung bình từ 120 – 240 mg/ ngày.

– Đối với dạng viên phòng thích kéo dài: bạn nên dùng liều trung bình từ 120 – 160 mg/ ngày.

Liều tối đa bạn cần dùng là 640 mg/ ngày. Ở liều dùng thêm bạn có giảm xún còn 120mg/ ngày.

Đối với trẻ em

Bị  mắc bệnh loạn nhịp tim:

– Liều khởi đầu: bạn nên dùng liều trung bình từ 0,5 – 1 mg/ kg/ ngày, chia thành những liều nhỏ dùng mỗi 6 – 8 giờ và điều chỉnh liều trong vòng từ 3 – 5 ngày.

– Liều thông thường dùng từ 2 – 4 mg/ kg/ ngày. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể cần liều cao hơn, nhưng không nên vượt quá 16 mg/ kg/ ngày.

– Đối với dạng thuốc tiêm mạch: bạn nên dùng ở liều từ 0,01 – 0,1 mg/ kg tiêm tĩnh mạch cho trẻ chậm trong 10 phút. Liều tối đa là 1 mg đối với trẻ sơ sinh và 3 mg đối với trẻ nhỏ.

Bị mắc bệnh cao huyết áp:

Đối với dạng viên phóng thích tức thời:

– Liều khởi đầu: bạn nên cho trẻ dùng từ 0,5 – 1 mg/ kg/ ngày chia thành nhiều liều nhỏ cho trẻ uống mỗi 6 – 12 giờ và tăng dần liều mỗi 5 – 7 ngày.

– Liều thông thường: bạn nên cho trẻ dùng từ 1 – 5 mg/ kg/ ngày.

– Liều tối đa: bạn nên cho trẻ dùng 8 mg/ kg/ ngày.

Đối với trẻ từ 1 – 17 tuổi, bạn cho dùng liều phóng thích tức thời như sau:

– Liều khởi đầu: bạn nên cho trẻ dùng từ 1 – 2 mg/ kg/ ngày chia thành 2 – 3 liều.

– Liều tối đa: bạn nên cho trẻ dùng từ 4 – 640 mg/ kg/ ngày.

Bị  nhiễm độc giáp:

– Đối với trẻ sơ sinh: bạn nên cho trẻ uống 2 mg/ kg/ ngày, đem chia thành những liều nhỏ mỗi 6 – 12 giờ.

– Đối với trẻ vị thành niên: bạn nên cho trẻ uống với liều trung bình từ 10 – 40 mg/ lần mỗi 6 giờ.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Propranolol  bạn sẽ bắt gặp một số biểu hiện ngoài ý muốn như: Chóng mặt đau đầu, mệt mỏi, nổi mề đay và nổi mẫn, tiêu chảy, buồn nôn, giảm tiểu cầu hoặc bị co thắt phế quản.

Khi xuất hiện những dấu hiệu trên bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Một số điều lưu ý khi sử dụng thuốc Propranolol

Trường hợp quá liều

Khi dùng Propranolol quá liều sẽ không được thải trừ nhiều khi thẩm tách và xuất hiện các dấu hiệu sau: buồn nôn, có nguy cơ bị tai biến trào ngược dịch dạ dày vào phổi.

Bạn nên xử lý như sau nếu bắt gặp các trường hợp:

Nhịp chậm: Bạn nên tiêm tĩnh mạch Atropin từ 0,25 – 1 mg, nếu không có đáp ứng chẹn dây phế vị bạn nên dùng Isoproterenol nhưng chú ý phải thận trọng. Trong trường hợp kháng thuốc, có thể phải đặt máy tạo nhịp qua tĩnh mạch.

Suy tim: Bạn nên dùng Digitalis và thuốc lợi tiểu để xử lý.

Hạ huyết áp: Bạn nên dùng các thuốc tăng huyết áp như Noradrenalin hoặc Dopamin, Glucagon trong điều trị suy giảm cơ tim và giảm huyết áp.

Co thắt phế quản: Bạn có thể dùng Isoproterenol và Aminophylin để xử lý quá liều trong trường hợp này.

Thận trọng

Khi xử dụng thuốc bạn nên tránh uống rượu. Bởi vì nó có thể làm tăng nồng độ Propranolol trong máu. Cũng như tránh việc ngồi và nằm quá nhanh bạn có thể cảm thấy chóng mặt và cần đứng lên một cách chậm rãi để tránh bị ngã.

Cần thận trọng ở người có dự trữ tim kém, suy gan, suy thận, những người bị bệnh tăng áp lực tĩnh mạch, suy tim rõ, những bệnh nhân đổi thuốc từ Clonidin sang các thuốc chẹn Beta.

Khi sử dụng Propranolol bạn lưu ý không nên dùng đồng với thuốc Haloperidol, Gel nhôm Hydroxyd, Ethanol, Phenytoin, Phenobarbiton, Rifampicin, Clopromazin, Antipyrin và Lidocain, Thyroxin, Cimetidin, Theophylin, Insulin, Sulfonylure vì có thể xảy ra tương tác với nhau.

Bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng. Đặc biệt, dung dịch sẽ ổn định nhất ở pH 3 và bị phân hủy nhanh ở pH kiềm, còn đối với thuốc tiêm có thể hòa trộn với dung dịch natri clorid 0,9%. Bạn nên lưu ý để có biện pháp bảo quản cho đúng và hiệu quả.

Hi vọng bài viết Propranolol là thuốc gì sẽ cung cấp những thông tin có ích trong việc bảo vệ sức của bạn và người thân.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Propranolol® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Propranolol® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Propranolol® là thuốc gì?