Prednisolone là thuốc gì?

Prednisolone là một loại glucocorticoid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Để rõ hơn Prednisolone là thuốc gì, công dụng của thuốc như thế nào và có những lưu ý gì khi dùng, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài viết sau.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Prednisolone là thuốc gì?
Rate this post

Thuốc Prednisolone là gì? Các đặc điểm của thuốc Prednisolone

Tên chung quốc tế: Prednisolone.

Loại thuốc: Thuốc chống viêm corticosteroid, Glucocorticoid.

Dạng bào chế:

  • Viên nén hoặc viên nén bao tan trong ruột 2,5; 5; 10; 20; 50 mg prednisolon.
  • Dung dịch tiêm: Prednisolon natri phosphat 20 mg/ml.
  • Hỗn dịch trong nước để tiêm: Prednisolon acetat 25 mg/ml.
  • Dung dịch nhỏ mắt prednisolon natri phosphat 0,5%.
  • Siro prednisolon 15 mg/5 ml.

Thành phần chính của thuốc: Prednisolone acetate.

Hấp thụ: Qua đường uống.

Chuyển hóa: Qua bộ phận gan.

Thải trừ: Chủ yếu qua nước tiểu.

Chỉ định và chống chỉ định khi dùng thuốc Prednisolone

Chỉ định dùng thuốc:

  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Lupút ban đỏ toàn thân.
  • Một số thể viêm mạch (viêm động mạch thái dương và viêm quanh động mạch nút).
  • Bệnh sarcoid.
  • Hen phế quản.
  • Viêm loét đại tràng >> http://tybachthao.com.vn/dai-trang-la-gi/
  • Thiếu máu tan huyết, giảm bạch cầu hạt.
  • Những bệnh dị ứng nặng gồm cả phản vệ.

Chống chỉ định dùng thuốc:

  • Có tiền sử dị ứng hoặc có mẫm cảm với thành phần của thuốc.
  • Bệnh nhân suy gan, suy thận ở mức độ nghiêm trọng.
  • Người suy tim cấp và mạn.
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
  • Bị động kinh.
  • Nhiễm khuẩn nặng, trừ sốc nhiễm khuẩn và lao màng não.
  • Nhiễm trùng da do virus, nấm.
  • Ðang dùng vaccin virus sống.

Với những đối tượng như vậy, trước khi dùng thuốc cần cân nhắc hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn khoa học. Không tự ý mua thuốc về sử dụng vì khi xảy ra tác dụng phụ rất khó sử lý, dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.

Liều dùng và cách dùng thuốc Prednisolone

Liều dùng của thuốc:

  • Người lớn mắc hội chứng thận hư:

Liều khởi đầu: Dùng 2 mg/ kg/ ngày (tối đa 80 mg/ngày) chia làm 3 đến 4 lần trên ngày.

Liều duy trì: Dùng 0,5 – 1 mg/ kg/ liều mỗi ngày.

  • Để kháng viêm:

Dùng 5 đến 60 mg mỗi ngày và chia 1 – 4 lần trên ngày.

Đối với trẻ em:

  • Mắc hội chứng thận hư:

Liều khởi đầu: Dùng 2 mg/ kg/ ngày (tối đa 80 mg/ngày) chia làm 3 đến 4 lần trên ngày.

Liều duy trì: Dùng 0,5 – 1 mg/ kg/ Liều mỗi ngày.

  • Mắc bệnh hen suyễn:

Đối với trẻ em dưới 1 tuổi:

  • Liều cấp tính: Cho trẻ dùng 10 mg mỗi 12 giờ.
  • Liều  duy trì: Cho trẻ dùng 10 mg uống cách ngày.

Đối với trẻ em 1 đến 4 tuổi:

  • Liều cấp tính: Cho trẻ dùng 20 mg mỗi 12 giờ.
  • Liều  duy trì: Cho trẻ dùng 20 mg uống cách ngày.

Đối với trẻ em từ 5 đến 12 tuổi:

  • Liều cấp tính: Cho trẻ dùng 30 mg mỗi 12 giờ.
  • Liều  duy trì: Cho trẻ dùng 30 mg uống cách ngày.

Đối với trẻ em hơn 12 tuổi:

  • Liều cấp tính: Cho trẻ dùng 40 mg mỗi 12 giờ.
  • Liều  duy trì: Cho trẻ dùng 40 mg uống cách ngày.
  • Để kháng viêm:
  • Dùng 0,05 – 2 mg /kg/ ngày chia cho trẻ uống 1 – 4 lần/ngày.
  • Để ức chế miễn dịch:
  • Dùng 0,05 – 2 mg/ kg/ ngày chia cho trẻ uống 1 – 4 lần/ngày.

Cách dùng thuốc: Theo sự hướng dẫn bác sĩ.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc Prednisolone

Những tác dụng phụ thường xảy ra khi cơ địa của mỗi người có phản ứng lại với sự hấp thụ thuốc vào tĩnh mạch, nguyên nhân có thể là do bệnh nhân không cẩn thận với tình hình sức khỏe bản thân, bị dị ứng, dùng quá liều hoặc vấp phải các loại thuốc tương tác với các loại thuốc khác hay các loại thức ăn khi dùng thuốc.

  • Thường gặp: Buồn nôn, tiêu chảy, ngứa, mụn trứng cá.
  • Ít gặp:Bị đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, đổ nhiều mồ hôi, tăng lượng đường huyết, nấm miệng hoặc nhiễm trùng nấm men, có đốm trắng trong miệng;
  • Hiếm gặp: Bị hạ huyết áp, loạn nhịp tim, cơ thể khó cử động, co giật, hoa mắt, đi ngoài kèm theo máu hoặc trong nước tiểu , bị suy hô hấp, các vấn đề về thần kinh trung ương, bị co thắt đường ruột, có dấu hiệu khô miệng.

Ghi chú: Thông báo cho bác sĩ tác dụng phụ gặp phải khi dùng thuốc.

Lưu ý và thận trọng

  • Thận trọng ở những bệnh nhân giảm chức năng thận.
  • Người bị động kinh.
  • Bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Đang có vấn đề về sức khỏe.
  • Thận trọng đề phòng quá liều.
  • Suy tuyến thượng thận cấp có thể xảy ra khi ngừng thuốc đột ngột sau thời gian dài điều trị hoặc khi có stress.
  • Khi tiêm trong khớp cần đảm bảo vô trùng tuyệt đối.
  • Khi dùng liều cao, có thể ảnh hưởng đến tác dụng của tiêm chủng vaccin.

Bảo quản thuốc như thế nào?

Mỗi loại thuốc có một số phương pháp bảo quản khác nhau, nhưng dưới đây là một số phương pháp bảo quản thuốc tốt nhất:

  • Để thuốc ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, không được quá 30 độ C.
  • Không được để thuốc trong ngăn đá tủ lạnh.
  • Không để thuốc tiếp xúc lâu với không khí.
  • Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào thuốc.
  • Khi dùng thuốc thì mới mở ra.

Tương tác thuốc

Không dùng chung với một số loại sau đây, thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, thuốc trị trầm cảm, thuốc giảm đau, rượu và thuốc mê; vắc xin Rotavirus sống, Aldesleukin; Apixaban; Asparaginase; Bupropion; Ceritinib; Dabrafenib; Darunavir; Donepezil; Eliglustat; Idelalisib; Nilotinib; Olaparib; Palbociclib; Piperaquine; Pixantrone; Ritonavir; Sorafenib.

Quá liều và xử lý

  • Các triệu chứng quá liều cấp tính: Phần lớn chỉ gây buồn nôn, tiêu chảy. Có thể xảy ra quá mẫn thần kinh cơ và co giật, đặc biệt ở người bệnh suy thận. Đối với người cao tuổi, bị áp lực, suy nhược tinh thần, dấu hiệu của quá liều thường là giảm tần số thở và cản trở sự lưu thông máu, người xanh tím, ngủ gà, cơ mềm, da lạnh.
  • Xử lí: Bảo vệ đường hô hấp của người bệnh, thông khí hỗ trợ và truyền dịch. Chủ yếu là điều trị hỗ trợ hoặc giải quyết triệu chứng sau khi rửa, tẩy dạ dày ruột.

Hi vọng những thông tin trong bài viết Prednisolone là thuốc gì trên đây đã đem đến cho các bạn những kiến thức bổ ích và cần thiết để chăm sóc sức khỏe bản thân.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Prednisolone là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Prednisolone là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Prednisolone là thuốc gì?