Phenytoin® là thuốc gì?

Phenytoin còn có tên gọi khác là Diphenylhydantoin, là thuốc chống động kinh có tác dụng chống co giật và làm giảm sự lan truyền của hoạt động co giật trong não.Vậy Phenytoin là thuốc gì, có công dụng gì, các dạng thuốc, và dùng như thế nào cho đúng cách, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết hôm nay.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Phenytoin® là thuốc gì?
Rate this post

Phenytoin là thuốc gì?

Phenytoin là dẫn chất hydantoin có tác dụng chống co giật và gây ngủ nên được dùng chống động kinh cơn lớn và động kinh cục bộ khác và cả động kinh tâm thần vận động. Phenytoin hoạt động bằng cách làm giảm sự lan truyền của hoạt động co giật trong não.

Dạng và hàm lượng thuốc

Thuốc Phenytoin có các dạng và hàm lượng như sau:

  • Viên nang, uống: 30 mg; 100 mg; 200 mg; 300 mg;
  • Dung dịch, tiêm: 50 mg/ ml.
  • Hỗn dịch, uống: 125 mg/ 5 ml (237 ml); 125 mg/ 5 ml (4 ml, 237 ml).
  • Viên nén nhai, đường miệng: 50 mg.

Tác dụng của thuốc Phenytoin là gì? 

  • Ngăn chặn và kiểm soát cơn động kinh.
  • Làm giảm sự lan truyền của hoạt động co giật trong não.

Liều dùng thuốc

Đối với người lớn

Thuốc uống

  • Liều ban đầu là: từ 100 – 125 mg/ lần, 3 lần/ ngày. Cần điều chỉnh liều theo khoảng cách 7 – 10 ngày.
  • Liều duy trì: dùng từ 300 – 400 mg/ ngày.

Thuốc tiêm

  • Liều ban đầu: tiêm từ 15 – 20 mg/ kg, tiêm tĩnh mạch trực tiếp, tốc độ không vượt quá 50 mg/ phút.
  • Liều duy trì: Tiêm tĩnh mạch trực tiếp 100 mg/ lần, từ 6 – 8 giờ/lần, tốc độ không vượt quá 50 mg/ phút.

Đối với trẻ em:

Thuốc uống:

  • Liều ban đầu: 5 mg/ kg/ ngày, chia làm 2 – 3 lần uống. Ðiều chỉnh liều khi cần, nhưng không được vượt 300 mg/ ngày.
  • Liều duy trì: 4 – 8 mg/ kg/ ngày, chia 2 – 3 lần.

Thuốc tiêm: Tiêm tĩnh mạch trực tiếp từ 15 – 20 mg/ kg, tốc độ không vượt quá 50 mg/ phút (tốc độ 1 – 3 mg/kg thể trọng/phút).

Đối với người cao tuổi, bệnh nặng hoặc người suy gan cần phải giảm liều bởi có sự chuyển hóa chậm của phenytoin hoặc giảm liên kết với protein huyết tương.

Ðối với người béo phì, toàn bộ liều phải được tính toán dựa trên trọng lượng lý tưởng cộng với 1,33 lần phần vượt quá cân nặng lý tưởng, bởi vì phenytoin được phân bố nhiều trong mỡ.

Chỉ định dùng thuốc Phenytoin

Phenytoin được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Ðộng kinh cơn lớn, cơn động kinh cục bộ khác.
  • Ðộng kinh tâm thần – vận động.

Những trường hợp chống chỉ định dùng thuốc Phenytoin

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể gây ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc. Vì vậy bạn cần báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kì tình trạng nào, đặc biệt đối với những trường hợp sau:

  • Quá mẫn với các dẫn chất hydantoin.
  • Các vấn đề về máu hoặc tủy xương.
  • Bệnh tiểu đường, suy tim, các vấn đề về nhịp tim, nghẽn tim, nhịp tim chậm
  • Hạ huyết áp.
  • Hạch (vấn đề hạch bạch huyết).
  • Rối loạn chuyển hóa porphirin.
  • Hạ albumine máu (albumin máu thấp).
  • Mắc bệnh thận, gan.
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc

Khi sử dụng thuốc sẽ xảy ra các tác dụng phụ như:

  • Buồn ngủ, chóng mặt.
  • Nồng độ acid folic huyết thanh thấp.
  • Mất điều hòa, rung giật nhãn cầu, run đầu chi.
  • Tăng sản lợi.
  • Ngoại ban, mày đay, rậm lông.
  • Tăng transaminase.
  • Rối loạn thị giác.

Các tác dụng phụ ít nghiêm trong hơn:

  • Blốc nhĩ thất.
  • Hội chứng Stevens – Johnson.
  • Viêm gan
  • Tăng glucose huyết, nhuyễn xương
  • Khó tiêu, buồn nôn, nôn.
  • Bệnh hạch lympho (sốt, ngoại ban, hạch bạch huyết.
  • Nói lắp, mất thăng bằng hoặc phối hợp trong hành động, lú lẫn.
  • Nướu bị sưng hoặc mềm.
  • Đau đầu, căng thẳng.
  • Luput ban đỏ toàn thân.
  • Giảm bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản, giảm bạch cầu, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, giảm tiểu cầu.

Khi bắt gặp hiện tượng lạ, bạn cần phải quan sát và xem xét diễn biến tình hình để xử lí. Nếu nặng trung tâm y tế, hoặc các chuyên gia sức khỏe gần nhất để điều trị kịp thời.

Các vấn đề cần lưu ý khi dùng thuốc

Trước khi dùng, bạn cần báo cho bác sĩ biết nếu:

  • Bạn từng bị dị ứng với thuốc này hoặc bất kì thuốc nào khác.
  • Bạn bị bất kì dị ứng nào với thực phẩm, chất bảo quản, động vật nào.
  • Bạn đang dùng hoặc dự định dùng loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin, các chất dinh dưỡng, thảo dược .
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Bạn đã và đang mắc các bệnh và có các biểu hiện: tiểu đường, suy tim, bệnh thận, gan, các vấn đề về nhịp tim, nghẽn tim, nhịp tim chậm.

Cách bảo quản

  • Tránh ẩm và ánh nắng trực tiếp mặt trời.
  • Nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, không để thuốc hỗn dịch bị đông lạnh. Chỉ dùng thuốc tiêm phenytoin khi dung dịch trong suốt.
  • Khi nào dùng mới mở ra.
  • Khi thuốc có hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu chuyển màu không nên tiếp tục sử dụng.
  • Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.
  • Không nên vứt thuốc vào toalet hay đường ống dẫn trừ khi có yêu cầu.
  • Hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng.

Tương tác thuốc

  • Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng các tác dụng phụ. Vì vậy bạn cần liệt kê danh sách các thuốc, thảo dược, thưc phẩm chức năng bạn đang sử dụng cho bác sĩ biết.
  • Bên cạnh đó rượu và thuốc tương tác với vào loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
  • Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Bạn cần báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề nào.

Đặc biệt là các loại thuốc sau khi dùng chung với Phenytoin sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ khác:

  • Coumarin, dẫn chất indandion, cloramphenicol, cimetidin, isoniazid, phenylbutazon, ranitidin, salicylat, sulfonamid.
  • Carbamazepin, estrogen, corticosteroid (glucocorticoid, mineralocorticoid), ciclosporin, glycosid của digitalis, doxycyclin, furosemid, levodopa.
  • Acid valproic đẩy phenytoin ra khỏi liên kết với protein huyết tương và ức chế chuyển hóa phenytoin.
  • Xanthin.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng, haloperidol, chất ức chế monoaminoxidase, phenothiazin.
  • Fluconazol, ketoconazol, miconazol.
  • Verapamil, nifedipin.
  • Omeprazol.
  • Rifampicin.

Bạn cần làm gì khi quá liều?

Khi dùng thuốc quá liều sẽ có các biểu hiện như: Mất điều hòa, mờ mắt, lú lẫn, chóng mặt, lơ mơ, buồn nôn, nôn, rung giật nhãn cầu.

Cách xử trí khi không có thuốc giải độc đặc niệu, điều trị hỗ trợ và chiệu chứng.

  • Gây nôn, rửa dạ dày.
  • Dùng than hoạt, hoặc thuốc tẩy.
  • Thở oxygen, dùng các thuốc co mạch.

Trên đây là một số thông tin tham khảo về thuốc Phenytoin. Hi vọng đã cung cấp những kiến thức cần thiết và bổ ích cho các bạn độc giả để bảo vệ sức khỏe mình cũng như cả gia đình.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Phenytoin® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Phenytoin® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Phenytoin® là thuốc gì?