Nicotin® là thuốc gì?

Cai thuốc lá luôn là một vấn đề nan giải của những người nghiện thuốc bởi trong thuốc lá có một chất là nicotin. Chất này tạo nên cảm giác thèm thuốc cho người sử dụng. Chính vì vậy, y học đã tạo ra một loại thuốc gọi là nicotine nhằm thay thế nicotin trong thuốc lá để người hút thuốc tập làm quen với môi trường không khói thuốc và dần dần bỏ thuốc lá hoàn toàn. Vậy nicotin là thuốc gì? Bài viết hôm nay sẽ cung cấp một số kiến thức cơ bản về loại thuốc này để bạn đọc tham khảo.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Nicotin® là thuốc gì?
Rate this post

Nicotin là chất gì?

Trước khi tìm hiểu thuốc nicotin là thuốc gì, ta cùng tìm hiểu sơ qua về chất nicotin.

Nicotin là một ancaloit tìm thấy trong các cây họ Cà (Solanaceae), chủ yếu trong cây thuốc lá, và với số lượng nhỏ trong cà chua, khoai tây, cà tím và ớt chuông. Ancaloit nicotin cũng được tìm thấy trong lá của cây coca. Nicotin chiếm 0,6 đến 3% trọng lượng cây thuốc lá khô, và có từ 2 – 7 µg/kg trong nhiều loài thực vật ăn được. Nicotin được tổng hợp sinh học thực hiện từ gốc và tích luỹ trên lá. Nó là một chất độc thần kinh rất mạnh với ảnh hưởng rõ rệt đến các loài côn trùng; do vậy trong quá khứ nicotin được sử dụng rộng rãi như là một loại thuốc trừ sâu, và hiện tại các phái sinh của nicotin như imidacloprid tiếp tục được sử dụng rộng rãi.

Với liều lượng nhỏ hơn (trung bình một điếu thuốc tẩm một lượng khoảng 1 mg nicotin), chất này hoạt động như một chất kích thích cho các động vật có vú và là một trong những nhân tố chính chịu trách nhiệm cho việc lệ thuộc vào việc hút thuốc lá. Với liều lương cao (30 – 60 mg) có thể gây tử vong. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, “Nghiện nicotin đã và đang là những thói nghiện ngập khó bỏ nhất”.

Thuốc nicotin là thuốc gì?

Thuốc này có thể giúp bạn cai thuốc lá bằng cách thay thế nicotine trong thuốc lá. Chất nicotine trong thuốc lá là một tác nhân quan trọng gây nghiện thuốc lá. Khi bạn ngừng hút thuốc, nồng độ nicotine sẽ nhanh chóng sụt giảm. Việc sụt giảm này có thể gây ra các triệu chứng nghiện như thèm thuốc lá, bồn chồn, khó chịu, nhức đầu, tăng cân và khó tập trung. Dùng thuốc này còn có thể giúp thay thế thói quen hút thuốc liên tục.

Nicotine có những dạng và hàm lượng sau:

  • Dung dịch dùng đường mũi Nicotrol NS: 0,5 mg/nhát hít.
  • Khí dung, đường miệng Nicotrol: 4 mg/nhát hít.
  • Dạng dán thấm qua da Nicoderm®, CQ®: 7 mg/24 giờ; 11 mg/24 giờ; 14 mg/24 giờ; 21 mg/24 giờ.
  • Viên ngậm Nicotine polacrilex, đường uống: 2 mg, 4 mg.
  • Kẹo gôm nhai Nicorette® DS: 2 mg; 4 mg.Tác dụng của thuốc nicotine là gì?

Nên dùng thuốc nicotine như thế nào?

  • Khi bắt đầu sử dụng, bạn nên chèn đồ kẹp vào miệng ống và hít thuốc vào bằng cách hít thở 4 – 5 phút hoặc dùng liên tục trong khoảng 20 phút. Mặc dù sử dụng ống hít giống như hút thuốc lá, bạn không cần phải hít sâu như bạn cần dùng để thuốc phát huy tác dụng. Thuốc tác dụng đến miệng và cổ họng, không phải trong phổi.
  • Tránh ăn và uống thực phẩm có tính axit (ví dụ như trái cây họ cam quýt, cà phê, nước trái cây, đồ uống có ga) trong vòng 15 phút trước khi sử dụng thuốc này.
  • Để dụng cụ sử dụng xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.
  • Muốn tái sử dụng miệng ống, hãy làm sạch bằng xà phòng và nước.
  • Bỏ thuốc lá hoàn toàn khi sử dụng thuốc nicotin.
  • Không sử dụng nhiều hơn 16 điếu trong một ngày. Việc sử dụng thường xuyên giúp cơ thể bạn làm quen với thuốc và làm giảm tác dụng phụ như đau họng. Nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Liều dùng của bạn sẽ cần phải được điều chỉnh theo nhu cầu của bạn bao gồm cả tiền sử hút thuốc và tình trạng sức khỏe. Sau khi bạn đã ngừng hút thuốc và đạt liều phù hợp tốt nhất và lịch trình của bạn, tiếp tục dùng liều đó. Thông thường, sau khoảng 3 tháng, bác sĩ sẽ giúp bạn giảm dần liều cho đến khi bạn không còn muốn hút thuốc và không còn dùng để thay thế nicotine.
  • Thuốc này có thể gây ra các phản ứng nghiện thuốc, đặc biệt nếu thuốc đã được sử dụng thường xuyên trong một thời gian dài hoặc dùng với liều lượng cao. Vì thế, không nên lạm dụng thuốc và phải giảm liều dùng một cách từ từ để có thể xóa bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của nicotin.

Bảo quản thuốc nicotine như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Liều dùng

Những thông tin về liều dùng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng chung cho tất cả mọi trường hợp bởi vì tùy theo mỗi bệnh nhân với cơ địa và tình trạng bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ kê đơn cho phù hợp.

Tuy nhiên, bạn phải chú ý không được dùng quá 16 điếu mỗi ngày và phải giảm dần liều lượng. Đừng quá lạm dụng thuốc và phải luôn nghe theo lời khuyên của các chuyên viên y tế.

* Đối với thể trạng trên 37 kg:

Habitrol hay Nicoderm CQ: dùng 21 mg/ngày trong 6 tuần, sau đó dùng 14 mg/ngày trong 2 tuần, sau đó dùng 7 mg/ngày trong 2 tuần.

Prostep: dùng 22 mg/ngày trong 4 – 8 tuần, sau đó dùng 11 mg/ngày trong 2 – 4 tuần.

Nicotrol: dùng 15 mg/ngày trong 6 tuần. Liều lượng dùng trên 16 giờ. Các mảng thuốc không nên để lâu trên 16 giờ.

Kẹo cao su Nicorette: dùng miếng 4 mg mỗi 1 – 2 giờ trong 6 tuần, sau đó dùng miếng 4 mg mỗi 2 – 4 giờ trong 3 tuần, sau đó dùng miếng 4 mg mỗi 4-8 giờ trong 3 tuần. Không dùng quá 24 miếng/ngày. Nhai kẹo cao su chậm trong ít nhất 30 phút. Không nên sử dụng trên 6 tháng.

Viên ngậm: ngậm viên 2 – 4 mg mỗi 1 – 2 giờ cho đến khi thuốc tan (khoảng 20 – 30 phút). Liều tối thiểu cần dùng là 9 viên ngậm/ngày trong 6 tuần, sau đó dùng 2 – 4 mg viên ngậm mỗi 2 – 4 giờ vào tuần thứ 7 đến thứ 9. Vào đầu tuần 10, giảm liều lượng dùng một viên ngậm mỗi 4 – 8 giờ. Không sử dụng hơn 20 viên ngậm/ngày. Sử dụng theo kế hoạch 12 tuần.

Nicotrol NS: dùng 1 – 2 mg/giờ (2 – 4 lần xịt). Liều tối thiểu được đề nghị sử dụng là 8 lần/ngày. Liều tối đa 40 mg/ngày (80 lần xịt/ngày).

Thuốc hít Nicotrol: 6 – 16 ống thuốc mỗi ngày trong 3 tháng. Sau đó, giảm dần liều dùng hàng ngày và giảm dần liều hít cho bệnh nhân trong 6 – 12 tuần tiếp theo. Không nên sử dụng trên 6 tháng.

* Đối với thể trạng dưới 37kg, nghiện thuốc nhẹ và có bệnh tim mạch:

Habitrol và Nicoderm CQ: dùng 14 mg/ngày trong 6 tuần, sau đó dùng 7 mg/ngày trong 2 tuần.

Prostep: dùng 11 mg/ngày trong 4 – 8 tuần.

Kẹo cao su Nicorette: dùng miếng 2 mg mỗi 1 – 2 giờ trong 6 tuần, sau đó dùng miếng 2 mg mỗi 2 – 4 giờ trong 3 tuần, sau đó dùng miếng 2 mg mỗi 4-8 giờ trong 3 tuần. Không dùng quá 24 miếng/ngày. Nhai kẹo cao su chậm trong ít nhất 30 phút. Bạn không nên sử dụng trên 6 tháng.

Nicotrol NS: dùng 1 – 2 mg/giờ (2 – 4 xịt).

Thuốc hít Nicotrol: dùng 6 – 16 miếng mỗi ngày trong 3 tháng. Sau đó, giảm dần liều hàng ngày và giảm dần liều hít cho bệnh nhân trong 6 – 12 tuần tiếp theo. Bạn không nên sử dụng trên 6 tháng.

* Đối với trẻ em

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc nicotine?

  • Phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng
  • Phồng giộp bên trong miệng
  • Tim đập nhanh hoặc đập thình thịch, rung lồng ngực
  • Cực kỳ yếu trong người hoặc chóng mặt
  • Buồn nôn và nôn nhiều
  • Co thắt phế quản (thở khò khè, tức ngực, khó thở)
  • Chóng mặt
  • Khô miệng, rối loạn dạ dày, ợ nóng hoặc nấc cụt;
  • Đau cơ hoặc đau khớp;
  • Đau miệng hoặc đau nhức cổ họng;
  • Thay đổi vị giác;
  • Đau đầu.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

*Lưu ý:

– Chống chỉ định với người bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.

– Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần chú ý khi sử dụng thuốc này.

– Nếu bạn đang sử dụng bất kì loại thuốc nào, hoặc bị dị ứng với bất kì loại thuốc nào, bạn nên nói với bác sĩ để có thể có sự điều chỉnh cho phù hợp

Trước khi sử dụng nicotine, cho bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng bất kỳ các thuốc sau đây:

– Imipramine (Tofranil);

– Oxazepam (Serax);

– propranolol (Inderal), labetalol (Normodyne, Trandate) hoặc prazosin (Minipress);

– Theophylline (Theo-Dur, Theochron, Theolair);

– Pentazocine (Talwin);

– Insulin.

Không nên sử dụng rượu bia khi dùng thuốc nicotin.

Nếu bạn bị các bệnh sau, hãy tư vấn bác sĩ trước khi dùng thuốc

+ Đau thắt ngực (đau ngực nặng)

+ Hen suyễn, các vấn đề hô hấp

+ Bệnh Buerger (tắc nghẽn mạch máu)

+ Tiểu đường (phụ thuộc insulin)

+ Vấn đề về nhịp tim (ví dụ như loạn nhịp tim)

+ Tăng huyết áp (cao huyết áp)

+  Cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức)

+ U tủy thượng thận (vấn đề tuyến thượng thận)

+ Bệnh thiếu máu đầu chi (tắc nghẽn mạch máu)

+ Loét dạ dày

+ Tim đập nhanh (nhịp tim nhanh)

+ Nhồi máu cơ tim

+ Bệnh tim hoặc bệnh mạch máu

+ Bệnh thận

+ Bệnh gan

Nếu trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân xuất hiện tác dụng phụ hoặc trường hợp dùng quá liều, sai liều dẫn đến khẩn cấp thì hãy đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Nicotin® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Nicotin® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Nicotin® là thuốc gì?