Niacin® là thuốc gì?

Niacin là vitamin B3 có tác dụng giảm cholesterol máu, giảm tình trạng viêm khớp và tăng cường chức năng não bộ. Thế nhưng, bổ sung quá nhiều vitamin B3 sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau đây sẽ là bài viết chia sẻ về niacin là thuốc gì? Cũng như là những thông tin mà bạn cần biết về loại thuốc này.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Niacin® là thuốc gì?
Rate this post

Niacin là thuốc gì?

Niacin là một loại thuốc được nằm trong số 8 loại vitamin nhóm B, cụ thể là vitamin B3. Niacin có 2 dạng tác động khác nhau nhưng có một điểm giống nhau là đều có thể tìm thấy trong thực phẩm cũng như trong các loại viên uống. 2 dạng của niacin là:

  • Axit nicotinic: Dưới dạng viên uống bổ sung, axit nicotinic là một dạng niacin có thể được sử dụng để điều trị tăng cholesterol và bệnh tim mạch
    Niacinamide hoặc nicotinamide: Không giống như nicotinic axit, niacinamide không có tác dụng làm giảm cholesterol máu. Tuy nhiên, nó lại có thể giúp điều trị bệnh tiểu đường typ 1, một số bệnh da liễu và bệnh tâm thần phân liệt.
  • Niacin có thể tan trong nước cho nên cơ thể hầu như không được dự trữ. Tức là cơ thể sẽ bài trừ ra một lượng niacin dư thừa nếu như chúng không được sử dụng. Có thể hấp thu niacin từ thực phẩm nhưng amino axit tryptophan cũng có thể tạo ra được niacin.

Chỉ định thuốc niacin

Niacin cũng giống như một số loại vitamin nhóm B khác, nó làm cho thức ăn chuyển thành năng lượng bằng việc hỗ trợ cho các hoạt động của enzym. Bên cạnh đó, niacin là thành phần chính của 2 loại coenzyme tham gia vào quá trình trao đổi chất ở tế bào. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc thông báo tín hiệu đến các tế bào, hình thành và sửa chữa DNA và hoạt động như một chất chống oxy hóa.

Khi cơ thể thiếu niacin thì sẽ gây ra các triệu chứng như: mệt mỏi, lú lẫn, mất trí, trầm cảm, khó ghi nhớ, nhức đầu, tiêu chảy và các bệnh liên quan đến da liễu. Thiếu niacin ở mức trầm trọng sẽ khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng và nguy hại đến cả tính mạng. Tuy nhiên, việc này chỉ xảy ra ở một số nước nghèo nàn vì trong chế độ ăn uống không được đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.

Chống chỉ định thuốc niacin

  • Không sử dụng thuốc cho những người quá nhạy cảm hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc
  • Không sử dụng cho những người bị dị ứng với bất kì thuốc nào, thức ăn, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật nào
  • Không sử dụng thuốc người già cả
  • Cần thận trọng trong việc sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi
  • Không sử dụng cho những người đang mắc bất kì vấn đề sức khỏe nào hoặc bạn đang dùng thuốc nào có thể gây tương tác thuốc với vitamin B3

Cách sử dụng thuốc niacin

Những dạng và hàm lượng của thuốc niacin như sau:

  • Viên nang uống 500 mg;
  • Viên nén uống phóng thích nhanh 500 mg;
  • Viên phóng thích kéo dài 500 mg, 750 mg, 1000 mg;
  • Dung dịch uống 100 ml;
  • Kem thoa da, lotion, bột và khí dung 0.01%;
  • Mặt nạ 0.1%.

Đối với thuốc dạng viên bạn nên sử dụng kèm với bữa ăn. Nên nuốt trọn viên thuốc, không nhai, bẻ hay nghiền nát
Đối với dạng dung dịch bạn cần đo liều lượng thuốc niacin chính xác bằng muỗng đo đặc biệt hoặc cốc đo liều. Nếu bạn không có dụng cụ đong đo thì nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ
Bạn có thể đọc tờ hướng dẫn sử dụng có kèm vỏ thuốc hoặc để an tâm hơn bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về cách sử dụng
Không tự ý bỏ thuốc, ngưng thuốc đột ngột hay tăng giảm liều lượng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ

Liều lượng của thuốc niacin

 ✔   Đối với người lớn

Liều khuyến cáo dùng để bổ sung dinh dưỡng:

  • Nếu bạn là nam từ 19 tuổi trở lên thì nên uống 16 mg/ ngày.
  • Nếu bạn là nữ từ 19 tuổi trở lên nên uống 14 mg/ ngày.
  • Nếu bạn là phụ nữ mang thai nên dùng 18 mg/ ngay.
  • Nếu bạn là phụ nữ đang cho con bú nên dùng 17 mg/ ngày.

Liều thông thường dùng để điều trị tăng lipid máu:

  • Dạng phóng thích nhanh
  • Nên dùng 250 mg uống một lần/ ngày.
  • Cần thường xuyên điều chỉnh liều cách khoảng 4-7 ngày tùy vào hiệu quả và khả năng hấp thu của cơ thể trong lần sử dụng thuốc đầu tiên, sau khi uống 1,5 đến 2 g mỗi 6-8 giờ. Sau đó, bạn hiệu chỉnh liều mỗi 2-4 tuần;
  • Liều tối đa là 6 g/ ngày.

Liều thông thường dùng để điều trị tăng lipid máu:

  • Dạng phóng thích kéo dài
  • Nên uống liều đầu tiên 500 mg/ ngày trước khi ngủ;
  • Có thể hiệu chỉnh liều mỗi 4 tuần tùy vào hiệu quả và khả năng hấp thu của cơ thể đến liều 1 đến 2 g một lần/ ngày;
  • Liều tối đa là 1-2 g/ ngày.

✔    Đối với trẻ em

  • Đối với trẻ 0-6 tháng nên bổ sung 2 mg/ ngày;
  • Đối với trẻ 6-12 tháng, nên bổ sung 3 mg/ ngày;
  • Đối với trẻ 1-4 tuổi,nên bổ sung 6 mg/ ngày;
  • Đối với trẻ 4-9 tuổi, nên bổ sung 8 mg/ ngày;
  • Đối với trẻ 9-14 tuổi, nên bổ sung 12 mg/ ngày;
  • Đối với trẻ 14-18 tuổi,nên bổ sung 16 mg/ ngày (đối với con trai) và 14 mg mỗi ngày (đối với con gái).

Tác dụng không mong muốn của thuốc niacin

Niacin cũng giống như các loại thuốc khác, cũng sẽ xảy ra một số triệu chứng do tác dụng không mong muốn của thuốc gây ra ở một số người. Tuy nhiên, các triệu chứng này đa số hiếm gặp và không cần phải chữa trị nhưng nếu có xảy ra thì cần phải thông báo cho bác sĩ hoặc đến Trạm y tế địa phương gần nhất để theo dõi và có hướng điều trị khác tốt hơn. Cụ thể các triệu chứng:

  • Đau bụng trên, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nước tiểu và phân có màu sậm
  • Nhức đầu, choáng váng, có thể ngất xỉu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, tim đập nhanh, loạn nhịp
  • Nổi mẫn đỏ, phát ban, ngứa ngáy, khó thở, gặp khó khăn trong việc nuốt, biếng ăn, ho, có các triệu chứng giống bị cúm
  • Bị sưng mặt, họng, môi, lưỡi, mắt, tay, chân, mắt cá hoặc chân dưới
  • Bị bầm tím hoặc xuất huyết bất thường, khàn giọng, đau cơ

Tương tác giữa thước niacin và các thuốc khác

Khi sử dụng đồng thời thuốc niacin và các thuốc có khả năng tương tác với nhau sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc hoặc nguy hiểm hơn là sẽ làm tăng các tác dụng không mong muốn gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Bạn cần liệt kê các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ nắm rõ được tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp. Những loại thuốc có khả năng tương tác với niacin là:

  • Thuốc điều trị cao huyết áp: niacin có thể làm cho người bệnh xảy ra tình trạng đỏ bừng mặt và tuột huyết áp vì đây là loại thuốc gây giãn mạch. Cho nên, không nên sử dụng cùng lúc niacin với loại thuốc này để tránh tình trạng hạ huyết áp quá mức
  • Thuốc hạ đường huyết: người mắc bệnh tiểu đường cần phải điều chỉnh liều lượng hoặc phân bổ thời gian sử dụng thuốc này cách xa thời gian sử dụng thuốc niacin để tránh việc niacin phân giải glycogen nên làm tăng đường huyết.
  • Thuốc giảm lipid: khi kết hợp với thuốc niacin sẽ làm gia tăng nguy cơ gây tiêu cơ vân (rhabdomyolysic)
  • Nhóm thuốc kết hợp acid mật như thuốc colestipol, colesevelan, cholestyramin… khi kết hợp cùng lúc với niacin sẽ làm giảm các tác dụng, nên cần phải thận trọng khi sử dụng niacin với các nhóm thuốc này
  • Thuốc chống động kinh (carbamazepin) khi kết hợp với niacin sẽ làm tăng nồng độ carbamazepin, nguy hiểm nhất là làm tăng độc tính cho cơ thể. Không nên sử dụng 2 loại thuốc này cùng lúc với nhau để đảm bảo an toàn
  • Thuốc chống đông máu: niacin có khả năng làm tăng nguy cơ gây xuất huyết
  • Thuốc kháng sinh tetracyclin: niacin sẽ làm giảm sự hấp thu các làm giảm các tác dụng hiệu quả của thuốc

Như trên là bài viết về niacin là thuốc gì? Cũng như là các tác dụng hiệu quả ra sao. Trước khi sử dụng thuốc niacin hoặc bất kỳ loại thuốc nào cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tránh được các tác dụng không mong muốn xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy sử dụng thuốc một cách khoa học và đúng liều lượng bạn nhé. Hãy theo dõi website: lathuocgi.com thường xuyên hơn để cập nhật nhiều thông tin dược phẩm các nữa nhé.

Xem thêm :

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Niacin® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Niacin® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Niacin® là thuốc gì?