Methylprednisolone® là thuốc gì?

Methylprednisolone được biết đến là một loại thuốc dùng để điều trị các bệnh như viêm khớp, rối loạn máu… Tuy nhiên, khi sử dụng, chúng ta cũng hoài nghi Methylprednisolone là thuốc gì, ngoài công dụng trên thì còn có những tác dụng gì khác không, tác dụng phụ như thế nào, cách sử dụng như thế nào… Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về thuốc Methylprednisolone.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Methylprednisolone® là thuốc gì?
Rate this post

Sơ lược về thuốc Methylprednisolone

Methylprednisolone là một Glucocorticoid, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Thuốc Methylprednisolone thuộc nhóm thuốc chống viêm corticosteroid. Thành phần cơ bản của thuốc bao gồm: Lactose, tinh bột ngô, Sodium Starch Glycolate, Sovidone, Magnesium Stearate…

Methylprednisolone có những dạng như: thuốc tiêm, viên nén, dịch treo để thụt… Tùy theo từng dạng thuốc mà Methylprednisolone có những hàm lượng thuốc khác nhau. Đối với thuốc tiêm, hàm lượng thuốc có thể là 20 mg/ml (5 ml, 10 ml), 40 mg/ml (1 ml, 5 ml, 10 ml), 80 mg/ml (1 ml, 5 ml). Đối với viên nén Methylprednisolon: 2 mg, 4 mg, 8 mg, 16 mg, 24 mg, 32 mg. Riêng dịch treo để thụt thì hàm lượng thông thường là 40 mg/chai.

Tác dụng của Methylprednisolone

Methylprednisolone là một hormone corticosteroid. Thuốc này được chỉ định trong liệu pháp không đặc hiệu cần đến tác dụng chống viêm và làm giảm miễn dịch của glucocorticoid đối với các bệnh như: viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, rối loạn máu, một số thể viêm mạch, viêm động mạch thái dương, viêm quanh động mạch nốt, bệnh sarcoid, hen phế quản, các bệnh về mắt, viêm loét đại tràng mạn, thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu hạt, và những bệnh dị ứng nặng gồm cả phản vệ, trong điều trị ung thư như bệnh leukemia cấp tính, u lympho, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

Ngoài ra, Methylprednisolone còn được chỉ định trong hội chứng thận hư nguyên phát. Thuốc còn có thể được sử dụng với các loại thuốc khác trong các rối loạn nội tiết tố.

Liều dùng của Methylprednisolone

Liều dùng thuốc Methylprednisolone cho người lớn

Liều dùng cho người lớn đêì được cân nhắc dựa vào bệnh mà bệnh nhân mắc phải. Đối với bệnh viêm mũi dị ứng, dùng 80 – 120 mg thuốc dạng muối axetat tiêm bắp liều duy nhất. Bệnh nhân bị tổn thương da, viêm khớp dạng thấp nên dùng 40 – 120 mg thuốc dạng muối axetat mỗi tuần tiêm bắp trong 1 – 4 tuần. Trong việc điều trị bệnh viêm khớp, việc dùng thuốc Methylprednisolonephụ thuộc vào khớp đang điều trị. Đối với khớp lớn thì có thể dùng 20 – 80 mg tiêm vào khớp, khớp trung bình, dùng 10 – 40 mg tiêm vào khớp, đối với khớp nhỏ, dùng 4 – 10 mg tiêm vào khớp.

Nhiều người mắc phải hội chứng tuyến thượng thận sinh dục thì nên dùng 40 mg thuốc dạng muối axetat tiêm bắp trong 2 tuần. khi bệnh nhân bị sốc cũng có thể dùng thuốc này với liều lượng 30 mg/kg tiêm tĩnh mạch lặp đi lặp lại mỗi 4 – 6 giờ hoặc dùng 100 – 250 mg tiêm tĩnh mạch lặp đi lặp lại mỗi 2 – 6 giờ.

Liều dùng Methylprednisolone cho trẻ em

*Trong điều trị chống viêm

– Dạng natri succinate: 0,5 mg/kg/24 giờ tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp;

– Khi điều trị bệnh nặng với liều lượng cao dùng 30 mg/kg tiêm tĩnh mạch trong 10 – 20 phút, trong 4 – 6 giờ.

*Trong điều trị hen suyễn – cấp tính: dùng 1 – 2 mg/kg/ngày chia làm 2 lần cho đến khi lưu lượng đỉnh thở là 70% hoặc bệnh nhân thấy khỏe hơn. Riêng đối với cơn hen suyễn cấp tính bùng phát, có thể dùng 1 – 2 mg/kg/ngày chia liều 1 – 2 lần/ngày trong 3 – 10 ngày và dùng cho đến khi bệnh nhân đạt được lưu lượng đỉnh thở 80%.

Tác dụng phụ của Methylprednisolone

Methylprednisolone có thể gây ra một số tác dụng phụ và ảnh hưởng đến tầm nhìn của bệnh nhân. Người bệnh có thể sẽ gặp các triệu chứng như: sưng tấy, tăng cân nhanh chóng, cảm thấy khó thở, trầm cảm nặng, ho ra máu, phân có màu hắc ín, viêm tụy, suy nghĩ khác thường hoặc hành vi, động kinh (co giật), đau bụng, buồn nôn, tăng nhịp tim…

Ngoài ra, khi sử dụng thuốc, lượng Kali cũng xuống thấp hơn dẫn đến những dấu hiệu như: nhịp tim không đều, hay khát nước, đi tiểu nhiều, khó chịu ở chân, yếu cơ hoặc cảm giác mềm nhũn… Thậm chí, dùng thuốc có thể dẫn đến huyết áp cao gây nguy hiểm. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp những triệu chứng như: nhức đầu, mờ mắt, ù trong tai của bạn, lo lắng, hoang mang, đau ngực, khó thở, tim đập không đều, co giật…Mụn trứng cá, da khô, mỏng da, bầm tím hoặc đổi màu cũng là những vấn đề có thể gặp phải khi sử dụng Methylprednisolone.

Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lí của bệnh nhân mà sẽ có những tác dụng phụ khác nhau. Vì thế, khi gặp bất cứ một vấn đề gì về sức khỏe khi sử dụng thuốc, bạn luôn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ khi sử dụng.

Bảo quản thuốc

Mỗi loại thuốc đều có một cách bảo quản khgasc nhau và điều này thường được ghi trên nhãn mác bao bì. Đối với loại thuốc này, cần bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Đối với thuốc quá hạn sử dụng, bạn không được phép vứt thuốc vào ống dẫn nước hay bồn cầu trừ khi có yêu cầu. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để có cách tiêu hủy thuốc cho phù hợp.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể dẫn đến việc hạn chế tác dụng của thuốc hoặc làm thay đổi thuốc và làm gia tăng tác dụng phụ. Một số loại thuốc dẫn đến hiện tượng tương tác thuốc có thể ể đến như: Aspirin, nhóm thuốc ức chế miễn dịch Cyclosporine, Insulin hoặc thuốc điều trị đái tháo đường, thuốc kháng nấm Itraconazole, Ketoconazole…

Ngoài ra, Methylprednisolone còn tương tác với thuốc điều trị HIV/AIDS như: Efavirenz, Nevirapine, Ritonavir; thuốc chống động kinh như Phenobarbital, Phenytoin và những loại khác. Một số loại thuốc kháng lao như Ifabutin, Rifampin, Rifapentine cũng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Tình trạng sức khỏe cần cân nhắc khi sử dụng thuốc Methylprednisolone

Không phải ai cũng có thể sử dụng Methylprednisolone bởi lẽ tình trạng sức khỏe của bạn có thể bị kích ứng khi dùng thuốc. Vì thế, nếu bạn mắc các vấn đề như: đục thủy tinh thể, suy tim sung huyết, bệnh tiểu đường hay hội chứng Cushing, vấn đề tuyến thượng thận, bệnh nhiễm trùng mắt, tăng nhãn áp, tăng đường huyết, tăng huyết áp, nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm… thì không nên sử dụng thuốc. Ngoài ra, bệnh nhân đang điều trị các bệnh như trầm cảm, nhược cơ, loãng xương loét dạ dày, viêm túi thừa, viêm loét đại tràng, bệnh lao thì nên thận trọng khi sử dụng thuốc bởi việc sử dụng Methylprednisolone có thể làm cho tình trạng bệnh tồi tệ hơn.

 

Những lưu ý trong sử dụng thuốc Methylprednisolone

Không được tự ý tăng liều mà không có ý kiến của bác sĩ bởi điều này không làm cải thiện bệnh của bạn mà còn làm gia tăng các tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, tình trạng của bạn cũng có thể xấu đi khi ngưng sử dụng thuốc như yếu ớt, sụt cân, buồn nôn, đau cơ, nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt khi dừng thuốc đột ngột. Vì thế, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn cai thuốc và việc dừng thuốc phải tiến hành từ từ bằng cách giảm liều lượng dần.

Trước khi sử dụng thuốc, bạn cần nói với bác sĩ và dược sĩ của bạn nếu bạn về những thành phần hay loại thuốc bạn dị ứng. Không được sử dụng thuốc khi bản thân bị dị ứng với Aspirin, Tartrazine…

Thông báo đơn thuốc và những loại thuốc bạn đang sử dụng trước khi được kê toa, đặc biệt là những loại thuốc như thuốc chống đông Warfarin (Coumadin), thuốc viêm khớp, Aspirin, Azithromycin (Zithromax), Clarithromycin (Biaxin), Cyclosporine (Neoral, SANDIMUNE), Ketoconazole (Nizoral), thuốc tránh thai, Phenobarbital, Phenytoin (Dilantin), Rifampin (Rifadin) Digoxin (Lanoxin), thuốc lợi tiểu, Erythromycin, Estrogen (Premarin), Theophylline (Theo-Dur) và các vitamin, khoáng chất…

Không được dùng thuốc nếu bạn đang gặp những vấn đề về nấm trên da, gan, thận, ruột hoặc bệnh tim; bệnh đái tháo đường; nhược tuyến giáp. Bệnh nhân bị huyết áp cao; bệnh tâm thần; nhược cơ; loãng xương; nhiễm trùng mắt Herpes; co giật; bệnh lao (TB) hoặc loét cũng không được sử dụng loại thuốc này.

Thuốc này không nên sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Bệnh nhân đang phẫu thuật hoặc đang điều trị những vết thương hở cũng không được sử dụng thuốc vì thuốc này làm chậm quá trình làm lành các vết thương.

Methylprednisolone có thể làm cho dạ dày và ruột của bạn nhạy cảm hơn với tác dụng kích thích của rượu, bia, thuốc lá và những chất khích thích. Vì thế, không nên sử dụng những loại chất này trong quá trình dùng thuốc Methylprednisolone.

Mọi ý định hay thắc mắc của bạn khi sử dụng thuốc đều nên thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc Methylprednisolone. Hi vọng những điều trên sẽ có ích với bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Methylprednisolone® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Methylprednisolone® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Methylprednisolone® là thuốc gì?