Loratadin® là thuốc gì?

Loratadin là loại thuốc quen thuộc thường thấy trong việc điều trị một số bệnh về đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, cảm cúm, cảm mạo và các bệnh liên quan đến dị ứng. tuy nhiên, rất ít tai lại hiểu rõ về thuốc Loratadin từ thành phần, công dụng, và cả những lưu ý khi sử dụng thuốc. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về loại thuốc này, mời các bạn cùng theo dõi.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Loratadin® là thuốc gì?
Rate this post

Sơ lược về thuốc Loratadin

Loratadin thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và được dùng trong các trường hợp quá mẫn cảm. Thuốc được biết đến với những tên biệt dược như: Allersil, CBLCenlertin, Clarityne 10mg, và được bào chế dưới dạng viên nén, siroo, viên ngậm… Thành phần chủ yếu của thuốc là Loatadin. Đây là một chất kháng Histamin Tricyclique mạnh, có tác dụng kéo dài với hoạt tính đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ở ngoại biên.

Cơ chế hoạt động của thuốc dựa trên sự chuyển hóa Loratadin qua gan lần đầu bởi hệ Enzim Microsom Cytocrom P450 thành Descarboethoxyloratadin. Khoảng 80% tổng liều của thuốc được bài tiết qua nước tiểu và phân trong vòng 10 ngày.

Công dụng của thuốc Loratadin

Loratadin là thuốc kháng Histamin có tác dụng đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên và tác dụng làm dịu lên hệ thần kinh trung ương. Thuốc được dùng để điều trị các bệnh như: hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa và xót mắt. Loratadin cũng được chỉ định để điều trị các triệu chứng như mề đay mạn tính và các rối loạn ngoài da khác.

Ngoài ra, Loratadin còn có tác dụng an thần, vì thế còn được xem như một loại thuốc được dùng để điều trị tình trạng mệt mỏi, thiếu ngủ ở bệnh nhân.

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Loratadin

Bên cạnh những công dụng tuyệt vời của mình, thuốc còn đem lại những tác dụng phụ không mong muốn như: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng, nhịp tim nhanh hoặc không đều, chóng mặt, ngất xỉu, vàng da hoặc mắt, động kinh (co giật) … Ngoài ra, thuốc còn có thể gây ra tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có thể bao gồm: đau đầu, căng thẳng, mệt mỏi hoặc buồn ngủ, đau bụng, tiêu chảy, khô miệng, đau họng khản giọng, đỏ mắt, nhìn mờ, chảy máu cam, phát ban…

Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng không phải ai cũng sẽ có những tác dụng phụ như trên. Tùy theo cơ địa của mỗi người, cơ thể có thể sẽ cho ra nhưng phản ứng khác nhau và gây ra những tác dụng phụ riêng biệt. Vì thế, nếu như trên cơ thể bạn có xuất hiện bất cứ một dấu hiệu bất thường nào hay có những thắc mắc gì liên quan, cần gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để có những giải pháp tốt nhất.

Liều dùng và cách dùng thuốc Loratadin

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc các bệnh viêm mũi dị ứng hay mày đay đều giống nhau là dùng 10 mg uống 1 lần/ngày. Riêng đối với trẻ em từ 2 – 5 tuổi thì nên dùng 5 mg uống 1 lần/ngày (xi-rô), trẻ 6 tuổi trở lên thì khuyến khích dùng 10 mg uống 1 lần/ngày (viên nén, viên nang, viên nén phân huỷ) giống như với người lớn.

Cách dùng

Bạn có thể dùng thuốc này bằng miệng cùng hoặc không cùng thức ăn và có thể dùng thuốc trước hoặc sau bữa ăn. Bạn chỉ nên dùng thuốc một lần/ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc bao bì sản phẩm. Liều dùng của thuốc được dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khoẻ và nhu cầu điều trị của bệnh nhân. Không nên tự ý tăng hoặc giảm liều lượng mà không thông qua ý kiến của bác sĩ.

Bảo quản thuốc Loratadine

Nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Dù trong bất kì trường hợp nào, bạn cũng không nên bảo quản trong phòng tắm và trong ngăn đá tủ lạnh bởi nhiệt độ của phòng tắm và tủ lạnh có thể làm thay đổi thành phần và tạo nên sự tương tác cho thuốc. Nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có một cách bảo quản khác nhau tùy thuộc vào hàm lượng và dạng bào chế của thuốc. Điều này thường đã được công ti phát hành thuốc in trên nhãn mác, bao bì. Bạn cần phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách bảo quản thuốc sao cho phù hợp.

Trong trường hợp muốn tiêu hủy thuốc, hãy tham khảo công ti rác thải ở địa phương để có cách tiêu hủy thuốc an toàn. Bạn không nên vứt thuốc bừa bãi hay xả thuốc vào bồn cầu ống cống trừ khi có yêu cầu. Ngoài ra, thuốc cần được để xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi để đảm bảo an toàn.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Loratadine

Trước khi dùng Loratadine, cần thông báo cho bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với Loratadine hay bất kỳ loại thuốc nào khác. Ngoài ra, bạn cần liệt kê những loại thuốc kê toa và không kê toa, vitamin, các thực phẩm chức năng và các sản phẩm thảo dược mà người bệnh đang dùng hoặc dự định sử dụng để đảm bảo những loại thuốc bạn đang dùng không gây ra phản ứng tương tác với thuốc Loratadine.

Nếu bạn bị hoặc từng bị hen suyễn, bệnh thận hoặc bệnh gan hoặc phụ nữ có thai và đang cho con bú thì nên thận trọng khi sử dụng thuốc này. Những bệnh nhân mắc các bệnh: tiểu đường tuýp 2, phì đại tuyến tiền liệt, tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc bí tiểu, tăng nhãn áp, bệnh tim hoặc mạch máu, tăng huyết áp, cường giáp, bí tiểu… khi sử dụng thuốc này sẽ làm cho tình trạng bệnh của mình trở nên xấu hơn. Riêng đối với bệnh Phenylketone niệu (PKU, một bệnh di truyền phải tuân theo chế độ ăn uống đặc biệt để ngăn chặn sự chậm phát triển tâm thần), một số biệt dược của viên nén hòa tan có thể chứa aspartame hình thành nên phenylalanine. Phenylalanine là một Acid Amin được công nhận là một chất an toàn trong các sản phẩm thực phẩm. Tuy nhiên, khi chất này liên kết hóa học với các hợp chất khác có trong cơ thể, Phenylalanine ngay lập tức sẽ được hấp thụ vào máu chứ không phải là thông qua quá trình tiêu hóa và hoạt động như một chất Excitotoxin. Khi được hấp thu quá nhanh, chất Excitotoxin có khả năng xung đột với các quá trình thần kinh khác nhau gây làm giảm mức Serotonin khiến người bệnh buồn chán, dễ rơi vào tình trạng trầm cảm.

Khi dùng Loratadin, người dùng có nguy cơ bị khô miệng và gia tăng nguy cơ sâu răng. Vì vậy, cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng Loratadin. Không được dùng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi vì độ an toàn và hiệu quả mang lại khi dùng Loratadin cho trẻ em dưới 2 tuổi chưa được nghiên cứu và khuyên dùng. Nên sử dụng thuốc trong vòng 6 tháng sau khi mở túi nhôm đựng vỉ thuốc và sử dụng thuốc ngay nếu bóc viên nén ra khỏi vỉ.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng Loratadine có tác dụng rất gần với Desloratadine. Vì thế, không nên sử dụng thuốc có chứa Desloratadine trong quá trình đang sử dụng Loratadine.

Nhiều bệnh nhân vì muốn cải thiện bệnh tình của mình nhanh chóng mà tự ý tăng liều lương. Điều này có thể dẫn đến trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều. Trong trường hợp này, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất. Còn nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Riêng nếu liều quên gần với liều kế tiếp ( tức là bỏ qua một ngày sử dụng), hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không được uống gấp đôi liều đã quy định vì có thể gây ra tình trạng sốc thuốc.

Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng những thuốc kháng Histamin không có tác dụng chữa nguyên nhân mà chỉ trợ giúp làm nhẹ bớt triệu chứng của bệnh mà bệnh nhân đang gặp phải. Để điều trị bệnh, người bệnh cần phải dùng các thuốc kháng Histamin lâu dài và ngắt quãng, đồng thời sử dụng thêm những thuốc khác như Glucocorticoid dùng theo đường hít và dùng kéo dài để có thể đem lại hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin cơ bản của thuốc Loratadin. Hi vọng những điều trên sẽ có ích với bạn. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Loratadin® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Loratadin® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Loratadin® là thuốc gì?