Lithium® là thuốc gì ?

Lithium là một loại muối được dùng để trị các cảm xúc, kích thích, hưng phấn quá mức, tâm trạng hạnh phục, trầm cảm xen kẽ, hành vi hung hăng tự gây hại cho bản thân và một số loại bệnh khác. Sau đây là bài viết về tác dụng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng thuốc lithium. Chúng ta cùng theo dõi nhé. 

Bạn có quan tâm:

Xưởng sản xuất sỉ giày VNXK tại TpHCM

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Lithium® là thuốc gì ?
Rate this post

Lithium là thuốc gì ? Có tác dụng gì?

Lithium có khả năng làm dòng chảy natri đi vào các tế bào thần kinh và cơ bắp trong cơ thể. Natri có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sự hưng phấn và kích thích. Có khả năng điều trị các triệu chứng trầm cảm và các chứng về hưng cảm gồm: tăng động, phán đoán không tốt, nói nhanh, giảm giấc ngủ, hung hãn và tức giận. Thuốc cũng giúp phòng chống và ngăn ngừa hoặc làm giảm các sự kích thích, hưng phấn và có tác dụng với nhiều mục đích khác theo sự hướng dẫn của bác sĩ

Thuốc được bào chế theo lihium carbonat và lithium citrat dạng viên nang, viên nén và dung dịch uống gồm các hàm lượng cụ thể sau:

  • Lithium carbonat:

Viên nang 150 mg; 300 mg; 600 mg.
Viên nén 300 mg.
Viên nén phóng thích kéo dài 450 mg.
Viên nén phóng thích kéo dài, viên bao phim 300 mg.

  • Lithium citrat:

Dung dịch uống 8 mEq lithium/5 ml.

Lưu ý khi sử dụng thuốc lithium

  • Sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ hoặc theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc kèm theo
  • Không sử dụng thuốc với liều lượng lớn hơn so với chỉ định, không sử dụng lâu hơn chỉ định để đảm bảo an toàn sức khỏe
  • Ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ thay đổi liều lượng thuốc lithium để phù hợp điều trị các mức độ bệnh khác nhau
  • Nên uống cả viên thuốc lithium, không nhên nhai, nghiền nhỏ hoặc bẻ
  • Thuốc được bào chế theo dạng đặc biệt để giải phóng các thuốc tan chậm trong cơ thể.
  • Khi bẻ viên thuốc để uống sẽ làm giải các thuốc khác phóng thích cùng một lúc
  • Đối với dung dịch uống phải đo bằng dụng cụ đo kèm theo để uống được liều lượng chính xác nhất, trong trường hợp bạn không có dụng cụ thì nên hỏi trực tiếp dược sĩ
  • Khi uống thuốc lithium thì sẽ khiến cho cơ thể bị mất nước, đặc biệt nha6t1la2 ơ trường hợp nôn ói hoặc tiêu chảy nếu ở ngoài trời thời tiết nắng gắt hoặc cũng có thể là tập thể dục nhiều hoặc đổ mồ hôi nhiều hơn mức bình thường. Thuốc sẽ phát huy tác dụng phụ nếu như tình trạng mất nước kéo dài, cho nên khi uống thuốc thì phải uống nhiều nước mỗi ngày. Bạn cần thông bào với bác sĩ là mình đổ mồ hôi quá mức hay bị sốt, nôn ói hoặc tiêu chảy nhiều hơn một tiếng đồng hồ trước khi kê toa có thuốc lithium
  • Để đảm bảo thuốc không gây ra các tác dụng phụ, không gây hại cho sức khỏe thì nên kiểm tra chức năng của thận thường xuyên
  • Đến đúng hẹn tái khám và không bỏ lỡ một buổi nào với bác sĩ
  • Trong trường hợp cần phẫu thuật thì hãy nói với bác sĩ nên thực hiện phẩu thuật trước khi phải uống lithium

Cách bảo quản thuốc lithium

Cần bảo quan thuốc lithium ở nhiệt độ phòng khoảng 28 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh ẩm. Không để trong phòng tắm hoặc ngăn đá tủ lạnh. Nên lưu ý rằng mỗi loại thuốc sẽ có cách bảo quản riêng khác nhau. Cho nên, việc tham khảo và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng trên bao bì hoặc tham khảo ý kiến của dược sĩ là cần thiết. Không cho trẻ em tiếp xúc với thuốc, để xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi. Tuyệt đối không bỏ thuốc vào bồn toilet hoặc các đường ống cống, ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Không sử dụng thuốc đã quá hạn và phải biết vứt thuốc đúng nơi quy định

Cách sử dụng thuốc lithium dành cho người lớn

  • Liều dùng chỉ định cho người mắc các bệnh hưng cảm là 1800mg/ ngày

Đối với dạng viên phóng thích kéo dài thì nên sử dụng khoảng 900mg chia ra 2 buổi/ ngày hoặc 600mg chia ra 3 buổi/ ngày
Đối với dạng viên phóng thích thường nên uống 300mg thuốc lithium chia ra 3 – 4 buổi/ngày

  • Liều dùng duy trì là 900 – 1200mg /ngày

Viên phóng thích kéo dài: dùng 450 – 600 mg chia ra 2 buổi/ ngày
Viên phóng thích thường: dùng 300 mg chia ra 3 – 4 buổi/ ngày

  • Liều dùng chỉ định cho người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực là 1800mg/ ngày

Đối với dạng viên phóng thích kéo dài: dùng khoảng 900 mg chia ra 2 buổi/ ngày hoặc 600mg chia ra 3 buổi/ ngày
Đối với viên phóng thích thường dùng khoảng 600 mg chia ra làm 3 buổi/ ngày

  • Liều duy trì là 900 – 1200mg/ ngày

Viên phóng thích kéo dài: dùng 450 – 600mg chia ra 2 buổi/ ngày
Viên phóng thích thường: dùng 300mg chia ra 3 – 4 buổi/ ngày

Cách sử dụng thuốc lithium dành cho trẻ em

Chỉ sử dụng thuốc lithium cho trẻ từ 6 – 12 tuổi trở lên

  • Liều dùng chỉ định cho trẻ mắc bệnh hưng cảm là dùng 15-60 mg/kg thể trọng/ngày chia làm 3-4 liều cho trẻ uống
  • Liều dùng chỉ định cho trẻ mắc bệnh rối loạn lưỡng cực là 15-60 mg/kg thể trọng/ngày chia làm 3-4 liều cho trẻ uống.

Nên làm gì khi sử dụng thuốc lithium quá liều?

Khi sử dụng thuốc quá liều bạn hãy đến trạm y tế gần nhất để được điều trị kịp thời hoặc có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nên điều trị thế nào để giảm các triệu chứng quá liều như: tiêu chảy, nôn ói, buồn ngủ nhiều, yếu cơ, tay chân run rẩy không phối hợp, chóng mặt, mờ mắt, ù tai, đi tiểu nhiều bất thường

Nên làm gì khi quên một liều thuốc lithium?

Trong trường hợp bạn bận việc gì đó, hoặc quên uống một liều thì nên bỏ qua liều đó và tiếp tục uống thuốc theo đúng kế hoạch, không uống bù vào lần kế tiếp vì sẽ dễ dàng gây ra các triệu chứng quá liều, gây nguy hiểm đến sức khỏe

Tác dụng phụ của thuốc lithium

Đối với các trường hợp nghiêm trọng như: bị dị ứng, phát ban đỏ, khó thở, sưng mặt, sưng môi, sưng lưỡi, sưng họng, thở gấp thì bạn phải nhanh chóng gọi ngay cho cấp cứu
Với các trường hợp sau đây thì nên ngưng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ:

  • Bị khô cổ, khát nước nhiều, bí tiểu hoặc tiểu nhiều bất thường
  • Suy nhược cơ thể, sốt, có cảm giác hồi hộp, bối rối, đau mắt hoặc các vấn đề liên quan đến thị giác
  • Chuyển động cơ bất thường và liên tục ở mắt, lưỡi, hàm, cổ
  • Có cảm giác đau, lạnh và các ngón tay ngón chân bị đổi màu
  • Bị mê sảng, ngất xỉu, tim đập loạn xạ, gặp ảo giác, động kinh
  • Sốt kèm các triệu chứng căng cứng cơ, đổ mồ hôi nhiều
  • Các dấu hiệu nhân biết sớm khi xảy ra tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, yếu cơ, mắt mờ, ù tai, tay chân run rẩy

Ngoài ra, thuốc lithium còn gây ra các tác dụng ít nghiêm trọng hơn như:

  • Có triệu chứng run tay nhẹ
  • Suy nhược cơ thể, mệt mỏi
  • Buồn nôn, nôn, biếng ăn, đau bụng hoặc khó chịu trong người
  • Tóc ít hoặc bị khô
  • Da ngứa ngáy khó chịu

Tuy nhiên, tùy vào một số đối tượng có cơ địa yếu sẽ xảy ra các tác dụng phụ như trên, cũng có thể xảy ra các tác dụng phụ khác mà chưa được liệt kê. Nếu sau khi sử dụng thuốc lithium mà xảy ra bất cứ triệu chứng gì khác thường bạn phải gặp bác sĩ ngay lập tức để có hướng điều trị kịp thời.

Thận trọng trong việc sử dụng thuốc lithium

  • Cần thông báo với bác sĩ nếu bạn có tiền sử bị bệnh tim hoặc thận, nên nói rõ ràng cho bác sĩ biết về triệu chứng tiêu chảy nặng, đổ mồ hôi nhiều, sốt trong quá trình điều trị. Có như vậy, việc chuẩn đoán bệnh của bác sĩ cho bạn sẽ chính xác hơn hoặc theo dõi nghiêm khắc hơn về các tác dụng phụ
  • Nếu bạn đã từng mắc hội chứng não thực thể hoặc các bệnh về tuyến giáp hay bị ngất xỉu mà không rõ nguyên nhân thì cũng nên khai báo với bác sĩ. Nếu các thành viên trong gia đình, bất kì người nào, mà mắc hội chứng Brugada (một dạng rối loạn có thể khiến tim đập bất thường và có khả năng gây tử vong) hoặc là tử vong trước tuổi 45 mà không rõ nguyên nhân cũng nên trình báo với bác sĩ, để bác sĩ nắm rõ hơn về tình trạng bệnh của bạn
  • Đối với phụ nữ mang thai hay có ý định mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú thì nên thận trọng khi sử dụng và tốt nhất là nên hỏi ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc an toàn, không làm ảnh hưởng đến thai nhi
  • Không sử dụng thuốc lithium khi mắc các triệu chứng sau:
  • Hội chứng Brugada (rối loạn tim) di truyền
  • Tiếu dắt, tiểu ít, tiêu chảy liên tục
  • Nhiễm trùng nặng có kèm theo sốt
  • Đổ mồ hôi hôi nhiều bất thường
  • Nôn ói kéo dài
  • Có tiền sử về bệnh tim, bệnh về mạch máu, hạ natri trong máu
  • Các bệnh về thận nặng
  • Suy nhược cơ thể, thể chất suy giảm, hội chứng bệnh não
  • Bị bướu cổ hoặc các bệnh liên quan đến tuyến giáp
  • Hệ thống thần kinh có vấn đề

Như trên là bài viết về lithium là thuốc gì ? cũng như là tác dụng và cách dùng thuốc sao cho an toàn với sức khỏe người dùng. Hãy cùng theo dõi website lathuocgi.com để cùng theo dõi nhiều bài viết về các loại thuốc khác để bổ sung kiến thức và giúp cho gia đình mình khỏe mạnh hơn nhé. 

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Lithium® là thuốc gì ?
Rate this post

 

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Lithium® là thuốc gì ?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Lithium® là thuốc gì ?