Heptaminol® là thuốc gì ?

Khi cơ thể bạn trở nên mệt mỏi và khó chịu, hoặc những cơn bệnh do virus vi khuẩn xâm nhập vào người làm cơ thể mất các chức năng hoạt động thì phương pháp điều trị duy nhất và nên sử dụng các loại biệt dược và thuốc heptaminol cũng không ngoại trừ. Vậy để biết được heptaminol là thuốc gì? Chúng ta cùng theo dõi thông tin qua những chia sẻ dưới đây nhé.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Heptaminol® là thuốc gì ?
Rate this post

Heptaminol là thuốc gì ?

Heptaminol là một loại thuốc có khả năng điều trị các suy nhược, mệt mỏi về tinh thần lẫn thể chất, làm hạ huyết áp ở những người lớn tuổi. Thuốc gồm các thành phần:

  • Heptaminol hydroclorid…………………………………………………………187,8 mg
  • Tá dược vđ…………………………………………………………………………1 viên
    (Tá dược: Amidon de ble, Era-pac, PVP, Era-tab, Talc, Magnesi stearat)
  • Dạng bào chế: Viên nén.
  • Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên. Hộp 5 vỉ x 10 viên. Hộp 10 vỉ x 10 viên.

Chỉ định dùng thuốc heptaminol

  • Dùng để điều trị hỗ trợ bệnh tim mạch, hạ huyết áp trong khoa hồi sức, hạ huyết áp thế đứng từ mức độ nhẹ đến nặng
  • Dùng để điều trị các triệu chứng suy nhược, mệt mỏi tinh thần và thể chất
  • Dùng để điều trị bệnh suy tim kết hợp với nhiễm độc, nhiễm trùng, bệnh cơ tim, co thắt phế quản
  • Dùng để hỗ trợ hồi sức cấp cứu cho trẻ sơ sinh
  • Dùng để điều trị các triệu chứng suy giảm tình dục không do mất cân bằng nội tiết tố.

Chống chỉ định của thuốc heptaminol

  • Không dùng thuốc để điều trị cho người quá mẫn cảm hoặc nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Không dùng thuốc cho những người bị cao huyết áp nặng, phù não, động kinh phối hợp với IMAO (gây nguy cơ tăng huyết áp đột ngột).

Hướng dẫn sử dụng thuốc heptaminol

Bạn nên sử dụng thuốc kèm với thức ăn hoặc dùng cùng bữa ăn, không nên nghiền nát, bẻ nhỏ hoặc nhai viên thuốc, nên nuốt trọn 1 viên cùng với một cốc nước đầy. Trong trường hợp sử dụng thuốc dạng tiêm, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ thực hiện tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sau cho bạn. Bạn cần đọc kỹ thông tin hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và nên sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu có thắc mắc nào chưa được rõ, bạn phải hỏi ngay bác sĩ hoặc dược sĩ để sử dụng thuốc một cách hiệu quả và an toàn hơn. Tùy vào tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng điều trị của bạn, bác sĩ sẽ cho bạn liều lượng thuốc tương ứng. Để tránh các trường hợp xấu sau khi sử dụng thuốc có thể xảy ra, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc bắt đầu từ liều thấp rồi tăng lên dần dần.

Không tự ý bỏ thuốc, ngưng thuốc, tăng giảm liều lượng khi chưa được sự yêu cầu của bác sĩ. Vì bạn có thể bị tái nhiễm trùng nếu như tự ý ngưng thuốc khi chưa kết thúc liều trình, mặc dù bệnh tình bạn đã khỏi hoặc thuyên giảm nhiều. Hãy thông báo với bác sĩ nếu sau khi sử dụng thuốc mà bệnh của bạn không thuyên giảm hoặc có chuyển biến xấu để xem xét lại phương pháp điều trị hiệu quả hơn.

Thận trọng trong việc sử dụng thuốc heptaminol

  • Cần thận trọng khi dùng cho người bị cường giáp, phù não, động kinh, tăng huyết áp nặng, suy mạch vành, suy giảm chức năng của gan, béo phì, viêm loét dạ dày tá trạng
  • Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Thận trọng khi bạn đang điều trị bằng những dẫn xuất của theo phylline, hoặc mắc bất kỳ tình trạng sức khỏe hoặc rối loạn nào
  • Cần thận trọng khi mắc bất cứ loại dị ứng nào, chẳng hạn dị ứng với thức ăn, thuốc nhuộm, chất bảo quản và động vật.
  • Không sử dụng thuốc khi lái xe hoặc vận hành máy móc

Liều dùng của thuốc heptaminol

Đối với người lớn

  • Liều điều trị cho người bị hạ huyết áp mãn tính và mệt mỏi: uống 2 viên x 3 lần/ ngày
  • Liều điều trị cho người bị shock, té ngã và hạ huyết áp đột ngột: có thể bác sĩ sẽ tiêm 2 ống vào đường tĩnh mạch hoặc 1 – 2 ống váo bắp sau (có thể lặp lại liều nếu cần thiết).

Đối với trẻ em

  • Liều điều trị bị shock, té ngã và hạ huyết áp đột ngột: tiêm 2 – 5ml vào đường tĩnh mạch hoặc bắp sau theo sự chỉ định của bác sĩ (có thể lặp lại liều nếu cần thiết).
  • Liều điều trị cho trẻ em mới sinh cần hồi sức: bác sĩ có thể tiêm vào dây rốn của bé khoảng 2ml

Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc heptaminol

Trong quá trình điều trị bằng thuốc heptaminol có thể sẽ xảy ra một số tác dụng phụ ở một vài người. Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng sau, hoặc các triệu chứng chưa được liệt kê, bạn nên ngưng thuốc ngay lập tức và thông báo cho bác sĩ được biết hoặc đến ngay Trạm y tế địa phương gần nhất để kịp thời điều trị và xử trí, đảm bảo an toàn sức khỏe. Cụ thể các triệu chứng là:

  • Buồn nôn, nôn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
  • Đau dạ dày
  • Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh và có hiện tượng đáng trống ngực

Tương tác giữa thuốc heptaminol và các thuốc khác

Việc tương tác thuốc xảy ra sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, đặc biệt với các loại thuốc có khả năng tương tác cao khi sử dụng đồng thời sẽ có khả năng làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc gây nguy hiểm cho sức khỏe người dùng. Cho nên, trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và liệt kê danh sách các loại thuốc đang sử dụng (kể cả thuốc kê toa và không kê toa) để bác sĩ nắm rõ tình trạng sức khỏe của bạn và tránh sử dụng các loại thuốc có khả năng tương tác như: thuốc ức chế monoamin oxidase (IMAO) vì nó có thể làm tăng huyết áp quá mức, đối với bia rượu bạn cũng không nên dùng đồng thời vì có thể làm thay đổi hoạt động thuốc hoặc làm tăng nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá trước khi dùng thuốc.

Như trên là bài viết về heptaminol là thuốc gì ? cũng như là những thông tin bổ ích về loại thuốc này để bạn có thể sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả hơn. Cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất kì thắc mắc nào chưa được rõ. Hãy đồng hành cùng website: lathuocgi.com để xem thêm nhiều bài viết hữu ích hơn nữa nhé.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Heptaminol® là thuốc gì ?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Heptaminol® là thuốc gì ?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Heptaminol® là thuốc gì ?