Heparin® là thuốc gì?

Heparin là thuốc có tác dụng chống đông máu trong và ngoài cơ thể, thường được dùng trong các ca phẫu thuật để tránh nguy cơ đông máu trong khi phẫu thuật, thuốc còn điều trị và ngăn ngừa máu đông ở tĩnh mạch, động mạch và phổi…

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Heparin® là thuốc gì?
Rate this post

Đặc điểm của thuốc Heparin

Dạng thuốc và hàm lượng

Thuốc Heparin là dạng dung dịch tiêm có hai loại như sau:

Dung dịch tiêm dạng muối natri: 1000 đv (500 ml), 2000 đv (1000 ml), 25000 đv (250ml, 500ml), 1000 đv/ml (1ml, 10ml, 30 ml), 2500 đv/ml (10ml), 5000 đv/ml (1ml, 10ml), 10.000 đv/ml (1ml, 4ml, 5ml), 20 000 đv/ml (1 ml).

Dung dịch tiêm tĩnh mạch dạng muối natri: 10000 đv (250ml), 12500 đv (25 ml), 20000 đv (500ml), 25000 đv (250ml, 500ml), 1 đv/ml (1ml, 2ml, 2.5ml, 3ml, 5ml, 10ml), 2đv/ml (3ml), 10 đv/ml (1ml, 2ml, 2.5 ml, 3ml, 5ml, 10ml, 30ml) 100 đv/ml (1ml, 2ml, 2.5 ml, 3ml, 5ml, 10ml, 30ml), 2000 đv/ml (5ml).

Tác dụng và cơ chế hoạt dộng của thuốc Heparin

Heparin có tác dụng chống đông máu trong và ngoài cơ thể thông qua tác dụng lên antithrombin III (kháng thrombin). Chất này có trong huyết tương, làm mất hiệu lực của thrombin và các yếu tố đông máu đã hoạt hóa IXa, Xa, XIa, XIIa.

Heparin là thuốc chống đông đường tiêm, tác động lên quá trình đông máu và cản trở sự hình thành đông máu cục. Heparin gắn vào antithrombin (hay còn gọi antithrombin III) làm tăng rõ rệt khả năng ức chế nội sinh của antithrombin đối với các yếu tố đông máu, đặc biệt là các yếu tố IIa (thrombin), Xa (yếu tố Stuart) và XIIa (yếu tố Hageman). Vì vậy, Heparin có hoạt tính chống đông máu tức thời, mạnh, không chỉ phụ thuộc vào nồng độ Heparin mà còn phụ thuộc vào nồng độ antithrombin và các yếu tố đông máu.

Chỉ định và chống chỉ định đối với thuốc Heparin

Thuốc Heparin được chỉ định trong các trường hợp sau:

Dùng điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu trong giai đoạn cấp như tắc mạch phổi, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực thể, tắc động mạch ngoài não và một số trường hợp rối loạn đông máu.

Dùng điều trị huyết khối nghẽn mạch phổi đối với người bệnh nằm lâu ngày sau bệnh lý hoặc người bệnh cần bất động thời gian dài sau phẫu thuật.

Dùng điều trị huyết khối nghẽn động mạch, hỗ trợ trong nhồi máu cơ tim cấp để giảm nguy cơ biến chứng huyết khối nghẽn mạch đặc biết đối với những người có nguy cơ cao như bị sốc, suy tim sung huyết, loạn nhịp kéo dài, nhồi máu cơ tim…

Ngoài ra, Heparin còn dùng làm chất chống đông máu trong truyền máu, tuần hoàn ngoài cơ thể khi phẫu thuật, thận nhân tạo và bảo quản máu xét nghiệm.

Chống chỉ định của Heparin trong các trường hợp sau:

– Người mẫn cảm với thành phần của thuốc

– Người bị vết loét dễ chảy máu, loét dạ dày và u ác tính.

– Người có nguy cơ dọa sẩy thai, trừ khi có kèm theo đông máu nội mạch.

– Người có triệu chứng rối loạn đông máu nặng, viêm màng trong tim nhiễm khuẩn, chọc dò tủy sống hoặc quanh màng cứng và phong bế giao cảm.

– Người đã và đang bị tổn thương, chấn thương và phẫu thuật ở thần kinh trung ương, ở mắt và ở tai (tuy nhiên liều thấp để dự phòng huyết khối thì vẫn dùng).

– Người có bệnh lý chảy máu bẩm sinh, chảy máu nội sọ, tai biên mạch máu não và tăng huyết áp chưa ổn định.

Liều dùng của thuốc Heparin

Đối với người lớn:

Phòng huyết khối tắc tĩnh mạch sau hậu phẫu: Dùng 5000 đvqt tiêm dưới da 2 giờ trước khi phẫu thuật, sau đó 5000 đvqt, 2 – 3 lần trong 24 giờ cho tới khi người bệnh đi lại được, ít nhất 7 ngày sau phẫu thuật. Ðối với phẫu thuật chỉnh hình lớn, hoặc bệnh khác có nguy cơ cao: 3500 đvqt cách nhau 8 giờ/1 lần, điều chỉnh liều nếu cần để giữ thời gian cephalin – kaolin ở mức cao của trị số bình thường (gấp 1,5 đến 2,5 lần số liệu bình thường).

Ðiều trị huyết khối tắc tĩnh mạch ở sâu: Tiêm tĩnh mạch đầu tiên 5000 đvqt/liều tiêm tĩnh mạch, sau đó 30000 – 35000 đvqt trong 24 giờ nhỏ giọt tĩnh mạch liên tục, hoặc truyền nhỏ giọt liên tục 1000 – 2000 đvqt mỗi giờ hoặc tiêm dưới da 15000 đvqt, cách 12giờ/lần, liều được điều chỉnh để duy trì thời gian cephalin hoạt hóa ở mức gấp 1,5 – 2,5 lần mức bình thường. Hoặc tiêm dưới da sâu 25000 đvqt, cách nhau 12 giờ/1 lần trong 2 ngày, sau đó 12500 đvqt cách nhau 12 giờ/1 lần trong 3 ngày, và sau đó 12500 đvqt mỗi ngày 1 lần trong 2 ngày. Người bệnh có thể trọng trên 85 kg có thể phải cần đến 25000 đvqt cách nhau 12 giờ/1 lần trong 4 ngày (không phải 2 ngày).

Hoặc tiêm truyền liên tục 50 – 100 đvqt/kg ban đầu, sau đó 15 – 25 đvqt/kg/giờ; hoặc 5000 đvqt ban đầu sau đó 1000 đvqt/giờ. Thời gian điều trị viêm tắc tĩnh mạch hoặc nghẽn mạch phổi từ 7 – 10 ngày, tiếp theo chống đông bằng đường uống (nên bắt đầu trong vòng 24 giờ đầu liệu pháp heparin).

Đối với trẻ em:

Liều khởi đầu: 50 – 75 đvqt/kg thể trọng, tiêm tĩnh mạch 1 lần.

Duy trì: Nhỏ giọt tĩnh mạch liên tục: Trẻ dưới 1 tuổi: 28 đvqt/kg thể trọng/giờ; trẻ trên 1 tuổi: 20 đvqt/kg thể trọng/giờ.

Tiêm tĩnh mạch gián đoạn: 100 đvqt/kg thể trọng/liều cách 4 giờ 1 lần. Ðiều chỉnh liều để duy trì thời gian cephalin – kaolin hoặc thời gian Howell gấp 1,5 – 2,5 lần thời gian bình thường.

Tiếp tục điều trị thêm 48 giờ sau khi bệnh ổn định. Ðợt điều trị thường là 5 – 7 ngày.

Những tác dụng không mong muốn khi sử dụng Heparin

Quá trình sử dụng thuốc sẽ xuất hiện những triệu chứng bất thường nếu bạn thực hiện không đúng lời chỉ dẫn của bác sĩ hoặc phản ứng phụ gây ra từ các tương tác có hại. Điển hình như:

– Chảy máu, xuất huyết đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa, giảm tiểu cầu.

– Tăng transaminase nhất thời.

– Dị ứng và choáng phản vệ bao gồm: Thay đổi màu sắc da mặt, ban da, ngứa, thở nhanh không đều, phù nề mi mắt hoặc quanh mắt, hạ huyết áp và trụy tim mạch.

– Ức chế aldosteron, gây loãng xương.

– Rụng tóc nhất thời, nổi mề đay.

– Tụ máu trong cơ.

– Giảm tiểu cầu

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Heparin

Khi phát hiện có những triệu chứng của tác dụng phụ như trên, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và được cấp cứu kịp thời.

Nên đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế để được dùng thuốc với liều lượng chính xác nhất, Liều lượng được kê đơn dựa trên tình trạng sức khỏe của mỗi người không nên tự ý tăng liều hoặc ngừng thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, không quá ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào, tránh xe tầm tay trẻ em và thú cưng, đọc kĩ hướng dẫn được cung cấp bởi bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng thuốc.

Thuốc Heparin có thể xảy ra tương tác với một số loại thuốc khác gây giảm tác dụng, tăng tác dụng bất thường hoặc tăng độc tính của thuốc. Hãy báo ngay cho bác sĩ về những loại thuốc  đang dùng, những loại phẫu thuật đã và sẽ trải qua, để bác sĩ có thể đưa ra liều lượng chính xác nhất.

Không áp dụng liều dùng tham khảo cho tất cả mọi trường hợp bệnh nhân mà phải tùy theo tình trạng bệnh cũng như sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Chú ý: Phụ nữ mang thai và cho con bú nên thận trọng khi sử dụng thuốc, báo ngay cho bác sĩ nếu đang mang thai hoặc muốn mang thai, tình trạng quá liều nên đến ngay cơ sở y tế để được ngưng thuốc một cách hiệu quả và hợp lý.

Trên đây là chia sẻ về những thông tin quanh vấn đề Heparin là thuốc gì. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những điều cần thiết để sử dụng thuốc Heparin an toàn.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Heparin® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Heparin® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Heparin® là thuốc gì?