Fexofenadine® là thuốc gì?

Bạn thường gặp các hiện tượng như chảy nước mắt, chảy nước mũi, ngứa mắt hoặc mũi, hắt hơi, phát ban và ngứa khi thời tiết thay đổi thất thường. Các triệu chứng dị ứng trên khiến bạn khó chịu, chúng tôi sẽ mách cho bạn thuốc Fexofenadine, một trong những  lựa chọn phù hợp để điều trị các hiện tượng trên. Bạn sẽ thắc mắc Fexofenadine là thuốc gì và nó có tác dụng như thế nào, cách sử dụng làm sao…  Để giải đáp tất cả những điều cần biết về Fexofenadine, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé! 

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Fexofenadine® là thuốc gì?
Rate this post

Fexofenadine
Fexofenadine

Sơ lược về thuốc Fexofenadine

Dạng bào chế và hàm lượng:

+ Dạng hỗn dịch uống, dạng muối hydrochloride: 30 mg/ 5ml( 120 ml);

+ Dạng viên nén dùng đường uống, dạng muối hydrochloride bao gồm 30 mg, 60 mg và 150 mg;

+ Dạng viên nén phân tán, dùng đường uống, dạng muối hydrochloride: 30 mg.

Thành phần: Fexofenadine hydrochloride

Dược động học:

Đối với  những người đàn ông khỏe mạnh thì sau khi uống liều duy nhất 2 viên thuốc 60 mg, fexofenadine hydrochloride được hấy thu rất nhanh với thời gian trung bình để đạt nồng độ tối đa trong huyết tương là 2 giờ. Ở những người khỏe mạnh, sau khi sử dụng ở liều duy nhất dung dịch 60 mg thì nồng độ trong huyết thanh là 209 mg/ml. Nếu bệnh nhận uống liều 120 mg mỗi lần và dùng 2 lần mỗi ngày thì fexofenadine hydrochloride sẽ có dược động học tuyến tính.

Ảnh hưởng của tuổi tác:

Đối với người cao tuổi( >= 65 tuổi), nồng độ tối đa của fexofenadine hydrochloride trong huyết tương cao hơn 99 % so với người bình thường. Thời gian bán hủy trung bình của thuốc giống ở người khỏe mạnh.

Đối với người bị suy thận:

Nếu bệnh nhận bị suy thận nhẹ tới nặng thì nồng độ tối đa của fexofenadine hydrochloride trong huyết tương lớn hơn so với với khỏe mạnh; thời gian bán hủy trung bình ở những bệnh nhân bị suy thận trên cũng dài hơn so với khỏe mạnh. Dựa vào sự tăng độ khả dụng sinh học và theo thời gian bán hủy, nên dùng liều duy nhất 60 mg/ 24 giờ lúc khởi đầu dùng thuốc ở đối tượng bị suy thận.

Đối với người bị suy gan: Dược động học của fexofenadine hydrochloride ở đối tượng suy gan không khác nhiều so với người khỏe mạnh.

Dược lực học: Thuốc kháng histamin

Tác dụng và chỉ định dùng thuốc Fexofenadine

Tác dụng của thuốc Fexofenadine:

Fexofenadine là một trong các loại thuốc chống dị ứng thế hệ mới của kháng thụ thể H1. Là một thuốc kháng histamine có tác dụng kéo dài để điều trị triệu chứng, không có tác dụng trong điều trị an thần gây ngủ.

Fexofenadine là chất chuyển hóa của terfenadine, ức chế sự co phế quản và ức chế sự tiết histamine từ dưỡng bào màng bụng của chuột cống.

Thuốc Fexofenadine được chỉ định trong các trường hợp sau:

Điều trị ở bệnh nhân có các triệu chứng viêm mũi dị ứng ở người lớn và trẻ em >= 12 tuổi.

Hỗ trợ điều trị các triệu chứng như: hắt hơi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, có hiện tượng ngứa vòm miệng và họng, mắt ngứa và đỏ.

Thuốc Fexofenadine chống chỉ định trong các trường hợp: Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Cách dùng thuốc Fexofenadine

Cách dùng thuốc Fexofenadine:

Nếu bạn tự mua thuốc không kê đơn thì nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng để tránh các trường hợp không mong muốn.

Nếu bạn đang sử dụng dạng hỗn dịch của thuốc Fexofenadine, bạn nên lắc kỹ chai và đo liều cẩn thận bằng cách sử dụng thiết bị đo hoặc thìa đặc biệt trước mỗi liều. Bạn không nên dùng muỗng ăn để đo liều vì nó có thể không đo được chính xác liều lượng.

Bạn sử dụng viên nang hoặc viên nén, dạng lỏng của thuốc có hoặc không có thức ăn. Nếu đang sử dụng viên thuốc hòa tan nhanh thì bạn nên uống thuốc khi bụng rỗng. Không lấy viên thuốc từ các vỉ cho đến bạn sử dụng.

Bạn không nên dùng nước ép trái cây hoặc nước có gas để uống khi dùng thuốc ở các dạng viên nang, viên nén vì chúng khả năng làm giảm sự hấp thu của Fexofenadine.

Nếu sử dụng cho bệnh nhận là trẻ em hoặc người lớn tuổi nên có người kiểm soát và chăm sóc để quan sát quá trình sau khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, xử lý kịp thời những trường hợp không mong muốn xảy ra.

liều dùng thuốc Fexofenadine

Liều dùng thuốc Fexofenadine:

Liều dùng thuốc Fexofenadine cho người lớn:

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm mũi dị ứng:

Dùng 60 mg cho mỗi lần uống, sử dụng hai lần một ngày hoặc dùng 180 mg uống một lần một ngày bằng nước.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nổi mè đay:

Dùng 180 mg cho mỗi lần uống mỗi ngày bằng nước.

Liều dùng thuốc Fexofenadine cho trẻ em:

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh viêm mũi dị ứng hoặc nổi mè đay:

Dạng viên nén uống:

+ Trẻ em từ 6 – 11 tuổi: Bạn dùng 30 mg cho trẻ uống hai lần trong một ngày với nước;

+ Trẻ em từ 12 tuổi trẻ em: Bạn dùng 60 mg cho trẻ uống hai lần trong một ngày hoặc dùng 180 mg một lần mỗi ngày với nước như liều sử dụng của người lớn.

Dạng viên nén phân tán:

Trẻ em từ 6 – 11 tuổi: Bạn dùng 30 mg cho trẻ uống hai lần trong một ngày.

Dạng hỗn dịch uống:

Trẻ em từ 2 – 11 tuổi: Bạn sử dụng 30 mg cho trẻ uống hai lần mỗi ngày với nước.

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh nổi mè đay tự phát mạn tính:

+ Trẻ em từ 6 tháng đến 1 tuổi: Bạn sử dụng 15 mg cho trẻ uống hai lần trong một ngày.

+ Trẻ em từ 2 – 11 tuổi: Bạn dùng 30 mg cho trẻ uống hai lần một ngày.

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Fexofenadine

Trong một vài trường hợp bạn dùng thuốc không đúng liều lượng, không đúng cách, không kiêng cử các thực phẩm gây dị ứng,… sẽ xảy ra các phản ứng của thuốc ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Bạn lập tức ngưng thuốc nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của phản ứng dị ứng như: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng. Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn bị sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, ho hoăc xuất hiện các triệu chứng cúm khác.

Một sô tác dụng phụ ít gặp:

+ Bồn nôn, có hiện tượng đau bụng, tiêu chảy;

+ Có cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi;

+ Đau đầu, chuột rút cơ hoặc đau lưng.

Tuy nhiên bạn nên yên tâm bởi vì không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về thuốc Fexofenadine cũng như các tác dụng phụ, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ. Nếu xảy ra trường hợp quá nghiêm trọng bạn cần nhờ người thân đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất, không nên tự ý xử lý theo kinh nghiệm của bản thân hay theo các phương pháp dân gian sẽ làm tình trạng nguy hiểm hơn.

Tương tác thuốc Fexofenadine

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của hoạt chất có trong thuốc, làm gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ, sinh ra các phản ứng không mong muốn gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị hay ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn của bản thân. Bạn nên liệt kê danh sách những thuốc bạn đang dùng cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không nên tự ý dừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Tuy nhiên trong các trường hợp bất khả kháng bác sĩ có thể kếp hợp với một số loại thuốc không nên sử dụng với nhau. Trong các trường hợp này, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc sử dụng biện pháp phòng ngừa khác. Bạn không nên tự ý kết hợp các loại thuốc khác nhau khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng các thuốc sau đây:

+ Lomitapide;

+ Eliglustat;

+ Nilotinib;

+ Tocophersolan;

+ Aluminum Carbonate, Basic;

+ Aluminum Hydroxide;

+ Dihydroxyaluminum Aminoacetate;

+ Dihydroxyaluminum Sodium Carbonate;

+ Magaldrate;

+ Magnesium Hydroxide;

+ Magnesium Oxide;

+ Magnesium Trisilicate.

Thuốc tương tác vơi thực phẩm, đồ uống: Ngoài sự tương tác giữa các loại thuốc, thức ăn và rượu, thuốc lá cũng có sự tương tác với loại thuốc Fexofenadine. Sử dụng thuốc này với bất kỳ những thứ sau đâu có thể gây ra các nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ và có thể không tránh khỏi trong một số trường hợp. Nếu trong trường hợp sử dụng cùng nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc mức độ thường xuyên khi sử dụng thuốc này.

+ Nước táo;

+ Bưởi chùm;

+ Nước cam.

Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến thuốc: Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe trong các trường hợp dưới đây:

+ Bệnh thận- bạn nên sử dụng một cách thận trọng vì có thể xuất hiện các phản ứng gây dị ứng vì loại bỏ chậm hơn thuốc từ cơ thể.

+ Phenylketonuria.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Fexofenadine chữa bệnh

+ Nếu bạn có hiện tượng dị ứng với Fexofenadine hay bất kỳ loại thuốc nào khác hoặc các thành phần có trong viên Fexofenadine, hỗn dịch. Bạn nên báo ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ;

+ Nếu bạn đang dự định hoặc đang dùng các thuốc kê toa và không kê toa hoặc vitamin, các thực phẩm chức năng và các sản phẩm thảo dược. Bạn nên chắc chắn đề cập các thuốc sau đây với bác sĩ: erythromycin và ketoconazole. Bạn sĩ sẽ thay đổi liều lượng dùng thuốc hoặc theo dõi bạn một cách thận trọng hơn để tránh các tác dụng phụ xuất hiện.

+ Bạn nên dùng thuốc kháng acid một vài giờ trước khi hoặc sau khi sử dụng Fexofenadine.

+ Nếu bạn có thai hoặc đang cho con bú, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng. Không nên tự ý dùng thuốc hay ngưng thuốc để tránh các trường hợp khôn hay xảy ra.

+ Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng, bị mốc hoặc hư hỏng…

Bạn nên bảo quản thuốc Fexofenadine như thế nào?

Để thuốc phát huy tối đa các hoạt tính của thuốc , bạn nên bảo quản thuốc Fexofenadine ở nhiệt độ phòng thích hợp, tránh các tác nhân ánh sáng hoặc tránh ẩm. Mỗi loại thuốc, mỗi hoạt chất có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì, hoặc hỏi trực tiếp bác sĩ, dược sĩ để bảo quản thuốc một cách hợp lí và đúng đắn. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em hoặc các loài vật thú nuôi.

Với những thông tin được cung cấp trong bài viết này, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng, cách dùng… để bạn sử dụng thuốc Fexofenadine một cách an toàn và hiệu quả hơn. Bạn nên tham khảo kỹ hơn về các lưu ý khi dùng thuốc để tránh xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết! 

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Fexofenadine® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Fexofenadine® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Fexofenadine® là thuốc gì?