Diazepam® là thuốc gì?

Có thể nhiều người đã biết đến Diazepam là loại thuốc an thần. Nhưng bên cạnh đó thuốc còn có những tác dụng nào khác thì ít người biết đến. Nếu bạn cũng đang thắc mắc Diazepam là thuốc gì, có hiệu quả trong điều trị không thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Diazepam® là thuốc gì?
Rate this post

Diazepam
Diazepam là thuốc gì?

Tổng quan về thuốc Diazepam

Diazepam còn có tên gọi là Diazepam 10 mg/ 2ml hay Seduxen, Valium, là một thuốc hướng tâm thần, thuộc nhóm 1,4 benzodiazepin. Diazepam có tác dụng rõ rệt làm giảm căng thẳng, kích động, lo âu, và tác dụng an thần, gây ngủ. Ngoài ra, Diazepam còn có tác dụng giãn cơ, chống co giật. Thuốc được dùng trong thời gian ngắn để điều trị trạng thái lo âu, căng thẳng, dùng làm thuốc an thần, tiền mê, chống co cơ và xử trí các triệu chứng khi cai rượu.

Diazepam gắn với các thụ thể đặc hiệu trên hệ thần kinh trung ương và các cơ quan ngoại vi đặc biệt. Thụ thể benzodiazepin trên hệ thần kinh trung ương có liên hệ chặt chẽ về chức năng với thụ thể của hệ thống dẫn truyền GABA. Sau khi gắn với thụ thể benzodiazepin, diazepam tăng tác dụng ức chế của hệ dẫn truyền GABA.

Diazepam được hấp thu hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Nồng độ cao trong huyết tương đạt trong vòng 0,5 đến 2 giờ sau khi uống. Nếu tiêm bắp thì sự hấp thu của Diazepam có thể chậm và thất thường tùy theo vị trí tiêm. Nếu tiêm vào cơ delta, thuốc thường được hấp thu nhanh và hoàn toàn. Dùng theo đường thụt hậu môn, thuốc được hấp thu nhanh và hầu như hoàn toàn.

Dạng và hàm lượng của thuốc Diazepam

Diazepam được bào chế ở nhiều dạng, đó là viên nén, viên nang hay dung dịch dùng để uống và dạng dung dịch tiêm. Cụ thể các hàm lượng như sau:

– Dạng cồn thuốc 2 mg/5 ml.

– Dạng siro hoặc dung dịch sorbitol; dung dịch uống 5 mg/5 ml, dung dịch uống đậm đặc 5 mg/1 ml.

– Viên nén: 2 mg, 5 mg, 10 mg.

– Viên nang: 2 mg, 5 mg, 10 mg.

– Thuốc tiêm: Ống tiêm 10 mg/2 ml, lọ 50 mg/10 ml.

– Thuốc trực tràng: Viên đạn 5 mg, 10 mg.

– Dạng ống thụt hậu môn 5 mg, 10 mg.

Chỉ định của thuốc Diazepam

Diazepam được sử dụng trong những trường hợp sau:

– Bệnh tâm thần, trạng thái lo âu, kích động, mất ngủ, rối loạn chức năng tự động, co thắt cơ.

– Tạo thuận lợi khi sinh.

– Sảng rượu cấp, các triệu chứng cấp cai rượu.

– Cơ co cứng do não hoặc thần kinh ngoại biên, co giật.

– Tiền mê trước khi phẫu thuật.

Chống chỉ định của thuốc Diazepam

Không dùng Diazepam trong các trường hợp sau:

– Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với benzodiazepin và các thành phần khác của thuốc.

– Người bị nhược cơ, suy hô hấp nặng.

– Người bị suy tim, suy thận.

Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ mang thai và các bà mẹ đang cho con bú cần phải thận trọng khi quyết định dùng thuốc Diazepam bởi chưa có nghiên cứu chính xác nào khẳng định thuốc không có ảnh hưởng đến thời kỳ bào thai phát triển và em bé sơ sinh. Nếu bạn đang dự định có bầu thì cũng nên trò chuyện để bác sĩ nắm được tình hình sức khỏe và chỉ định đơn thuốc thích hợp, tránh gây các ảnh hưởng tiêu cực không mong muốn.

Liều dùng của thuốc Diazepam

Đối với mỗi dạng thuốc, chúng ta sẽ có cách sử dụng khác nhau do bác sĩ chỉ định để thuốc phát huy đúng tác dụng và không xuất hiện các tác dụng phụ. Nếu là thuốc viên nén uống, bạn nên bỏ nguyên một viên thuốc vào miệng và uống nhiều nước để thẩm thấu nhanh, tác động vào nguyên nhân bệnh để loại bỏ triệu chứng. Dạng thuốc tiêm truyền thì cần phải được thực hiện bởi bác sĩ, y tá có tay nghề. Nếu bệnh nhân là trẻ em hoặc người lớn tuổi, phải có người kiểm soát, chăm sóc và quan sát diễn biến sau khi uống thuốc. Hãy theo dõi tiến triển, hiệu quả của quá trình điều trị và xử lý kịp thời những trường hợp không mong muốn có thể xảy ra.

Chúng tôi sẽ nêu liều dùng cụ thể thuốc Diazepam của một vài dạng thuốc tiêu biểu và tương ứng với những mục đích điều trị khác nhau như sau:

Với Diazepam dạng viên nén:

– Ðiều trị lo âu, bắt đầu từ liều thấp 2 – 5 mg/lần, mỗi ngày uống 2 hoặc 3 lần. Có thể dùng liều cao hơn trong trường hợp lo âu nặng, kích động. Tuy nhiên với cơn hoảng loạn lo âu nên ưu tiên điều trị bằng thuốc chống trầm cảm tác dụng lên hệ serotonin.

Trong trường hợp có kèm theo mất ngủ thì uống 2 – 10 mg/ngày và uống trước khi đi ngủ.

Người già và người bệnh yếu ít khi dùng quá 2 mg.

– Ðạn trực tràng:

Người lớn mỗi lần uống từ  5 – 10 mg, ngày 2 – 3 lần.

Người cao tuổi và người bệnh yếu cần điều chỉnh liều lượng: 5 mg/ngày.

Trẻ em từ 3 – 14 tuổi: 1/2 – 1 đạn 5 mg, dùng 1 – 2 lần/ngày.

Với Diazepam dạng dung dịch:

Trẻ em từ 1 – 3 tuổi: 0,4 – 1 mg/lần, ngày 3 lần.

Trẻ em trên 3 tuổi: 1 – 2 mg/lần, ngày 3 lần.

Người lớn: 2 – 6 mg/lần, ngày 3 lần.

Người cao tuổi và người yếu: 2 mg/lần, 1 – 2 lần/ngày.

Với Diazepam dạng thuốc tiêm:

– Ðiều trị lo âu nặng và co thắt cơ cấp tính: 10mg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, nhắc lại sau 4 giờ nếu cần thiết.

– Bệnh uốn ván: 100 – 300 microgam/kg thể trọng, có thể tiêm tĩnh mạch và dùng nhắc lại sau 1 – 4 giờ; hoặc bằng cách tiêm truyền liên tục với liều 3 – 10 mg/kg thể trọng trong 24 giờ, có thể dùng liều tương tự bằng ống thông mũi – tá tràng.

– Ðộng kinh liên tục: 150 – 250 microgam/kg thể trọng, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch và nhắc lại sau 30 – 60 phút nếu cần.

– Sinh non tiêm Diazepam lúc bắt đầu giãn tử cung với liều khởi đầu là 20 mg, lặp lại sau 1 giờ.

– Tạo thuận lợi khi sinh thì tiêm 20 mg.

Trẻ em: Liều tối đa là 200 microgam/kg thể trọng, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.

Người cao tuổi: Không nên vượt quá 1/2 liều người lớn.

Ống thụt hậu môn:

Không dùng cho trẻ dưới 10 kg. Trẻ từ 10 đến 15 kg: 1 ống 5 mg, trẻ trên 15 kg: 1 ống 10 mg.

Người lớn: 0,5 mg/kg (2 ống 10 mg). Người cao tuổi và người yếu thì không nên dùng quá 1/2 liều người lớn.

Thuốc tiền mê: Liều thường dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 kg: 10 mg diazepam.

Người cao tuổi và trẻ em dưới 12 kg: 5 mg diazepam.

Tương tác thuốc Diazepam

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Thành phần trong thuốc Diazepam có thể xảy ra quá trình tương tác với một số thuốc kháng sinh hay điều trị bệnh khác. Điều này dẫn đến việc thay đổi, biến dị tác dụng của thuốc và sinh ra những phản ứng không mong muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của người bệnh. Do đó, nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc chữa bệnh nào thì hãy trình bày với dược sĩ, bác sĩ để có lời khuyên và sự chỉ định đúng đắn.

Bên cạnh đó, các loại thực phẩm chức năng cũng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động, động dược và động lực học của thành phần thuốc Diazepam. Hãy liệt kê danh sách những tên thuốc và đưa cho bác sĩ trước khi nhận đơn thuốc có chứa Diazepam.

Rượu, bia, thuốc lá, cà phê hay bất cứ chất kích thích thần kinh nào cũng có thể gây tác dụng phụ nhất định, làm thay đổi hiệu quả điều trị của thuốc Diazepam. Vậy nên khi dùng thuốc Diazepam chữa bệnh thì hãy tránh sử dụng các loại đó. Đặc biệt đối với trẻ em, người lớn tuổi và những người có cơ địa không tốt.

Tình trạng sức khỏe của bạn cũng ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Chẳng hạn như khi bạn đang mắc bệnh, điều trị song song các bệnh khác thì việc dùng thuốc Diazepam cũng sẽ khác nhau về liều lượng, cách dùng và những lưu ý cần thiết. Nên báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình trong dịp thăm khám nhé.

 Khi sử dụng Diazepam cần chú ý không dùng chung với các loại thuốc sau :

– Diazepam làm tăng ức chế hô hấp do morphin.

– Cimetidin và cifloxacin: vì các thuốc này giảm độ thanh thải của Diazepam nên làm tăng nồng độ Diazepam trong huyết tương.

– Isoniazid, vì chất này làm tăng thời gian bán huỷ của Diazepam từ 34 – 45 giờ.

– Thuốc tránh thai và omeprazol, vì các thuốc này có thể làm tăng tác dụng của diazepam.

– Cafein làm giảm tác dụng an thần của Diazepam. Do đó phải tránh dùng các thuốc hoặc thức uống có chứa cafein.

– Diazepam làm tăng tác dụng của các thuốc ức chế thần kinh khác, vì vậy nên thận trọng khi sử dụng đồng thời hai loại thuốc này.

– Dùng phối hợp với barbiturat, alcol hoặc các thuốc ức chế thần kinh khác sẽ làm tăng nguy cơ gây ức chế hô hấp.

– Khi dùng cùng thuốc giảm đau gây ngủ, liều của thuốc ngủ phải giảm ít nhất 1/3 và tăng từng lượng nhỏ.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Diazepam

Trong trường hợp bạn dùng thuốc không đúng cách hoặc tuân thủ không đúng chỉ định, kiêng cử hay do cơ thể phản ứng vì các loại thuốc tương tác, tình trạng sức khỏe không cho phép,… có thể nảy sinh ra những phản ứng tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình điều trị và đôi khi còn gây nguy hại đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người bệnh.

Những tác dụng phụ được báo cáo:

– An thần, buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu. Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất.

– Phản ứng dị ứng ở da.

– Thỉnh thoảng gây an thần mạnh.

– Nghiện thuốc, triệu chứng cai thuốc.

Những tác dụng kể trên không phải xuất hiện với tất cả người sử dụng thuốc mà còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Đặc biệt những tác dụng phụ trên thường xảy ra với những người lạm dụng, sử dụng  thuốc Diazepam với liều lượng cao và kéo dài. Chính vì vậy, bất cứ bệnh nhân nào cũng không được tự ý dùng thuốc mà cần có sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ.

Những chú ý khác trong việc dùng thuốc Diazepam

Không nên trộn hoặc pha loãng diazepam với các dung dịch khác hoặc thuốc khác trong bơm tiêm hoặc trong chai dịch truyền.

Không nên sử dụng trong trạng thái ám ảnh hoặc sợ hãi. Không sử dụng đơn độc để điều trị trầm cảm hoặc lo âu kết hợp với trầm cảm vì có nguy cơ thúc đẩy tự sát ở nhóm người bệnh này.

Không dùng diazepam điều trị bệnh loạn thần mạn tính. Kết hợp sử dụng Diazepam và 1 benzodiazepin khác có thể gây chứng quên ở người bệnh, và không nên dùng Diazepam trong trường hợp có người thân chết vì có thể bị ức chế điều chỉnh tâm lý.

Tóm lại, muốn dùng thuốc Diazepam  một cách đúng đắn và có hiệu quả thì cần ghi nhớ những điều sau:

– Báo cho bác sĩ biết về tình trạng của bạn: mức độ bệnh, triệu chứng, cơ địa, đặc điểm dị ứng, các cuộc phẫu thuật nếu có, tình trạng mang thai – cho con bú nếu có.

– Không tự ý dùng thuốc khi chưa thăm khám và được bác sĩ hướng dẫn cụ thể. Trẻ em và người lớn tuổi cần được quan sát chặt chẽ để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

– Khi có dấu hiệu tác dụng phụ thì không tiếp tục dùng nữa, hãy báo cho bác sĩ biết và quyết định sau đó.

– Không dùng thuốc đồng thời với những loại thuốc, chất khác có tương tác đã được bác sĩ liệt kê.

Bảo quản thuốc Diazepam

– Bảo quản ở nhiệt độ phòng không quá 30 độ C.

– Giữ thuốc trong bao bì kín, tránh nơi ẩm ướt, tránh ánh sáng.

– Đặt thuốc tránh xa tầm với của trẻ nhỏ và thú nuôi.

– Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hỏng, mốc, tróc vỏ bao bì,…

– Đối với thuốc không dùng nữa, phải tiêu hủy theo quy định hoặc tham khảo ý kiến dược sĩ, không vứt bừa bãi.

Trên đây là những thông tin về thuốc Diazepam. Hi vọng với những thông tin mà bài viết mang lại có thể giúp bạn hình dung được Diazepam là thuốc gì và hiểu thêm về công dụng cũng như cách dùng của thuốc để có thể yên tâm sử dụng. Cảm ơn sự quan tâm của bạn dành cho bài viết.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Diazepam® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Diazepam® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Diazepam® là thuốc gì?