Corticoid® là thuốc gì?

Corticoid là một trong những thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng trong điều trị nhược cơ. Loại thuốc này được ví như con dao hai lưỡi bởi lẽ nó vừa đem đến những hiệu quả nhất định trong điều trị nhưng Corticoid cũng gây ra những tác dụng phụ không tốt cho người bệnh nhược cơ. Vậy Corticoid là thuốc gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé!

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Corticoid® là thuốc gì?
Rate this post

Corticoid
Corticoid là thuốc gì?

Sơ lược về thuốc Corticoid

Corticoid có tên gốc là Corticosteroid, thuộc nhóm thuốc kháng viêm có steroid và được cấu tạo bởi hoạt chất Corticosteroid. Thuốc Corticoid có những dạng là: Siro, viên nén, viên sủi bọt…

Corticoid là tên gọi của một nhóm các chất hóa học bao gồm các hoócmôn Steroid được sản xuất từ vỏ thượng thận của động vật có xương sống và các chất tổng hợp tương tự các hoócmôn đó.

Thuốc Corticoid được biết đến với rất nhiều tên gọi như là Hydrocortison, Prednison, Betamethason, Dexamethason, Prednisolon… Đây là loại biệt dược có khả năng khiến cơ thể tiết ra những nội tiết tố (hormone) do vỏ nang thượng thận (cortico-surenale) tiết ra, có cấu trúc hóa học Steroid.

Tác dụng của thuốc Corticoid

Corticoid được sử dụng trong điều trị nhược cơ kết hợp với Azathioprine. Thuốc sẽ ức chế kháng thể can thiệp vào chức năng của các khớp thần kinh – cơ và có thể được sử dụng kết hợp với kháng Cholinesterase. Corticoid rất hữu hiệu trong việc điều trị các chứng bệnh liên quan đến nhược cơ và hô trợ điều trị một số chứng bệnh khác.

Corticoid có tác dụng chống viêm ở tất cả mọi giai đoạn, mọi lứa tuổi, mọi nguyên nhân từ cơ học, hóa học đến nhiễm khuẩn, dị ứng. Ngoài ra, Corticoid còn chống dị ứng dị ứng da, dị ứng đường hô hấp và rất hiệu quả cho những người mắc chứng bệnh hen suyễn nặng…

Bên cạnh những tác dụng như trên, Corticoid còn được dùng phối hợp với những loại thuốc khác nhằm điều trị bệnh viêm khớp do thấp khớp. Các bệnh lí như bệnh thoái hóa khớp, viêm các khớp ngoại vi, những tình trạng bệnh lý do chấn thương khớp, trị sẹo lồi, sẹo phì đại, trị viêm phần trước mắt, trị viêm mũi …. Đều có thể dùng Corticoid để chữa trị.

Ngoài những bệnh trên, Corticoid còn hỗ trợ trong điều trị các bệnh như Pemphigut, vảy nến, bệnh giảm tiểu cầu thứ phát vô căn của người lớn, bệnh thiếu máu tán huyết do tự miễn…

Liều dùng và cách dùng của Corticoid

* Đối với dạng liều uống (viên nén)

Người sử dụng thuốc có thể dùng ở dạng uống và dạng tiêm. Đối với dạng uống tức là viên nén thì liều dùng cho người trưởng thành và thanh thiếu niên là 25 – 300 miligam mỗi ngày, dưới dạng một liều hoặc chia thành nhiều liều trong một ngày. Thuốc Corticoid được dùng sau bữa ăn, uống lúc bụng no. Corticoid có tính axit cao và tác dụng mạnh lên dạ dày, dễ gây nên nên bệnh loét dạ dày, co bóp dạ dày. Vì thế, tuyệt đối không được uống thuốc khi bụng còn đói.

* Đối với dạng liều tiêm

Đối với dạng tiêm, liều dùng Corticoid cho người lớn và thiếu niên là 20 – 300 mg một ngày, tiêm trực tiếp vào cơ.

Đối với trẻ em và người cao tuổi, loại thuốc này không được khuyến khích sử dụng bởi lẽ tác dụng phụ của nó mang lại khá cao. Chính vì thế, trong quá trình sử dụng tuyệt đối phải tuân theo những chỉ định của bác sĩ.

Tùy vào tình trạng bệnh lí cũng như cơ địa của mỗi người, bác sĩ có thể kê những liều lượng thuốc khác nhau cho mỗi bệnh nhân. Khi sử dụng Corticoid cần phải theo dõi chuyển biến sức khỏe của mình. Nếu có bất cứ một sự biến chuyển không tốt nào xảy ra, hãy báo ngay cho bác sĩ để có sự điều trị kịp thời.

Tác hại khôn lường khi lạm dụng thuốc Corticoid

Corticoid là một loại thuốc thần kì chữa bách bệnh nhưng cũng là một loại lắm tài nhiều tật khi mang trong mình nhiều tác dụng phụ và những phản ứng khôn lường khi lạm dụng thuốc quá đà. Khi sử dụng Corticoid, cơ thể sẽ lưu giữ Natri trong người và đào thải Kali gây béo bệu, mặt tròn như mặt trăng.

Đối với những người bị huyết áp thấp thì việc sử dụng Corticoid có tác dụng điều trị bệnh này. Tuy nhiên, với những người bình thường hoặc có tiền sử bệnh cao huyết áp thì loại thuốc này có thể đem lại những nguy hiểm nhất định. Corticoid làm cao huyết áp, tăng đông máu có thể gây nghẽn mạch.

Đối với những vết thương ngoài ra, khi sử dụng Corticoid sẽ làm chậm liền sẹo các vết thương và dễ gây nhiễm khuẩn thứ phát. Corticoid còn làm thoái biến đổi Protid nên dễ gây teo cơ ở người sử dụng. Đối với những người lớn tuổi, việc sử dụng Corticoid làm giảm Calci có trong xương khiến xương bị xốp do giảm hấp thu Calci nên khi té ngã dễ bị gãy xương. Thậm chí Corticoid còn làm loãng xương, hoại tử xương ở mọi lứa tuổi.

Bên cạnh những tác dụng phụ được kể trên, Corticoid có tính axit cao có thể bào mòn dạ dày, làm loét dạ dày – tá tràng, dễ gây xuất huyết tiêu hóa. Corticoid xâm nhập vào trong cơ thể người và vật gây nên ức chế miễn dịch, đồng thời Corticoid làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng tiết mồ hôi, co giật, tăng áp lực nội sọ, rối loạn kinh nguyệt, ảo giác, vui vẻ thái quá, tăng nhãn áp.

Ngoài ra, Corticoid còn thay đổi thói quen, hưng cảm, trầm cảm, mất ngủ, tăng cảm giác ngon miệng và gây ra các bệnh như đục nhân mắt, glaucoma, chậm phát triển ở trẻ em, suy tuyến thượng thận thứ phát do ức chế trục đồi thị – tuyến yên – tuyến thượng thận, tăng đường máu, đái tháo đường…

Tuy nhiên, trên đây không phải là danh mục tất cả những tác dụng phụ có thể xảy ra. Những tác dụng phụ có thể hình thành dựa trên đối tượng tác dụng, thời gian, thời tiết, tiền sử bệnh của người bệnh… Vì vậy, nếu thấy bản thân có bất kì điều gì khác thường, hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Tương tác thuốc của Corticoid

Corticoid có thể tương tác với một số loại thuốc nhất định. Thuốc Corticoid có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.

Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn nên liệt kê một loạt các danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Corticoid là loại thuốc rất kị với nhiều loại thuốc. Corticoid thường tương tác với các loại thuốc như: Aceclofenac, Acemetacin, Aldesleukin, Amtolmetin guacil, Celecoxib, Ceritinib, Choline salicylate, Clarithromycin, Clonixin, Diclofenac, Diflunisal, Dipyrone, Doxorubicin, Doxorubicin hydrochloride Lliposome, Droxicam, Enzalutamide, Etodolac, Etofenamate, Etoricoxib, Etravirine, Felbinac, Fenoprofen, Fentanyl, Ibuprofen, Idelalisib, Indinavir, Indomethacin, Itraconazole, Ketoconazole, Ketoprofen, Ketorolac…

Ngoài ra, Corticoid còn tương tác với một số loại thực phẩm, đồ uống nhất định, đặc biệt là rượu, bia, thuốc lá…. Vì thế, trước khi sử dụng những loại thực phẩm này cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để không xảy ra những tác dụng phụ đáng tiếc hoặc làm thay đổi tác dụng cũng như thành phần thuốc.

Ngoài ra, tình trạng bệnh lí của người bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến người bệnh khi dùng thuốc Corticoid. Những chứng bệnh như hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), nhiễm nấm, nhiễm trùng herpes simplex ở mắt, nhiễm trùng vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV), nhiễm trùng tại nơi điều trị… không thể dùng thuốc được.

Bởi lẽ, Corticoid tác động mạnh đến những vết thương hở, làm hở vết thương, hoặc thậm chí làm nhiễm trùng lâu hơn. Nhẹ hơn thì Corticoid cũng làm vết thương lâu lành hơn so với quá trình phục hồi thông thường.

Một số trường hợp như phẫu thuật gần đây hoặc chấn thương nghiêm trọng, nhiễm giun lươn, bệnh lao… cũng không được sử dụng Corticoid. Corticosteroid làm tình trạng nhiễm trùng hiện có chậm lại, xấu đi hoặc gây ra nhiễm trùng mới. Corticoid cũng làm cho vi khuẩn lao, giun sán phát triển, làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Nói với bác sĩ nếu bạn đang gặp những tình trạng như: bệnh đậu mùa (bao gồm cả phơi nhiễm gần đây), sởi (bao gồm cả phơi nhiễm gần đây) của bệnh nặng ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, bệnh tiểu đường (đường tiểu đường), viêm phân liệt… trước khi bác sĩ có ý định cho bạn sử dụng Corticoid. Corticoid là loại thuốc nhạy cảm với các loại thuốc, các loại thực phẩm và các bệnh lí.

Corticosteroid có thể làm giảm khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách tăng đường huyết. Đồng thời, Corticoid làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng, thậm chí tử vong.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Corticoid

Corticoid là loại thuốc mang trong mình rất nhiều tác dụng phụ và dễ bộc phát. Vì thế, Corticoid được dùng để điều trị triệu chứng của bệnh trong trường hợp không còn giải pháp nào khác.

Corticoid có tác dụng rất mạnh trong thời gian ngắn. Vì thế, Corticoid chỉ nên sử dụng với một liều lượng thấp nhất và thời gian ngắn nhất nếu có thể được. Tuy nhiên, người quyết định điều này là bác sĩ hoặc các y sĩ chịu trách nhiệm điều trị. Tuyệt đối không được tăng giảm liều lượng hoặc ngưng sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.

Trong suốt thời gian dùng Corticoid, cần theo dõi chỉ số đường huyết và huyết áp do Corticoid gây tăng huyết áp và tăng đường huyết. Bên cạnh đó, Corticoid có thể gây rối loạn tâm thần vì vậy cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị nếu người bệnh có dấu hiệu thay đổi về hành vi, nhận thức và trí nhớ.

Những việc cần tránh:

Khi sử dụng thuốc, người dùng Corticoid nên tránh nằm hoặc ngồi quá lâu một chỗ vì làm nặng thêm tình trạng yếu cơ loãng xương, giảm canxi và lão hóa xương. Trong thời gian này, người bệnh cần bổ sung canxi và vitamin D để phòng ngừa các bệnh liên quan đến xương khớp.

Thời điểm uống thuốc tốt nhất:

Nên uống thuốc vào buổi sáng để hạn chế tác dụng phụ gây teo tuyến thượng thận. Ngoài ra, cần theo dõi cân nặng của mình để phát hiện tình trạng béo phì và kịp thời xử lí. Trong một số trường hợp, người bệnh tăng cân không phải do mỡ thừa mà là do các Corticoid gây giữ nước do đó khi bị phù. Lúc này, phải thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng khắc phục kịp thời.

Những đối tượng hạn chế dùng:

Corticoid không nên sử dụng cho người già và trẻ em. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp vạn bất đắt dĩ, bác sĩ vẫn sử dụng Corticoid cho bệnh nhân ở độ tuổi này. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải đặt dưới sự dám sát của các y bác sĩ.

Corticoid không khuyến khích sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng tỏ sự an toàn của thuốc trên đối tượng này. Vì vậy, cần cân nhắc khi sử dụng thuốc.

Khẩn cấp và xử lý:

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, cần gọi ngay cho trung tâm cấp cứu 115 hoặc bác sĩ để có cách xử lí tạm thời một cách đúng lúc. Sau đó, phải đưa ngay đến bệnh viện để có thể có biện pháp can thiệp.

Trong trường hợp quên liều, bạn không nên tự ý dùng thuốc mà nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Cách tốt nhất để không quên liều là uống thuốc theo một lịch trình nhất định, thời điểm nhất định. Bên cạnh đó, bạn nên đặt thuốc ở vị trí dễ nhìn thấy và nhắc nhở bản thân dùng thuốc đúng giờ bằng cách ghi chú, báo thức hoặc nhắc nhở…

Thuốc Corticoid là một con dao hai lưỡi. Vì thế, khi sử dụng thuốc bạn nên tuân thủ những quy định của bác sĩ đề ra. Nếu có bất kì một thắc mắc nào hoặc có dấu hiệu bất thường nào trong quá trình dùng thuốc, hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp tư vấn và điều trị kịp thời.

Bảo quản thuốc Corticoid

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng trực tiếp. Với những bao bì đã được mở ra, bạn nên lấy số cao dán vừa đủ, số còn lại bạn nên bỏ lại vào bị và bịt kín miệng lại để không nảy sinh vi khuẩn. Bạn nên nhớ là không bảo quản thuốc trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá.

Hơn nữa, mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuốc Corticoid bao gồm kiến thức về công dụng, tác dụng phụ, tương tác thuốc và cả những lưu ý khi sử dụng thuốc. Hi vọng, những điều trên sẽ có ích với bạn để bạn có thể yên tâm và sử dụng thuốc một cách có hiệu quả nhất. Chúc các bạn dùng thuốc an toàn và có nhiều sức khỏe. Đối với bất kỳ loại thuốc nào khi sử dụng cũng nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ bạn nhé.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Corticoid® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Corticoid® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Corticoid® là thuốc gì?