Cloramphenicol® là thuốc gì?

Cloramphenicol là một loại thuốc thuộc nhóm dược lý thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm, được chỉ định để điều trị những nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm, do Rickettsia, Chlamydia khi những thuốc ít độc hơn không hiệu quả hoặc bị chống chỉ định. Các nhiễm trùng đường ruột như phó thương hàn. Để hiểu rõ hơn về loại thuốc này về thành phần, công dụng cũng như cách sử dụng, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết Cloramphenicol là thuốc gì hôm nay.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Cloramphenicol® là thuốc gì?
Rate this post

Cloramphenicol
Cloramphenicol

Tổng quan về thuốc Cloramphenicol

Cloramphenicol là kháng sinh, ban đầu được phân lập từ Streptomyces venezuelae, nay được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp. Cloramphenicol thường có tác dụng kìm khuẩn, nhưng có thể diệt khuẩn ở nồng độ cao hoặc đối với những vi khuẩn nhạy cảm cao.

Cloramphenicol ức chế tổng hợp protein ở những vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn vào tiểu thể 50S của ribosom. Thuốc có cùng vị trí tác dụng với Erythromycin, Clindamycin, Lincomycin, Oleandomycin và Troleandomycin.

Cloramphenicol được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, phân bố rộng khắp trong phần lớn mô cơ thể và dịch, bị khử hoạt chủ yếu ở gan do Glucuronyl transferase.

Nhiều vi khuẩn có sự kháng thuốc cao với Cloramphenicol ở Việt Nam; thuốc này gần như không có tác dụng đối với Escherichia coli, Shigella flexneri, Enterobacter spp., Staphylococcus aureus, Salmonella typhi, Streptococcus pneumoniae và ít có tác dụng đối với Streptococcus pyogenes. Cloramphenicol không có tác dụng đối với nấm.

Dạng và hàm lượng của thuốc Cloramphenicol

Cloramphenicol có các dạng và hàm lượng như sau:

– Viên nén và viên nang 0,25 g Cloramphenicol hay Cloramphenicol palmitat.

– Thuốc mỡ tra mắt: tuýp 5 g 1% Cloramphenicol.

– Thuốc nhỏ mắt: lọ 5 ml, 10 ml 0,4%, 0,5% Cloramphenicol.

– Thuốc bột pha tiêm: lọ 1 g Cloramphenicol dạng Natri succinat

– Mỡ hoặc kem bôi ngoài da 1%, 5% Cloramphenicol.

– Viên đặt âm đạo 0,25 g Cloramphenicol.

Chỉ định của thuốc Cloramphenicol

Cloramphenicol được chỉ định điều trị các trường hợp sau:

– Nhiễm trùng phần trước của mắt, mí và lệ đạo.

– Phòng ngừa nhiễm trùng trước và sau mổ.

– Mắt hột và zona mắt.

– Bỏng hóa chất và các loại bỏng khác

– Bơm rửa hệ thống dẫn lưu mắt với mục đích điều trị hay phòng ngừa.

– Nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm, do Rickettsia, Chlamydia khi những thuốc ít độc hơn không hiệu quả hoặc bị chống chỉ định.

Chống chỉ định của thuốc Cloramphenicol

Không dùng Cloramphenicol trong các trường hợp sau:

– Người bị dị ứng hoặc quá mẫn với thành phần của thuốc.

– Người bị rối loạn chuyển hóa Porphyrin cấp từng cơn.

– Người bị suy gan nặng.

– Người bị bệnh về máu nặng do tủy xương hoặc tiền sử gia đình có suy tủy xương.

– Trẻ sơ sinh.

– Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

– Không dùng Cloramphenicol để điều trị những nhiễm khuẩn thông thường hoặc trong những trường hợp không được chỉ định, như cảm lạnh, cúm, nhiễm khuẩn họng; hoặc làm thuốc dự phòng nhiễm khuẩn.

Liều dùng của thuốc Cloramphenicol

Với loại Cloramphenicol dùng để uống và dùng để tiêm có những liều lượng khác nhau dành cho người lớn và trẻ em như sau:

Loại uống:

– Người lớn: mỗi ngày uống từ 1 đến 2 gam, chia làm 4 lần.

– Trẻ em: mỗi ngày uống 50 mg/ kg, chia thành 4 lần.

Loại tiêm:

– Đối với người lớn và trẻ em có chức năng thận và gan bình thường: mỗi ngày 50 ng/ kg, chia thành những liều bằng nhau, cách 6 giờ tiêm một làn.

– Đối với trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn có mức độ kháng thuốc trung bình, ban đầu dùng liều 75 mg/ kg mỗi ngày, rồi giảm liều xuống 50 mg/ kg mỗi ngày trong thời gian sớm nhất có thể được.

Với các bệnh nhiễm khuẩn dùng ngoài da như sau:

– Nhiễm khuẩn mắt: nhỏ 1 hoặc 2 giọt dung dịch tra mắt Cloramphenicol, hoặc cho một lượng nhỏ thuốc mỡ tra mắt vào túi kết mạc dưới, cứ 3 – 6 giờ một lần, hoặc thường xuyên hơn nếu cần. Sau 48 giờ đầu, có thể tăng khoảng cách giữa các lần dùng thuốc. Cần tiếp tục điều trị ít nhất 48 giờ sau khi mắt có vẻ bình thường.

– Nhiễm khuẩn da: Dùng thuốc mỡ hoặc kem 1% Cloramphenicol hoặc dùng chế phẩm phối hợp Cloramphenicol với corticoid chống viêm. Bôi mỗi ngày từ 1 đến 3 lần.

– Viêm âm đạo nhiễm khuẩn: Dùng viên đặt âm đạo 250 mg Cloramphenicol đặt sâu trong âm đạo 1 viên trước khi đi ngủ, trong 6 đến 12 ngày.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Khi sử dụng Cloramphenicol cần chú ý không dùng chung với các loại thuốc sau :

– Cloramphenicol phá hủy enzym cytochrom P450 ở gan, là enzym chịu trách nhiệm về chuyển hóa của nhiều thuốc.

– Clorpropamid, Dicumarol, Phenytoin và Tolbutamid: Cloramphenicol có thể tác động tới chuyển hóa của clorpropamid, dicumarol, phenytoin và tolbutamid do ức chế hoạt tính các men của microsom, và như vậy có thể kéo dài nửa đời huyết tương và làm tăng tác dụng của những thuốc này; phải hiệu chỉnh một cách phù hợp liều lượng những thuốc này. Ngoài ra, Cloramphenicol có thể kéo dài thời gian prothrombin ở người bệnh nhận liệu pháp chống đông vì tác động tới sự sản sinh vitamin K do vi khuẩn đường ruột.

– Dùng đồng thời Cloramphenicol và Phenobarbital có thể dẫn đến giảm nồng độ thuốc kháng sinh trong huyết tương vì Phenobarbital gây cảm ứng enzym P450 có khả năng phá hủy Cloramphenicol.

– Khi dùng đồng thời với những chế phẩm sắt, Vitamin B12 hoặc acid folic, Cloramphenicol có thể làm chậm đáp ứng với những thuốc này. Do đó, nếu có thể được, nên tránh liệu pháp Cloramphenicol ở người bệnh thiếu máu dùng chế phẩm sắt, Vitamin B12, hoặc acid folic.

– Rifampin: Vì rifampin gây cảm ứng những enzym của microsom cần cho chuyển hóa Cloramphenicol, dùng đồng thời những thuốc này có thể dẫn đến giảm nồng độ Cloramphenicol trong huyết tương.

– Những thuốc có thể gây suy giảm tủy xương.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Cloramphenicol

Những tác dụng phụ thường gặp:

– Phản ứng dị ứng: nổi mề đay, tức ngực, khó thở, nhức đầu.

– Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn và nôn, tiêu chảy.

Những tác dụng phụ hiếm gặp hơn:

– Hội chứng xám ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuần tuổi

– Giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu và thiếu máu với giảm hồng cầu lưới, tất cả có thể phục hồi.

– Mất bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu không tái tạo (với tỷ lệ 1/10000 – 1/40000).

– Tác động đến thần kinh: Viêm dây thần kinh thị giác, viêm đa thần kinh ngoại biên, liệt cơ mắt, và lú lẫn.

Nếu xảy ra các triệu chứng trên, lập tức ngưng thuốc và đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời. Những tác dụng không mong muốn về máu với sự ức chế tủy xương không phục hồi dẫn đến thiếu máu không tái tạo, có tỷ lệ tử vong cao, có thể xẩy ra chậm tới nhiều tháng sau điều trị. Giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu và thiếu máu có giảm hồng cầu lưới có thể phục hồi xẩy ra ở người lớn với liều trên 25 g.

Những tác dụng kể trên không phải xuất hiện với tất cả người sử dụng thuốc mà còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Đặc biệt những tác dụng phụ trên thường xảy ra với những người lạm dụng, sử dụng  thuốc Cloramphenicol với liều lượng cao và kéo dài. Chính vì vậy, bất cứ bệnh nhân nào cũng không được tự ý dùng thuốc mà cần có sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ.

Những chú ý khác trong việc dùng thuốc Cloramphenicol

Cloramphenicol dùng tại chỗ cũng có thể gây các phản ứng có hại nghiêm trọng do vậy cần tránh lạm dụng và tránh dùng dài ngày.

Không dùng thuốc này trên toàn thân để điều trị những nhiễm khuẩn thông thường, để dự phòng nhiễm khuẩn, hoặc khi không được chỉ định.

Khi dùng Cloramphenicol không nên mang kính áp tròng, và không dùng thuốc quá 10 ngày.

Những phản ứng nghiêm trọng, đôi khi gây tử vong ở người bệnh dùng Cloramphenicol đã được thông báo.

– Phải ngừng liệu pháp Cloramphenicol nếu xảy ra giảm hồng cầu lưới, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu hoặc các chứng huyết học bất thường khác được qui cho Cloramphenicol.

– Phải ngừng ngay liệu pháp dùng Cloramphenicol nếu xảy ra viêm dây thần kinh thị giác hoặc ngoại biên.

– Phải dùng thận trọng Cloramphenicol cho người bệnh bị suy giảm chức năng thận và gan, giảm theo tỷ lệ tương ứng.

Bảo quản thuốc Cloramphenicol

– Thuốc cần được bảo quản trong bao bì kín, bảo quản ở nhiệt độ phòng.

– Tránh ẩm ướt, tránh ánh sáng trực tiếp.

– Tránh xa tầm tay của trẻ em.

Độ ổn định: Sau khi pha với nước vô khuẩn để tiêm, thuốc tiêm Cloramphenicol natri sucinat ổn định trong 30 ngày ở 15 – 25oC. Không dùng dung dịch Cloramphenicol sucinat vẩn đục.

Trên đây là những thông tin về thuốc Cloramphenicol  . Hy vọng với những thông tin mà bài viết mang lại có thể giúp bạn hình dung được Cloramphenicol là thuốc gì và hiểu thêm về công dụng cũng như cách dùng của thuốc để có thể yên tâm sử dụng. Cảm ơn sự quan tâm của bạn dành cho bài viết.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Cloramphenicol® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Cloramphenicol® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Cloramphenicol® là thuốc gì?