Cimetidine® là thuốc gì?

Với những người đã từng “chung sống” với viêm loét dạ dày thì những cơn đau thượng vị, chứng chướng bụng đầy hơi dường như trở thành cơn ác mộng. Đa phần người bệnh đã dùng nhiều loại thuốc để mong cải thiện tình trạng bệnh của mình. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày khiến cho việc lựa chọn một sản phẩm thuốc để điều trị trở nên khó khăn hơn đối với người bệnh. Trong đó thuốc Cimetidine được biết đến là giải pháp cho vấn đề này.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Cimetidine® là thuốc gì?
Rate this post

Giới thiệu thuốc Cimetidine, thuốc dùng cho trường hợp nào?

Dạng bào chế và hàm lượng

Cimetidine có 4 dạng bào chế là dung dịch tiêm, viên nén, siro uống và dịch truyền với những hàm lượng 200mg; 300 mg; 400 mg và 800 mg.

Hấp thu và bài trừ: Qua đường tiêu hóa.

Chỉ định

Cimetidine thuộc nhóm thuốc kháng thụ thể histamin H2. Thuốc hoạt động bằng cách làm giảm lượng axit trong dạ dày từ đó giúp giảm các triệu chứng như đau dạ dày, ợ nóng, khó nuốt, ho dai dẳng, khó ngủ.

Cimetidine được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau :

– Loét dạ dày và ruột, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát sau khi đã được chữa lành.

– Điều trị một số bệnh dạ dày và thực quản do tăng axit dạ dày (ví dụ, hội chứng Zollinger-Ellison, viêm thực quản bào mòn) hoặc trào ngược axit dạ dày vào thực quản (bệnh trào ngược dạ dày thực quản/GERD).

– Viêm loét, ung thư thực quản (do thuốc giúp ngăn ngừa những ảnh hưởng nghiêm trọng của axit đến hệ tiêu hóa)

Ngoài ra Cimetidine có thể dùng khi không kê toa trong các trường hợp ợ nóng thường xuyên do có quá nhiều axit trong dạ dày (còn gọi là chứng khó tiêu do axit hoặc chua dạ dày).

Liều dùng của thuốc Cimetidine

Cimetidine là thuốc dùng theo đơn hoặc có thể dùng khi không kê toa, tuy nhiên bạn vẫn phải lưu ý liều dùng phù hợp khi dùng thuốc. Liều dùng đề nghị như sau:

* Đối với người lớn:

– Liều thông thường cho người lớn bị loét tá tràng

Đường tiêm: tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp 300 mg mỗi 6-8 giờ. Ngoài ra, có thể dùng truyền tĩnh mạch.

Đường uống: uống 800 mg-1600 mg mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ.

– Liều thông thường cho người lớn để dự phòng loét tá tràng

Đường tiêm: tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp 300 mg một hoặc hai lần một ngày.

Đường uống: uống 400 mg mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ.

– Liều lượng thông thường cho người lớn bị viêm thực quản bào mòn

Đường tiêm: tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp 300 mg mỗi 6 giờ

Đường uống: uống 800 mg hai lần một ngày, hoặc uống 400 mg bốn lần mỗi ngày.

– Liều thông thường cho người lớn để dự phòng loét dạ dày do căng thẳng

Đường tiêm: tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp 300 mg mỗi 6 giờ.

– Liều thông thường cho người lớn bị xuất huyết đường tiêu hóa trên

Truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 50 mg/giờ trước khi tiêm tĩnh mạch bolus 150 mg. Liều tối đa hàng ngày không nên vượt quá 2,4 g.

– Liều thông thường cho người lớn mắc hội chứng Zollinger-Ellison

Đường tiêm: tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp 300 mg mỗi 6 giờ.

Đường uống: uống 300 mg mỗi ngày bốn lần trong bữa ăn và trước khi đi ngủ.

– Liều thông thường cho người lớn bị loét dạ dày

Đường tiêm: tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp 300 mg mỗi 6 giờ.

Đường uống: uống 800 mg mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ, hoặc 300 mg mỗi ngày bốn lần.

– Liều thông thường cho người lớn trào ngược dạ dày thực quản

Đường tiêm: tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp 300 mg mỗi 6 giờ.

Đường uống: uống 800 mg mỗi ngày hai lần hoặc 400 g mỗi ngày bốn lần.

– Liều thông thường cho người lớn bị khó tiêu

Uống 200 mg ngay trước khi ăn (hoặc 30 phút trước khi ăn). Liều tối đa mỗi 24 giờ: 2 liều.

* Đối với  trẻ em

– Liều thông thường cho trẻ em bị trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ sơ sinh: tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 5 – 10 mg/kg/ngày, chia thành các lần mỗi 8 đến 12 giờ.

Trẻ nhỏ: tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 10 – 20 mg/kg/ngày, chia thành các lần mỗi 6 đến 12 giờ.

Trẻ em: tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 20 – 40 mg/kg/ngày, chia thành các lần mỗi 6 đến 12 giờ.

– Liều thông thường cho trẻ em bị khó tiêu        

Trẻ lớn hơn hoặc bằng 12 tuổi: dùng 200 mg hai lần mỗi ngày; có thể dùng 30 phút trước khi ăn thức ăn hoặc nước uống có khả năng gây ợ nóng hay khó tiêu.

Dù là dùng thuốc bằng đường uống, tiêm hay truyền dịch thì tổng liều thường không quá 2,4 g/ngày.

Tác dụng phụ có thể gặp và xử lý

Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng Cimetidine: chóng mặt, trầm cảm; sưng hoặc đau ngực (ở nam giới); đau khớp hoặc đau cơ; phát ban da nhẹ; đau đầu; tiêu chảy, buồn nôn, hoặc táo bón.

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng ít gặp khi dùng Cimetidine: Ho, sốt, tức ngực, khó thở; phát ban đỏ hay phồng rộp da; vàng da (vàng da hoặc mắt); mê sảng, mất phương hướng, hoặc lẫn lộn; nhịp tim không đều.

Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp phải những tác dụng phụ kể trên trong quá trình dùng thuốc.

Thận trọng trước khi dùng  

Tuy rằng bạn có thể dùng Cimetidine không theo kê đơn của bác sĩ tuy nhiên vẫn nên lưu ý sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn ghi trên nhãn thuốc hoặc theo hướng dẫn của dược sĩ.

Không tự ý dùng thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ nếu bạn đã từng có tiền sử dị ứng với Cimetidine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Không tự ý dùng thuốc khi bạn đang có vấn đề về các bệnh tiểu đường; hen suyễn hoặc rối loạn về phổi mãn tính; ức chế tủy xương; bệnh thận; các bệnh về gan.

Tương tác thuốc    

Tương tác thuốc thường làm giảm hoặc mất hiệu lực của thuốc vậy nên hãy thận trọng khi dùng chung Cimetidine với các thuốc sau:

– Metformin: sẽ làm tăng nồng độ của thuốc này trong huyết tương.

– Warfarin: Cimetidine ức chế chuyển hóa của warfarin, gây tăng nguy cơ chảy máu ở các vết thương hở.

– Procainamid: Cimetidine làm giảm sự đào thải procainamid qua thận gây tăng nồng độ những chất này trong huyết tương. Do đó làm tăng nguy cơ loạn nhịp của procainamid, có thể gây tử vong.

– Lidocain: Trong khi tiêm truyền lidocain, nếu cimetidin cũng được dùng sẽ gây ức chế chuyển hóa lidocain nồng độ lidocain trong huyết tương có thể tăng tới mức gây độc.

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Cimetidine® là thuốc gì?
Rate this post

 

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Cimetidine® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Cimetidine® là thuốc gì?