Ceftriaxone® là thuốc gì?

Thuốc Ceftriaxone là kháng sinh tiêm truyền được sử dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc được biết đến như một kháng sinh nhóm cephalosporin, với cơ chế hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Ceftriaxone® là thuốc gì?
Rate this post

Tác dụng của thuốc Ceftriaxone

Thuốc thường được dùng trong điều trị các bệnh do các vi khuẩn gây ra gồm các loại sau:

Điều trị bệnh viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết.

Điều trị nhiễm khuẩn tai mũi họng, đường hô hấp dưới.

Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu và thận.

Điều trị bệnh lậu, thương hàn, giang mai.

Điều trị nhiễm khuẩn xương, khớp, da, mô mềm và các vết thương.

Điều trị các triệu chứng nhiễm khuẩn vùng bụng

Tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Ceftriaxone

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc

Tác dụng phụ thường gặp như: tiêu chảy, ngứa ngoài da, nổi ban.

Tác dụng phụ ít gặp như: sốt, viêm tĩnh mạch, phù, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.

Tác dụng phụ hiếm gặp như: đau đầu, chóng mặt, sốc phản vệ, thiếu máu, rối loạn đông máu, viêm đại tràng có màng giả.

Nên sử dụng Ceftriaxone như thế nào?

Có thể dùng thuốc này dạng  tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều lượng sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe và khả năng điều trị.

Nếu tự dùng thuốc này ở nhà, tìm hiểu cách chuẩn bị và hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ. Tránh trộn ceftriaxone với dung dịch truyền tĩnh mạch có canxi trong đó (như dung dịch Ringer, dung dịch Hartmann, tiêm dinh dưỡng – TPN/PPN). Hỏi ý kiến dược sĩ  để biết chi tiết về việc sử dụng an toàn các sản phẩm canxi IV ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn (xem thêm phần thận trọng trước khi dùng). Trước khi sử dụng, kiểm tra trực quan sản phẩm xem có nổi hạt hoặc đổi màu không. Nếu có, tránh không nên dùng nữa.

Thuốc kháng sinh hiệu quả nhất khi lượng thuốc trong cơ thể không đổi. Vì vậy, cần sử dụng thuốc thời gian khoảng cách đều nhau.

Bên cạnh đó, hãy tiếp tục sử dụng thuốc này cho đến khi khóa điều trị kết thúc, ngay cả khi các triệu chứng biến mất sau một vài ngày. Việc ngừng thuốc quá sớm có thể tái phát nhiễm trùng.

Báo cho bác sĩ hoặc người chịu trách nhiệm  nếu tình trạng bệnh vẫn còn hoặc xấu đi.

Những lưu ý cần thiết khi bảo quản Ceftriaxon

Nên bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ẩm và ánh sáng mặt trời, đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, tránh xe tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Liều dùng cho thuốc Ceftriaxone

Đối với người lớn

Dùng 1 – 2 g ceftriaxone tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi ngày và chia thành 1 – 2 liều, tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng

Đối với nhiễm trùng gây ra bởi Staphylococcus aureus (methicillin-nhạy cảm, MSSA), liều khuyến cáo là 2g – 4g mỗi ngày, để đạt được trên 90% mục tiêu điều trị.

Tổng liều hàng ngày không nên vượt quá 4g.

Liều thông thường dành cho người lớn nhiễm khuẩn:

Dùng 2g ceftriaxone tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ trong 14 ngày, tùy thuộc vào các chất, mức độ nhiễm trùng

Liều thông thường cho người bị lớn hạ cam mềm:

Dùng 250 mg ceftriaxone tiêm bắp một liều duy nhất;

Liều thông thường dành cho người lớn viêm kết mạc:

Nếu bạn bị viêm kết mạc do lậu cầu, dùng 1g ceftriaxone tiêm bắp một lần;

Điều trị bằng doxycycline trong 7 ngày (nếu không có thai) hoặc azithromycin liều duy nhất cũng được đề nghị để điều trị nhiễm chlamydia cùng lúc;

Dùng 100 mg doxycycline uống hai lần mỗi ngày trong 10 ngày để điều trị nhiễm trùng Chlamydia cùng lúc.

Bạn tình của bạn cũng nên được đánh giá/điều trị.

Liều thông thường dành cho người lớn viêm nắp thanh quản:

Dùng 2g ceftriaxone tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ trong 7 đến 10 ngày, tùy thuộc vào các chất, mức độ nhiễm trùng.

Liều thông thường cho người lớn viêm dạ dày ruột:

Dùng 2g ceftriaxone tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ.

Thời gian điều trị là 7 – 10 ngày ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

Đối với trẻ em

Liều thông thường cho trẻ em bị nhiễm trùng:

Nếu trẻ nhỏ hơn 1 tuần, dùng 50 mg/kg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp cho trẻ mỗi 24 giờ;

Nếu trẻ từ 1 – 4 tuần và nặng 2 kg trở xuống, dùng 50 mg/kg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp cho trẻ mỗi 24 giờ;

Nếu trẻ từ 1 – 4 tuần và nặng hơn 2kg: dùng 50-75 mg/kg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp cho trẻ mỗi 24 giờ. Bạn nên tránh dùng ceftriaxone cho trẻ sơ sinh bị tăng bilirubin máu;

Nếu trẻ từ 1 tháng trở lên và bị nhiễm trùng nghiêm trọng, dùng 50 – 75 mg/kg tiêm tĩnh mạch cho trẻ và chia làm nhiều lần trong mỗi 12 đến 24 giờ (liều tối đa là 2 g mỗi 24 giờ).

Nếu trẻ từ 1 tháng trở lên và bị nhiễm trùng đe dọa tính mạng, dùng 80-100 mg/kg tiêm tĩnh mạch cho trẻ và chia thành 1 hoặc 2 liều (liều tối đa là 4g mỗi 24 giờ).

Liều thông thường cho trẻ viêm màng não:

Trẻ từ 0 – 4 tuần:

Dùng 50 – 75 mg/kg tiêm cho trẻ mỗi 24 giờ. Bạn cần tránh dùng ceftriaxone ở trẻ sơ sinh bị tăng bilirubin máu.

Trẻ từ 1 tháng trở lên:

Liều khởi đầu: dùng 100 mg/kg tiêm tĩnh mạch cho trẻ khi bắt đầu điều trị (liều tối đa là 4g)

Liều duy trì: dùng 100 mg/kg tiêm tĩnh mạch cho trẻ mỗi ngày một lần hoặc chia làm nhiều lần mỗi 12 giờ trong 7 đến 14 ngày (liều tối đa là 4 g mỗi 24 giờ)

Nếu trẻ bị nhiễm lậu cầu và nặng từ 45 kg trở xuống, dùng 50 mg/kg mỗi ngày tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp cho trẻ và chia mỗi 12 giờ trong 10 đến 14 ngày (liều tối đa là 2g/ngày)

Nếu trẻ bị nhiễm lậu cầu và nặng hơn 45 kg, dùng 1 – 2 g tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp cho trẻ mỗi 12 giờ trong 10 đến 14 ngày.

Liều thông thường cho trẻ điều trị dự phòng viêm màng não:

Nếu trẻ dưới 15 tuổi: dùng 125 mg tiêm bắp cho trẻ một lần

Nếu trẻ từ 15 tuổi trở lên: dùng 250 mg tiêm bắp cho trẻ một lần

Liều thông thường cho trẻ viêm nội tâm mạc do nhiễm lậu cầu:

Nếu trẻ từ 45 kg trở xuống, dùng 50 mg/kg một ngày tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp cho trẻ chia mỗi 12 giờ trong ít nhất 28 ngày (liều tối đa là 2 g/ngày);

Nếu trẻ nặng hơn 45 kg, dùng1 – 2 g tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp mỗi 12 giờ cho ít nhất 28 ngày.

Liều thông thường cho trẻ phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn:

Liều thay thế ở những bệnh nhân không thể uống thuốc bằng đường miệng, có hoặc không có dị ứng penicillin (loại không phản vệ), dùng 50 mg/kg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch một lần 30 – 60 phút trước khi bắt đầu phẫu thuật mạch (liều tối đa là 1 g).

Liều thông thường cho trẻ viêm tai giữa:

Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn viêm tai giữa cấp tính, dùng 50 mg/kg tiêm một lần cho trẻ (liều tối đa là 1 g);

Nếu trẻ bị viêm tai giữa cấp tính dai dẳng hoặc tái phát: dùng 50 mg/kg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch cho trẻ một lần một ngày trong 3 ngày (liều tối đa là 1 g/ngày);

Bạn nên tránh dùng ceftriaxone ở trẻ sơ sinh tăng bilirubin máu.

Những tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc Ceftriaxone

Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng rất lớn đến tác dụng của thuốc, nên báo cho bác sĩ hoặc ngưng dùng với những tình trạng sau: thiếu máu, tiêu chảy, bệnh túi mật, bệnh gan…

Tăng bilirubin máu (bilirubin cao trong máu) – không được sử dụng cho trẻ sơ sinh (dưới 28 ngày tuổi) và trẻ sơ sinh non tháng có bệnh này

Chú ý: Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Ceftriaxone® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Ceftriaxone® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Ceftriaxone® là thuốc gì?