Cefpodoxime® là thuốc gì ?

Cefpodoxim cũng có tác dụng đối với các cầu khuẩn Gram âm, các trực khuẩn Gram dương và Gram âm. Thuốc có hoạt tính chống các vi khuẩn Gram âm gây bệnh quan trọng như E. coli, Klebsiella, Proteus mirabilis và Citrobacter. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm về Cefpodoxime là thuốc gì ? thông qua bài viết ngay sau đây nhé.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Cefpodoxime® là thuốc gì ?
Rate this post

Chỉ định dùng thuốc cefpodoxime

Cefpodoxim proxetil được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn sau đây.
– Nhiễm khuẩn hô hấp : viêm tai giữa câp, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản.
– Viêm phổi cấp tính mắc phải tại cộng đồng.
– Nhiễm lậu cầu cấp chưa có biến chứng.
– Nhiễm khuẩn đường tiểu chưa có biến chứng.
– Nhiễm khuẩn da và cấu trức da.

Chống chỉ định dùng thuốc cefpodoxime

– Người mẫn cảm với Cefpodoxim proxetil và các thuốc thuộc nhóm Cephalosporins khác.
– Người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Hướng dẫn sử dụng thuốc cefpodoxime

Dùng thuốc này bằng đường uống, thường sau mỗi 12 giờ hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bạn đang sử dụng thuốc này dạng viên nén, dùng thuốc kèm chung với thức ăn để giúp làm tăng sự hấp thu của thuốc. Tùy vào tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng hiệu quả với thuốc mà bác sĩ sẽ cho liều lượng thuốc phù hợp. Để giảm thiểu các nguy cơ xảy ra các tác dụng không mong muốn, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng liều thuốc thấp ở lần uống đầu tiên, sau đó sẽ từ từ tăng liều thuốc lên.

Cần sử dụng thuốc theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc, ngưng thuốc hoặc tăng giảm liều lượng thuốc mà chưa có sự chỉ định hoặc yêu cầu của bác sĩ.Nếu bạn ngưng thuốc đột ngột khi chưa kết thúc liệu trình thì có thể sẽ bị tái nhiễm trùng, mặc dù bệnh tình của bạn đã khỏi. Để tránh quên việc uống thuốc bạn cần uống cùng một thời điểm vào mỗi ngày.

Trong trường hợp bạn quên một liều thuốc, hãy bỏ qua liều đó và sử dụng liều tiếp theo đúng như kế hoạch. Không uống bù liều thuốc đã quên cùng với liều thuốc tiếp theo để tránh xảy ra các trường hợp quá liều gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu tình trạng của bạn không thuyên giảm hoặc có chuyển biến xấu để có phương pháp điều trị khác hiệu quả hơn.

Thận trọng khi sử dụng thuốc cefpodoxime

Trước khi bắt đầu điều trị bằng cefpodoxim, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với cephalosporin, penicilin hoặc thuốc khác.
Cần sử dụng thận trọng đối với những người mẫn cảm với penicilin, thiểu năng thận và người có thai hoặc đang cho con bú.

Liều lượng của thuốc cefpodoxime

  • Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi: Viêm họng, viêm amiđan, nhiễm khuẩn tiết niệu nhẹ đến vừa: ½ viên x 2 lần/ ngày.
  • Cách 12 giờ uống một lần, trong 5 – 10 ngày.
  • Viêm tai giữa, viêm phế quản mạn, viêm phổi cấp tính thể nhẹ và vừa: 1 viên x 2 lần/ ngày.
  • Cách 12 giờ uống một lần, trong 10 – 14 ngày.
  • Nhiễm khuẩn da: 2 viên x 2 lần/ ngày. Cách 12 giờ uống một lần, trong 7 – 14 ngày.
  • Bệnh lậu: uống liều duy nhất 1 viên Cefpodoxime.
  • Trường hợp suy thận: Độ thanh thải Creatinin ≤ 30 ml/ phút, không thẩm tách máu: uống liều thường dùng, cho cách 24 giờ/ lần. Người bệnh đang thẩm tách máu: uống liều thường dùng 3 lần/ tuần.
  • Uống thuốc ngay sau bữa ăn.
  • Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.

Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc cefpodoxime

Trong quá trình sử dụng thuốc sẽ xảy ra một số tác dụng không mong muốn ở một vài người. Nếu sau khi sử dụng thuốc mà bạn xuất hiện các triệu chứng được liệt kê dưới đây (hoặc chưa được liệt kê) việc cần làm là ngưng thuốc ngay lập tức và báo cho bác sĩ của bạn được biết hoặc đến Trạm y tế địa phương gần nhất để kịp thời điều trị. Cụ thể các triệu chứng:

  • Tiêu chảy nước hoặc có máu;
  • Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cảm cúm;
  • Thâm tím hoặc chảy máu bất thường;
  • Ho, thở khò khè, đau thắt ngực, hô hấp khó khăn;
  • Nhịp tim nhanh hoặc đập mạnh;
  • Cảm giác như bất tỉnh;
  • Co giật;
  • Vàng da hoặc xanh xao, nước tiểu có màu sậm, sốt, lú lẫn hoặc suy nhược;
  • Vàng da;
  • Sốt, đau họng, và đau đầu kèm theo chứng giộp da nặng, lột da, và phát ban đỏ ở da;
  • Sưng phù, tăng cân nhanh, cảm giác thở hụt hơi (thậm chí có thở gắng sức nhẹ);
  • Khát nước nhiều hơn, chán ăn, tiểu tiện ít hơn bình thường hoặc không tiểu tiện.

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy nhẹ, sưng phù, táo bón, ợ hơi. >> Xem thêm tại: http://tybachthao.com.vn/o-hoi-keo-dai/
  • Cứng hoặc co cơ;
  • Đau lưng, đau cơ;
  • Đau đầu, cảm giác mệt mỏi;
  • Lo sợ, lo lắng, cảm giác thao thức hoặc quá hiếu động;
  • Tê cóng hoặc cảm giác ngứa ran, da nóng ấm hoặc mẫn đỏ ở dưới da;
  • Choáng váng, cảm giác quay cuồng;
  • Xuất hiện các giấc mơ lạ, ác mộng;
  • Nghẹt mũi;
  • Khô miệng, vị giác bất thường và khó chịu ở miệng;
  • Xuất hiện đốm trắng hoặc lở loét bên trong miệng hoặc trên môi;
  • Phát ban do hăm tã ở trẻ sơ sinh đang dùng cefpodoxime thuốc nước;
  • Ngứa nhẹ hoặc phát ban da;
  • Ngứa hoặc tiết dịch ở âm đạo.

Tương tác giữa thuốc cefpodoxime và các loại thuốc khác

Việc tương tác thuốc xảy ra sẽ làm mất tác dụng của thuốc cefpodoxime hoặc thuốc có liều thấp, hoặc nguy hiểm hơn sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn gây hại cho sức khỏe người dùng. Trước khi sử dụng thuốc cefpodoxime bạn cần liệt kê danh sách các loại thuốc đang sử dụng (kê toa hoặc không kê toa) để bác sĩ nắm rõ tình trạng sức khỏe của bạn mà sẽ có hướng điều trị phù hợp.

Như trên là bài viết về cefpodoxime là thuốc gì ? cũng như là những thông tin cần biết về thành phần, cách sử dụng, những lưu ý khi dùng thuốc để bạn có thể sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ việc điều trị có hiệu quả hơn. Hãy theo dõi website: lathuocgi.com thường xuyên hơn để cập nhật các bài viết hay hơn nữa nhé.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Cefpodoxime® là thuốc gì ?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Cefpodoxime® là thuốc gì ?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Cefpodoxime® là thuốc gì ?