Calcitriol® là thuốc gì?

Calcitriol là một trong những chất chuyển hóa có hoạt tính của vitamin D3, bình thường được tạo thành ở thận từ một tiền chất của nó là 25 – hydroxycholecalciferol (25 – HCC). Calcitriol có khả năng làm thuận lợi cho sự hấp thu calci ở ruột và điều tiết sự khoáng hóa ở xương. Để hiểu rõ hơn Calcitriol là thuốc gì, các đặc điểm và lưu ý khi dùng thuốc, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Calcitriol® là thuốc gì?
Rate this post

Calcitriol là thuốc gì? Các đặc điểm của thuốc

Calcitriol là một dạng của vitamin D3,  rất quan trọng cho sự hấp thu canxi từ dạ dày và cho hoạt động của canxi trong cơ thể. Calcitriol được sử dụng để điều trị cường cận giáp và bệnh xương chuyển hóa ở những người bị suy thận mãn tính và không nhận được lọc máu.

Thành phần, dạng và hàm lượng thuốc:

Calcitriol: 0.25 mcg, 0.5 mcg, 1 mcg/ml, 2 mcg/ml.

Tác dụng của thuốc Calcitriol là gì?

  • Làm thuận lợi cho sự hấp thu calci ở ruột và điều tiết sự khoáng hóa xương.
  • Đóng vai trò chủ chốt trong sự điều hòa bất biến nội môi của calci, đồng thời kích thích sự tạo xương.
  • Kiểm soát một số bệnh lý gây ra do mất cân bằng hàm lượng hormone tuyến cận giáp trong cơ thể.

Liều dùng thuốc Calcitriol

Đối với người lớn:

  • Liều dùng thông thường cho người lớn bị hạ canxi huyết, loạn dưỡng xương do thận:
  • Liều khởi đầu: uống 0,25 mcg/ lần / ngày, sau đó uống liều duy trì 0,25 mcg từ 4 – 8 tuần.
  • Đối với calcitriol sử dụng ngoài đường tiêu hóa, bạn dùng liều khởi đầu là 0,5 mcg tiêm tĩnh mạch 3 lần/ ngày/ tuần. Sau đó, bạn dùng liều duy trì từ 0,25 – 0,5 mcg từ 2 – 4 tuần.

Liều thông thường cho người lớn bị suy tuyến cận giáp:

  • Liều khởi đầu: dùng 0,25 mcg uống 1 lần mỗi ngày vào buổi sáng, nếu cần thiết có thể tăng thêm mỗi liều 0,25 mcg uống từ 2 – 4 tuần.

Liều dùng thông thường dành cho người lớn bị còi xương: uống 1 mcg/ lần/ ngày.

Liều thông thường cho người lớn bị cường cận giáp thứ cấp:

  • Đối với bệnh nhân trước khi lọc máu: uống 0,25 mcg/ lần/ ngày vào buổi sáng.
  • Đối với bệnh nhân lọc máu: uống 0,25 mcg/ lần/ ngày vào buổi sáng, nếu cần thiết bạn có thể tăng mỗi liều thêm 0,25 mcg từ 2 – 4 tuần.

Đối với trẻ em:

Liều dùng thông thường cho trẻ bị suy tuyến cận giáp:

  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi: uống từ 0,04 – 0,08 mcg/kg/ lần/ ngày.
  • Đối với trẻ từ 1 đến 5 tuổi: cho trẻ uống từ 0,25 – 0,75 mcg/ lần/ ngày. Bạn có thể tăng liều cho trẻ thêm 0,25 mcg mỗi liều từ 2 đến 4 tuần.
  • Đối với trẻ từ 6 tuổi trở lên: cho trẻ uống từ 0,5 – 2 mcg. Bạn có thể tăng thêm mỗi liều 0,25 mcg từ 2 – 4 tuần.

Liều dùng thông thường dành cho trẻ bị còi xương:

  • Đối với trẻ bị còi xương phụ thuộc vitamin D: cho trẻ dùng 1 mcg/ lần/ ngày.
  • Đối với trẻ bị còi xương đề kháng vitamin D (tiền sử gia đình có người bị giảm phốt phát huyết): cho trẻ dùng liều khởi đầu 0,015 – 0,2 mcg/ lần/ ngày. Sau đó, bạn cho trẻ dùng liều duy trì 0,03 – 0,06 mcg/ lần/ ngày. Liều tối đa là 2 mcg/ lần /ngày.

Liều dùng thông thường cho trẻ bị hạ canxi máu:

  • Đối với trường hợp giảm canxi máu thứ phát do suy tuyến cận giáp: cho trẻ uống 1 mcg/ lần/ ngày trong 5 ngày đầu hoặc 0,02 – 0,06 mcg/kg/ ngày đối với trẻ sơ sinh.
  • Đối với trường hợp kiểm soát hạ canxi máu khi có bệnh thận mạn tính, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng thuốc này cho điều trị khi nồng độ 25 (OH)D lớn hơn 30 ng/ml (75 nmol/l) và nồng độ hormone tuyến cận giáp nguyên vẹn (iPTH) đang ở trên phạm vi mục tiêu cho giai đoạn suy thận, nồng độ điều chỉnh lượng canxi ít hơn 9,5 – 10 mg/dl và nồng độ phốt pho ít hơn so với độ tuổi giới hạn trên thích hợp bình thường.
  • Đối với trường hợp hạ canxi máu tetany, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm tĩnh mạch 0.05 mcg/kg/ lần/ ngày trong 5 – 12 ngày hoặc uống 0.25 mcg/ lần/ ngày, sau đó cho trẻ uống 0.01 – 0.1 mcg/kg/ ngày, chia thành 2 liều (tổng liều tối đa: 2 mcg).

Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc Calcitriol

Thuốc Calcitriol được chỉ định dùng trong những trường hợp sau:

  • Còi xương khoáng với vitamin D, kèm theo giảm phosphate huyết.
  • Loãng xương sau mãn kinh.
  • Còi xương đáp ứng với vitamin D.
  • Thiểu năng tuyến cận giáp giả.
  • Thiểu năng tuyến cận giáp sau phẫu thuật.
  • Thiểu năng tuyến cận giáp nguyên phát.
  • Loạn dưỡng xương do do thận ở bệnh nhân bị suy thận, đặc biệt ở bệnh nhân làm thẩm phân máu.

Chống chỉ định đối với những trường hợp sau:

  • Tăng calci huyết.
  • Có dấu hiệu ngộ độc vitamin D.
  • Mẫn cảm với thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc

  • Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, suy nhược, đau đầu, sổ mũi, trì trệ.
  • Đau dạ dày, đau bung, nôn mửa, táo bón.
  • Khô miệng, khát nhiều, miệng vị kim loại.
  • Đau cơ, đau xương.
  • Tiểu nhiều (đặc biệt vào ban đêm).
  • Tiểu khó hoặc đau khi đi tiểu.
  • Thay đổi thị lực, ảo giác.
  • Giảm hứng thú với mọi thứ xung quanh.
  • Sốt hoặc ớn lạnh.
  • Phân có màu nhạt.
  • Vàng da hoặc mắt.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Loạn nhịp tim, ngứa, dị ứng, phát ban, khó thở.

Khi bắt gặp hiện tượng lạ, bạn cần phải quan sát và xem xét diễn biến tình hình để xử lí. Nếu nặng hãy đến ngay trung tâm y tế, hoặc các chuyên gia sức khỏe gần nhất để điều trị kịp thời.

Cách bảo quản thuốc

  • Tránh ẩm và ánh nắng trực tiếp mặt trời.
  • Nên bảo quản ở nhiệt độ phòng trong bao bì kín.
  • Khi nào dùng mới mở ra.
  • Khi thuốc có hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu chuyển màu không nên tiếp tục sử dụng.
  • Không nên bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá.
  • Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.
  • Không nên vứt thuốc vào toalet hay đường ống dẫn trừ khi có yêu cầu.
  • Hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng nữa.

Các vấn đề cần lưu ý khi dùng thuốc

Trước khi dùng, bạn cần báo cho bác sĩ biết nếu:

  • Bạn từng bị dị ứng với thuốc này hoặc bất kì thuốc nào khác.
  • Bạn bị bất kì dị ứng nào với thực phẩm, chất bảo quản, động vật,… nào.
  • Bạn đang dùng hoặc dự định dùng loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin, các chất dinh dưỡng, thảo dược .
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Bạn mắc một số vấn đề y khoa hoặc phẫu thuật.
  • Bạn đang sử dụng một số loại thuốc có thể gây tương tác với Calcitriol như: thuốc kháng axit, thực phẩm bổ sung canxi, thuốc lợi tiểu, Cholestyramine, Colestipol, Digoxin, Ergocalciferol, Phenytoin, Phenobarbital, các dạng khác của vitamin D, Prednisone, Methylprednisolone, Steroid đường uống, thuốc nhuận tràn, Lanthanum,.

Tương tác thuốc

Calcitriol có thể tương tác với các thuốc sau khi dùng chung như: Glycoside tim, Colestipol, Thuốc lợi tiểu, ketoconazole, Lanthanum, Thuốc nhuận tràng, Steroid dạng uống, Các dạng khác của vitamin D, phenobarbital, Phenytoin, Sevelamer. Để biết thêm về một số bênh đường tiêu hóa, mời bạn tha khảo : http://tybachthao.com.vn/sa-trang-la-gi/

Bạn cần làm gì khi quá liều?

Khi sử dụng thuốc quá liều, bạn có thể gặp các trường hợp như sau:

  • Dấu hiệu ngộ độc cấp tính vitamin D: chán ăn, nhứt đầu, buồn nôn, táo bón.
  • Dấu hiệu ngộ độc mãn tính: loạn dưỡng, rối loạn các giác quan, có thể sốt kèm theo khát nước, đa niệu, mất nước, ngưng tăng trưởng và nhiễm trùng tiểu đường, vô cảm.

Cách xử lí: rửa dạ dày lập tức hoặc gây nôn để tránh hấp thu vào máu. Dùng dầu paraffine để làm tăng đào thải thuốc qua phân. Tiếp tực kiểm tra nhiều lần calci huyết. Nếu calci huyết vẫn còn cao, có thể dùng phosphate và corticoid, và dùng các biện pháp tăng bài niệu thích hợp.

Trên đây là một số thông tin tham khảo về thuốc Calcitriol, để dùng thuốc một cách hiệu quả và an toàn nhất bạn nên kết hợp với ý kiến tư vấn của chuyên gia y tể để tránh sử dụng thuốc sai cách.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Calcitriol® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Calcitriol® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Calcitriol® là thuốc gì?