Thuốc – lathuocgi.com https://lathuocgi.com Mon, 18 Mar 2019 03:04:00 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1 Quy trình gia công mỹ phẩm đạt chuẩn GMP, cGMP https://lathuocgi.com/quy-trinh-gia-cong-my-pham-dat-chuan-gmp-cgmp/ https://lathuocgi.com/quy-trinh-gia-cong-my-pham-dat-chuan-gmp-cgmp/#respond Thu, 28 Feb 2019 04:31:07 +0000 https://lathuocgi.com/?p=4916 Tiêu chuẩn GMP và cGMP là những tiêu  chuẩn mà một cơ sở sản xuất gia công mỹ phẩm cần có. Nó không chỉ thể hiện việc cơ sở đã được chứng nhận là đạt chuẩn về mọi yêu cầu, phương diện của một xưởng sản xuất mỹ phẩm mà nó còn mang lại sự an tâm cho khách hàng và cả người tiêu dùng. Trong bài viết ngày hôm nay, lathuocgi.com sẽ đi tìm hiểu Quy trình gia công mỹ phẩm đạt chuẩn GMP, cGMP và cơ sở gia công mỹ phẩm đạt chuẩn.

Tiêu chuẩn GMP, cGMP trong gia công mỹ phẩm là gì?

Hiện nay khi mà kiến thức làm đẹp ngày càng được công khai trên các trang mạng xã hội thì con người đã bắt đầu tận dụng nó để có thể nghiên cứu tạo ra những sản phẩm mỹ phẩm chất lượng. Không chỉ mang lại cho người kinh doanh tự chỉ hơn về vấn đề tài chính mà nó còn mang lại nhiều giá trị cho người tiêu dùng, giúp người sử dụng có được một làn da tươi sáng, mịn màng và tươi tắn, tự tin hơn.

Tuy nhiên, một cá nhân, đơn vị với quy mô nhỏ thì không thể nào sản xuất mỹ phẩm với số lượng lớn và đạt tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn tuyệt đối được. Để hỗ trợ và đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của người kinh doanh, các xưởng sản xuất, gia công mỹ phẩm đã bắt đầu ra đời và mang lại cho ngưười kinh doanh những giá trị lớn về kinh doanh, tạo thương hiệu cho riêng mình đồng thời hỗ trợ người kinh doanh có thể phát triển và tồn tại bền vững hơn.

Nhiều cơ sở sản xuất mỹ phẩm ra đời và đi vào hoạt động, nhưng không phải xưởng sản xuất nào cũng đạt được tiêu chuẩn chất lượng và quy trình sản xuất đạt chuẩn GMP, cGMP. Tiếu chuẩn GMP, cGMP là gì và vì sao xưởng sản xuất phải đạt những tiêu chuẩn này thì mới tin tưởng và lựa chọn? Sau đây lathuocgi.com sẽ đi giải đáp vấn đề này một cách cụ thể nhất.

Tiêu chuẩn GMP là gì?

Tiêu chuẩn GMP là từ viết tắt của cụm từ Good Manufacturing Practices, đây là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo được điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất. Tiêu chuẩn GMP là một tiêu chuẩn cần có trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, là điều kiền tiên quyết cho việc phát triển các hệ thống HACCP và các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000.

tieu-chuan-gmp-cgmp-trong-gia-cong-my-pham-la-gi
Tiêu chuẩn GMP, cGMP trong gia công mỹ phẩm là gì?

Một nhà xưởng gia công mỹ phẩm chất lượng thì phải đạt các yêu cầu về nhà máy và sản xuất như sau:

Quy mô nhà xưởng: Nhà xưởng sản xuất mỹ phẩm phải có địa chỉ và diện tích thích hợp, có khu vực nhà xưởng, khu vực chế biến, khu vực xử lý thực phẩm, khu vực vệ sinh rõ ràng và không làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường tại xưởng.

Máy móc, thiết bị trong nhà xưởng: Nhà xưởng phải có đầy đủ tất cả các loại máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, được nhập khẩu từ nước ngoài và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra còn phải có đầy đủ các phương tiện vệ sinh, phương tiện chiếu sáng, thông gió, các thiết bị và dụng cụ, hệ thống an toàn trong trường hợp khẩn cấp. Các máy móc thiết bị đều được xử lý tiệt trùng trước khi đưa vào sản xuất và kiểm tra thường xuyên, định kỳ.

Quy trình sản xuất: Quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP phải được kiểm soát chặt chẽ, kiểm soát vệ sinh nhà xưởng làm vệ sinh nhà xưởng, xử lý tất cả các chất thải, chất bảo quản hóa chất gây nguy hại cho con người và các vật dụng, đồ dùng các nhân. Nhà xưởng phải kiểm soát quá trình chế biến, về chất lượng nguyên vật liệu và hoạt động sản xuất. Kiểm soát chặt chẽ về con người, đưa ra những yêu cầu về sức khỏe, cách ly nguồn lây nhiễm, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giáo dục và kiểm soát hành vi, nhận thức sản xuất của từng người.

Kho bảo quản: Nhà xưởng gia công mỹ phẩm phải có kho bảo quản đảm bảo an toàn, vệ sinh, được tiệt trùng thường xuyên và môi trường trong kho bảo quản không có hiện tượng bị ô nhiễm hay chứa các chất độc hại có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng mỹ phẩm.

Tiêu chuẩn cGMP là gì?

Tiêu chuẩn cGMP là từ viết tắt của cụm từ Cosmetic Good Manufacturing Practice có nghĩa là thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm. Đây là những nguyên tắc yêu cầu nhằm đáp ứng tất cả các yêu cầu về điều kiện sản xuất tại hướng dẫn của ASEAN trong vấn đề thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm được quy định tại “Hiệp định về hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm do Ủy ban Mỹ phẩm ASEAN chịu trách nhiệm thực hiện.

Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn cGMP được cấp cho các xưởng sản xuất mỹ phẩm là do Cục Quản lý dược – Bộ Y tế có trách nhiệm xem xét hồ sơ đánh giá và cấp Giấy chứng nhận cơ swor đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” theo quy định tại thông tư 06/2011/TT-BYT. Tiêu chuẩn cGMP là một chuẩn chung khá quen thuộc với các công ty dược, tuy nhiên với các công ty sản xuất mỹ phẩm thì nó là một tiêu chuẩn mà công ty mỹ phẩm nào cũng phải đạt được.

Một xưởng sản xuất mỹ phẩm đạt tiêu chuẩn cGMP thì phải đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu, tiêu chuẩn thì mới có thể được chứng nhận và cấp phép đưa vào sản xuất hợp pháp. Để được cấp giấy chứng nhận cGMP thì nhà xưởng đó phải đảm bảo các quy trình sản xuất và tuân thủ nghiêm ngặt từ phòng Lab nghiên cứu cho đến hệ thống đo đếm, nguyên liệu, hệ thống bảo quản và môi trường phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện mới được cấp chứng nhận cGMP và đăng kí với các sở, bộ ban ngành.

Để được cấp giấy chứng nhận xưởng sản xuất đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, nguyên tắc của cGMP thì phải qua một quá trình kiểm tra. Tuy nhiên việc kiểm tra này chỉ được thực hiện khi mà có giấy đề nghị bằng văn bản của cơ sở sản xuất, không bắt buộc đối với tất cả các cơ sở. Cục Quảng lý Dược chính là Bộ Y tế là đơn vị cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm tra nhà xưởng để cấp giấy chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn, nguyên tắc cGMP.

Hình thức kiểm tra nhà xưởng có Quy trình gia công mỹ phẩm đạt chuẩn GMP và cGMP

Hiện nay có hai hình thức kiểm tra nhà xưởng có Quy trình gia công mỹ phẩm đạt chuẩn GMP, cGMP có đạt chuẩn hay không. Say đây là hai hình thức được áp dụng:

Kiểm tra, thanh tra định kì: Hình thức kiểm tra, thanh tra định kì sẽ được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông báo trước cho đơn vị được kiểm tra để đơn vị đó có thể chuẩn bị về việc kiểm tra, thanh tra trước nhà máy trước khi tiến hành hoạt động kiểm tra, thanh tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Kiểm tra, thanh tra đột xuất: Hình thức kiểm tra, thanh tra đột xuất khi phát hiện cơ sở, nahf xưởng đó có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng và không tuân thủ các quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm hoặc do các kiểu nại của khách hàng. Với hình thức Kiểm tra, thanh tra đột xuất này thì các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể kiểm tra thanh tra cơ sở sản xuất mỹ phẩm bất cứ lúc nào mà không nhất thiết phải báo trước.

hinh-thuc-kiem-tra-nha-xuong-co-quy-trinh-gia-cong-my-pham-dat-tieu-chuan-gmp-cgmp
Hình thức kiểm tra nhà xưởng có Quy trình gia công mỹ phẩm đạt chuẩn GMP và cGMP

Các nhà xưởng phải hoàn toàn kết hợp phối hợp với các cơ quan chức năng để có thể đảm bảo cho quá trình kiểm tra được diễn ra thuận lợi và suông sẻ, tránh các trường hợp không hay xảy ra. Các nhà xưởng sản xuất phải chú ý những điểm sau:

  • Không được tiếp tục sản xuất mỹ phẩm cho đến khi nào có báo cáo chứng nhận đạt tiêu chuẩn hoặc báo cáo khắc phục tồn tại.
  • Các cơ sở gia công mỹ phẩm phải thực hiện đúng quy định của cơ quan chức năng, nếu cơ sở sản xuất gia công mỹ phẩm không đạt chất lượng thì phải ngừng sản xuất.
  • Nếu như không tuân thủ thì sẽ có quy định xử phạt và thu hồi giấy chứng nhận đối với cơ sở được cấp giấy chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn GMP, cGMP.
  • Xưởng gia công mỹ phẩm chỉ được tiếp tục gia công mỹ phẩm cho đến khi nào báo cáo khắc phục, nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện sản xuất.

Nhà xưởng có Quy trình gia công mỹ phẩm đạt chuẩn GMP, cGMP

Hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất gia công mỹ phẩm được ra đời và mang lại cho người kinh doanh, nghiên cứu mỹ phẩm nhiều giá trị khác nhau, mang lại cho người tiêu dùng những sản phẩm làm đẹp chất lượng nhất. Tuy nhiên không phải cơ sở nào cũng đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn, đạt tiêu chuẩn về quy mô sản xuất, cơ sở vật chất của nhà xưởng, quy trình sản xuất và bảo quản. Có những cơ sở sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn vẫn ngang nhiên đi vào sản xuất và dĩ nhiên nếu như cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm tra giấy tờ nếu không có thì chắc chắn nhà xưởng đó sẽ bị xử phạt thích đáng.

Một trong số những nhà xưởng được chứng nhận đảm bảo Quy trình gia công mỹ phẩm đạt chuẩn GMP, cGMP tại nước ta đó chính là Công ty gia công mỹ phẩm ResHPCos. Đây là một địa chỉ hiện đang được rất nhiều cá nhân, đơn vị tổ chức nghiên cứu mỹ phẩm lựa chọn để sản xuất mỹ phẩm với số lượng lớn và đạt tiêu chuẩn an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Từ khi thành lập cho đến bây giờ, công ty gia công mỹ phẩm ResHPCos luôn khẳng định được vị trí của mình tỏng lĩnh vực làm đẹp bằng những sản phẩm chất lượng, phù hợp với làn da người Việt.

nha-xuong-co-quy-trinh-gia-cong-my-pham-dat-tieu-chuan-gmp-cgmp
Nhà xưởng có Quy trình gia công mỹ phẩm đạt chuẩn GMP, cGMP

Công ty ResHPCos có đội ngũ nghiên cứu, đội ngũ nhân viên và đội ngũ tư vấn nhiệt huyết trong công việc, có kinh nghiệm lâu năm, có kiến thức chuyên sâu về công việc của mình cũng như các kiến thức về sinh học, hóa học và dược học. Quy trình gia công mỹ phẩm được đảm bảo hoàn toàn đạt tiêu chuẩn, sản xuất theo quy trình khép kín và đúng trình tự, không bỏ bất cứ một công đoạn nào cả. Mỗi quy trình đều được kiểm tra, kiểm duyệt đầy đủ trước khi chuyển qua một công đoạn sản xuất khác, từ tìm kiếm nguyên liệu cho đến gia công, sản xuất và in bao bì, đóng gói sản phẩm.

Khi lựa chọn công ty gia công mỹ phẩm ResHPCos thì khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm cũng như giá cả dịch vụ. Ngoài gia công mỹ phẩm thì công ty ResHPCos còn hỗ trợ tư vấn các đơn vị, cá nhân làm giấy tờ chứng nhận công bố mỹ phẩm, in bao bì sản phẩm và tư vấn hình thức kinh doanh cũng như đưa sản phẩm mỹ phẩm đến với người tiêu dùng.

Muốn sản xuất gia công mỹ phẩm một cách hợp pháp và mang đến cho khách hàng, người sử dụng sự tin tưởng, an tâm tuyệt đối thì nhà xưởng gia công mỹ phẩm phải đạt những tiêu chuẩn về quy trình sản xuất. Bài viết Quy trình gia công mỹ phẩm đạt chuẩn GMP và cGMP đã giới thiệu về những tiêu chuẩn gia công mỹ phẩm mà một xưởng sản xuất cần phải có. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã cung cấp cho mình được một kiến thức nhất định.

Quy trình gia công mỹ phẩm đạt chuẩn GMP, cGMP
Rate this post
]]>
https://lathuocgi.com/quy-trinh-gia-cong-my-pham-dat-chuan-gmp-cgmp/feed/ 0
Tophem® là thuốc gì? https://lathuocgi.com/tophem-la-thuoc-gi/ https://lathuocgi.com/tophem-la-thuoc-gi/#respond Sun, 24 Jun 2018 12:13:14 +0000 https://lathuocgi.com/?p=4108 Sắt là một chất không thể thiếu trong quá trình tạo máu nuôi cơ thể. Khi cơ thể bạn thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu khiến người mỏi mệt, suy nhược. Trong trường hợp này, bạn cần bổ sung chất sắt. Đó là lý do bạn nên dùng Tophem! Vậy bạn đã biết gì về loại thuốc này chưa? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây qua bài viết Tophem là thuốc gì của chúng tôi.

Tophem
Tophem là thuốc gì?

Tổng quan về thuốc Tophem

Tophem là tên gọi của một loại thuốc trị thiếu máu do thiếu sắt. Đây là sản phẩm của Công ty TNHH sản xuất Thương mại Dược phẩm Đông Nam.

Thuốc được sử dụng rộng rãi cho những người cần bổ sung sắt trong trường hợp lo lắng bị thiếu máu, nhất là nhu cầu bổ sung sắt của các mẹ bầu.

Nguyên tố sắt được xem là khoáng chất thiết yếu đứng đầu trong cơ thể bởi nguyên tố này tham gia vào nhiều hoạt động cấu tạo, phát triển của cơ thể. Do đó, rất cần thiết để bổ súng sắt thường xuyên. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ một loại thuốc sắt nào khác, Tophem cũng có những hạn chế mà người sử dụng cần lưu ý, chúng tôi sẽ đề cập ở phần cuối của bài viết.

Dạng và hàm lượng của thuốc Tophem

Tophem được bào chế ở dạng viên nang mềm, dùng để uống. Trong một viên Tophem có chứa:

– Sắt fumarate 162mg.

– Acid folic 0,75mg.

– Vitamin B12 7,5 mcg.

Chỉ định dùng thuốc Tophem

Tophem được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

– Điều trị và dự phòng các loại thiếu máu do thiếu sắt.

– Các trường hợp cần tăng nhu cầu tạo máu như:

+ Người bệnh thiếu dinh dưỡng cần bổ sung sắt.

+ Người bệnh sau khi mổ hoặc trong giai đoạn phục hồi sau bệnh nặng.

+ Phụ nữ mang thai và cho con bú.

Chống chỉ định dùng thuốc Tophem

Không dùng Tophem trong các trường hợp sau:

– Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

– Người bị bệnh gan nhiễm sắt.

– Người bị thiếu máu huyết tán.

– Người bị bệnh đa hồng cầu.

– Người bị suy gan, suy thận cần thận trọng khi sử dụng thuốc.

Ngoài ra cũng cần thận trọng khi dùng cho người bệnh có nghi ngờ loét dạ dày, viêm ruột hồi hoặc viêm loét ruột kết mạn.

Liều dùng của thuốc Tophem

Thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt Tophem được dùng trực tiếp đường uống và nên uống sau khi ăn. Liều dùng cụ thể cho người lớn như sau:

– Liều dự phòng: uống mỗi ngày 1 viên sau bữa ăn.

– Liều điều trị trong trường hợp cần điều trị bằng Tophem: ngày uống từ 3 đến 4 viên.

Khuyến cáo nên uống thuốc vào ban ngày. Không nên uống sau khi ăn bữa tối và không nên uống trước khi đi ngủ.

Cần lưu ý không nên uống ngay sau khi vừa ăn mà phải cách xa bauwx ăn khoảng 2 giờ, vì thức ăn có thể làm giảm sự hấp thu của sắt tại ruột. Có thể uống thuốc trước bữa ăn 1 giờ.

Tương tác thuốc Tophem

Khi dùng thuốc Tophem để điều trị thiếu máu do thiếu sắt, người dùng cần chú ý tránh các kết hợp sau đây để tránh trường hợp xảy ra tương tác, làm thay đổi tác dụng của thuốc và quan trọng hơn là ảnh hưởng đến sức khoẻ.

– Không dùng đồng thời với các thuốc kháng acid vì sẽ làm giảm hấp thu sắt.

– Không dùng chung với Chloramphenicol vì sự đáp ứng với sắt sẽ diễn ra chậm hơn bình thường.

– Không dùng chung Tophem với các thuốc có chứa Levodopa và Carbidopa, Methyldopa, Penicillamin, và một số Quinolon vì muối sắt có trong Tophem sẽ làm giảm hấp thu của các chất trên do đó sẽ làm giảm hiệu quả điều trị bệnh bằng các thuốc đó.

– Sự kết hợp giữa Tophem và các Tetracyclin cũng nên tránh vì sẽ làm giảm sự hấp thu của cả hai thuốc.

Bên cạnh đó, bạn không nên uống chung thuốc sắt Tophem với Can xi vào những thời điểm liền kề nhau. Tốt nhất nên uống cách xa nhau.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Tophem

Tophem là một loại thuốc dùng để bổ sung sắt trong tường hợp thiếu máu do thiếu sắt, do đó dường như không có tác dụng phụ nguy hại nào xảy ra.

Nhưng vẫn có trường hợp xảy ra một số tác dụng phụ không đáng kể. Những tác dụng phụ thường gặp có thể là:

– Rối loạn tiêu hoá với các biểu hiện: nôn hoặc buồn nôn, đau bụng trên, táo bón hoặc tiêu chảy.

– Đi tiêu ra phân có màu đen.

Nếu bạn dùng thuốc Tophem kéo dài có thể làm giảm đi lượng Vitamin B12 trong huyết thanh.

Do đó, khi dùng Tophem cần lưu ý không lạm dụng thuốc và không dùng liều cao trong một thời gian dài. Nếu thấy tác dụng phụ xảy ra, nên ngưng thuốc tạm thời để báo với bác sĩ.

Những chú ý khác trong việc dùng thuốc Tophem

Trước khi nhận đơn thuốc có chứa Tophem, bạn nên trình bày với bác sĩ tình trạng bệnh của bạn, kể cả các loại thuốc hay thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng để bác sĩ kịp thời điều chỉnh tránh xảy ra tương tác.

Không nên uống thuốc quá gần với thời điểm bạn uống sữa, cà phê hay trà. Vì sữa có chứa canxi sẽ làm giảm sự hấp thu Tophem. Chất tanin có trong trà và cà phê sẽ làm ức chế sự hấp thu sắt của Tophem vào cơ thể. Nếu có thể, bạn nên kiêng dùng trà và cà phê trong quá trình sử dụng Tophem.

Uống Tophem trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn khó ngủ, mệt mỏi.

Những người có lượng sắt trong máu bình thường thì không nên dùng thuốc, nhất là dùng kéo dài. Các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên sử dụng Tophem quá 6 tháng.

Bảo quản thuốc Tophem

– Bảo quản ở nhiệt độ vừa phải, không quá 30 độ C.

– Giữ thuốc trong bao bì kín, tránh ẩm ướt, tránh ánh sáng.

– Đặt thuốc tránh xa tầm với của trẻ nhỏ và thú nuôi.

– Không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hư hỏng.

Mời bạn theo dõi thêm tại website: http://giaphatthinh.com

Sắt là một khoáng chất quan trọng cần thiết cho cơ thể, do đó bạn đừng nên chủ quan khi cơ thể có dấu hiệu thiếu loại khoáng chất này. Cần bổ sung sắt để không bị thiếu máu, để các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể diễn ra đều đặn, bình thường. Tophem là loại thuốc điều trị thiếu máu do thiếu sắt rất hiệu quả, điều đó bạn cũng đã thấy được qua bài viết Tophem là thuốc gì của chúng tôi!

Tophem® là thuốc gì?
Rate this post
]]>
https://lathuocgi.com/tophem-la-thuoc-gi/feed/ 0
Artemisinin® là thuốc gì? https://lathuocgi.com/artemisinin/ https://lathuocgi.com/artemisinin/#respond Sat, 23 Jun 2018 10:19:04 +0000 https://lathuocgi.com/?p=4105 Một căn bệnh mà khi nhắc tới khiến nhiều người rùng mình kinh sợ, đó là bệnh sốt rét. Có nhiều loại thuốc được đề nghị để trị bệnh này, trong đó có Artemisinin. Vậy, Artemisinin là thuốc gì, có công dụng điều trị như thế nào, có dễ sử dụng không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết Artemisinin là thuốc gì sau đây!

Artemisinin
Artemisinin là thuốc gì?

Tổng quan về thuốc Artemisinin

Artemisinin là sản phẩm thuốc do Công ty cổ phần Traphaco sản xuất, thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm.

Được phân lập, chiết xuất từ cây Thanh hao hoa vàng, Artemisinin là một loại thuốc có hiệu quả cao trong việc chống sốt rét, thậm chí thuốc còn có tác dụng với cả ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum đã kháng cloroquin.

Qua nhiều thử nghiệm so sánh Artemisinin với các thuốc chống sốt rét khác, người ta nhận thấy rằng Artemisinin có thười gian cắt sốt và thời gian sạch ký sinh trùng trong máu nhanh hơn các thuốc Cloroquin, Quinin,…

Artemisinin liên kết mạnh với protein huyết tương và với hemoglobin. Thuốc phân bố rộng vào cơ thể và được chuyển hoá ở gan, 80% liều dùng được thải qua phân và nước tiểu trong vòng 24 giờ. Ngoài ra, Artemisinin đi qua được hàng rào máu não, do đó Artemisinin có tác dụng với sốt rét thể não.

Artemisinin bị thủy phân nhanh trong cơ thể tạo thành các chất chuyển hoá là Deoxyartemisinin, Deoxydihydroartemisinin, Dihydro – xydihydroartemisinin và Crystal – 7 có thể phân lập được ở nước tiểu. Các chất này đã được kiểm nghiệm là không còn hoạt tính trên ký sinh trùng

Sau khi dùng đường uống, Artemisinin hấp thu nhanh và trong vòng 1 giờ sẽ đạt nồng độ đỉnh huyết tương. Sau khi tiêm bắp, sự hấp thu chậm hơn và thời gian để đạt nồng độ đỉnh huyết tương là 2 giờ. Thời gian bán thải từ 3 đến 5 giờ.

Sau khi đặt hậu môn, nồng độ trong máu của Artemisinin là 8,6 nanogam/ml sau 30 phút, và đạt tới nồng độ tối đa trong máu 6 giờ sau khi dùng thuốc.

Dạng và hàm lượng của thuốc Artemisinin

Artemisinin là thuốc được chỉ định dùng để uống, để pha hỗn dịch tiêm bắp và để đặt hậu môn. Thành phần trong một viên Artemisinin gồm có:

– Piperaquin phosphat 320 mg.

– Dihydroartemisinin 40 mg.

Thuốc được bào chế ở các dạng:

– Viên nén 250 mg.

– Viên đạn 250 mg, 500 mg.

Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc Artemisinin

Artemisinin được dùng trong các trường hợp sốt rét, kể cả sốt rét do Plasmodium falciparum đa kháng.

Không dùng Artemisinin trong các trường hợp bị dị ứng hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào khác của thuốc.

Phụ nữ có thai và cho con bú cần thận trọng khi sử dụng. Tốt nhất là dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

Phụ nữ đang có ý định có thai cũng cần sự tư vấn của bác sĩ nếu dùng thuốc để tránh trường hợp không mong muốn xảy ra.

Trẻ em dưới 3 tuổi không được dùng thuốc.

Liều dùng của thuốc Artemisinin

Đối với các lứa tuổi khác nhau sẽ có liều dùng thuốc Artemisinin như sau:

– Đối với người lớn: Uống ngày 2 lần, lần 2 viên cho ngày đầu tiên. Những ngày tiếp theo uống 2 viên, có thể chia làm 2 lần.

– Đối với trẻ từ 11 đến 14 tuổi: Ngày đầu tiên dùng thuốc, uống 2 lần tổng cộng 3 viên. Những ngày tiếp theo còn 1,5 viên.

– Đối với trẻ từ 7 đến 10 tuổi: Ngày đầu tiên uống 2 viên chia làm 2 lần. Những ngày tiếp theo uống 1 viên.

– Đối với trẻ em 3 đến 6 tuổi: Ngày đầu tiên uống 1 viên chai làm 2 lần. Những ngày tiếp theo uống nửa viên.

Không dùng cho trẻ dưới 3 tuổi.

Tương tác thuốc

Khi sử dụng Artemisinin bạn chú ý không nên dùng chung với thuốc kháng acid vì thuốc này sẽ làm giảm hấp thu của Artemisinin.

Ngoài ra, bạn cũng cần liệt kê cho bác sĩ biết những loại thuốc bạn đang sử dụng để xem xét các trường hợp tương tác.

Một số hoạt chất có trong thực pahamr chức năng cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình tác dụng thuốc. Vì vậy bạn cũng nên lưu ý và thông báo cho bác sĩ.

Trong quá tình sử dụng Artemisinin, không nên dùng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích thần kinh khác.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Artemisinin

Qua các báo cáo về dùng thuốc Artemisinin thì cho đến nay vẫn chưa có trường hợp nào xảy ra tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp nếu bạn dùng thuốc không đúng liều lượng, không theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thì vẫn có các biểu hiện không mong muốn xảy ra. Các biểu hiện này có thể bao gồm:

– Rối loạn tiêu hóa nhẹ như nôn và có cảm giác buồn nôn, tiêu chảy.

– Chóng mặt, ù tai.

– Giảm bạch cầu trung tính.

– Điện tâm đồ bất thường;

Những tác dụng kể trên không phải xuất hiện với tất cả người sử dụng thuốc mà còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Đặc biệt với những người lạm dụng, sử dụng  thuốc Artemisinin với liều lượng cao và kéo dài. Nếu gặp các biểu hiện trên, bạn cần ngưng thuốc và báo ngay với bác sĩ điều trị.

Những chú ý khác trong việc dùng thuốc Artemisinin

Một trong những vấn đề chủ yếu của artemisinin và dẫn xuất là tỷ lệ tái phát cao trong vòng một tháng sau khi điều trị. Do đó, các bác sĩ thường có phương án phối hợp với mefloquin để tránh tái phát sớm.

Trước khi dùng thuốc nên kiểm tra mắt và cần theo dõi trong suốt quá trình điều trị, nhất là trường hợp dùng thuốc kéo dài.

Bạn cần báo cho bác sĩ biết về tình trạng bệnh của mình, tất cả những bệnh và những thuốc mà bạn đang điều trị để bác sĩ có thể theo dõi dễ dàng tiến triển bệnh.

Không tự ý dùng thuốc khi chưa thăm khám và được bác sĩ hướng dẫn cụ thể. Trẻ em và người lớn tuổi cần được quan sát chặt chẽ để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Bảo quản thuốc Artemisinin

– Bảo quản ở nhiệt độ phòng không quá 30 độ C.

– Giữ thuốc trong bao bì kín, tránh nơi ẩm ướt, tránh ánh sáng.

– Đặt thuốc tránh xa tầm với của trẻ nhỏ và thú nuôi.

– Không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc hư hại, biến dạng, đổi màu.

Artemisinin là một loại thuốc dùng để chống sốt rét hiệu quả được y khoa khuyên dùng. Tuy nhiên không nên sử dụng tuỳ tiện mà cần có sự thăm khám và đồng ý của bác sĩ. Qua bài viết Artemisinin là thuốc gì, mong rằng bạn đã có thêm hiểu biết về thuốc để có thể sử dụng khi cần thiết.

Artemisinin® là thuốc gì?
Rate this post
]]>
https://lathuocgi.com/artemisinin/feed/ 0
Vasopressin® là thuốc gì? https://lathuocgi.com/vasopressin/ https://lathuocgi.com/vasopressin/#respond Sat, 23 Jun 2018 01:45:04 +0000 https://lathuocgi.com/?p=4101 Vasopressin là một hormon Polypeptid do các Neuron của nhân trên bắt chéo thị giác và cận não thất của vùng dưới đồi tiết ra và lưu trữ ở thùy sau tuyến yên, có tác dụng trực tiếp chống lợi tiểu, nên được gọi là hormon chống bài niệu. Vai trò sinh lý chủ yếu của Vasopressin là duy trì độ thẩm thấu của huyết thanh trong phạm vi bình thường. Ngoài ra nó còn rất nhiều tác dụng khác đối với người dùng. Vậy đó là tác dụng gì, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết Vasopressin là thuốc gì sau đây.

Vasopressin
Vasopressin là thuốc gì?

Vasopressin là thuốc gì? Đặc điểm của thuốc Vasopressin

Vasopressin là loại thuốc hormon chống bài niệu ,thuộc nhóm thuốc hệ tim mạch và tạo máu, phân nhóm thuốc cầm máu. Vasoppressin là một hình thức nhân tạo của hormone chống lợi tiểu tiết ra từ tuyến yên, thuốc này có tác động lên thận và mạch máu.

Vasopressin được sử dụng để điều trị đái tháo đường nhạt và điều trị hoặc ngăn chặn các bệnh dạ dày sau khi phẫu thuật hoặc chụp X-quang.

Ngoài ra, Vasopressin cũng làm co các mạch máu ngoại vi và gây co cơ trơn của ruột, túi mật và bàng quang, nên thuốc có tác dụng cầm máu và kích thích nhu động ruột.

Bên cạnh đó, với tác dụng chống bài niệu của Vasopressin nên có thể giữ lại tới 90% lượng nước lẽ ra được bài xuất qua nước tiểu.

Vasopressin được điều chế dưới hai dạng, đó là: dạng ống và dạng dung dịch với những hàm lượng sau:

Ống: 4 microgam/1 ml hoặc 20 đvqt/ 1 ml để tiêm.

Lọ: 2,5 ml; 5 ml; 12 ml dung dịch nhỏ mũi 0,1 microgam/ml hoặc 50 đvqt/ ml hoặc 20 đvqt/ ml.

Chỉ định và chống chỉ định khi dùng thuốc Vasopressin

Thuốc Vasopressin được chỉ định dùng trong những trường hợp: bệnh nhân mắc tình trạng đái tháo nhạt do thùy sau tuyến yên, trường hợp dùng để thử nghiệm khả năng cô đặc nước tiểu của thận, dùng để kích thích nhu động ruột trong điều trị trướng bụng và trước khi làm các thủ thuật chụp X – quang ổ bụng, cầm máu để phòng chống chảy máu trong phẫu thuật phụ khoa hoặc dùng để tăng nồng độ yếu tố VIII và yếu tố vW ở người bị Hemophilia A hoặc bệnh Von Willebrand.

Thuốc Vasopressin chống chỉ định dùng trong những trường hợp: bệnh nhận bị suy tim, nhồi máu cơ tim, viêm thận mạn kèm tăng Urê – huyết hoặc đau thắt ngực mới xảy ra.

Liều dùng thuốc Vasopressin

Đối với người lớn:

Trường hợp bị đái tháo nhạt: dùng 5 – 10 đơn vị tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 2 – 4 lần/ ngày. Liều tiêm truyền mạch liên tục là 0,0005 đơn vị/ kg/giờ, liều đôi khi cần thiết mỗi 30 phút đến tối đa là 0,01 đơn vị/kg/giờ.

Trường hợp bị bụng chướng trước khi chụp X-quang: dùng 10 đơn vị tiêm bắp/ lần 2 giờ trước khi chụp X-quang và một lần nữa trong 30 phút trước khi chụp X-quang.

Trường hợp  bị xuất huyết đường tiêu hóa: dùng từ 0,2 – 0,4 đơn vị/ phút truyền tĩnh mạch liên tục. Sau đó, điều chỉnh liều dùng khi cần thiết, liều tối đa: 0,8 đơn vị/ phút. Nếu máu ngừng chảy, bạn có thể tiếp tục dùng như liều lượng cũ trong 12 giờ và sau đó giảm từ 24 – 48 giờ.

Trường hợp hậu phẫu đau bụng do khí hơi: dùng 5 đơn vị tiêm bắp/ lần và có thể được tăng lên gấp đôi, lặp đi lặp lại từ 3 – 4 giờ.

Đối với trẻ em:

Trường hợp bị đái tháo nhạt: dùng 2,5 – 10 đơn vị tiêm bắp/ lần và có thể được lặp đi lặp lại từ 2 – 3 lần/ ngày khi cần thiết.

Trường hợp bị vô tâm thu: dùng 0,4 đơn vị/ kg truyền tĩnh mạch sau khi dùng các phương pháp hồi sức truyền thống và ít nhất hai liều Epinephrine.

Trường hợp bị rung tâm thất: dùng 0,4 đơn vị/ kg truyền tĩnh mạch sau khi dùng các phương pháp hồi sức truyền thống và ít nhất hai liều Epinephrine.

Trường hợp bị giãn tĩnh mạch thực quản với chảy máu: nên cho trẻ tiêm truyền mạch liên tục. Liều ban đầu từ 0,002 – 0,005 đơn vị/ kg/ phút và điều chỉnh liều khi cần thiết. Liều tối đa là 0,01 đơn vị/ kg/ phút.

Liều thay thế ban đầu là 0,1 đơn vị/ phút và tăng 0,05 đơn vị/ phút đến liều lượng tối đa như sau:

  • Trẻ nhỏ hơn 5 tuổi: cho dùng 0,2 đơn vị/ phút.
  • Trẻ 5 – 12 tuổi: cho dùng 0,3 đơn vị/ phút.
  • Trẻ trên 12 tuổi: cho dùng 0,4 đơn vị/ phút.

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Vasopressin

Khi sử dụng thuốc Vasopressin bạn không thể tránh khỏi những trường hợp xảy ra tác dụng phụ ngoài ý muốn như:

Đau đầu, đâu bụng, buồn nôn, ợ hơi,  chóng mặt, mệt mỏi, ở phụ nữ có thể gây co cơ tử cung, điều trị thuốc mà không hạn chế uống nước có thể dẫn đến ứ nước trong cơ thể, gây quá tải cho hệ tim mạch, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, thiếu máu cục bộ ở mạc treo ruột, ở chi và tai biến mạch máu não.

Có thể bạn quan tâm: Hay bị ợ hơi là dấu hiệu gì? >> XEM NGAY

Nếu bắt gặp những dấu hiệu trên bạn hãy ngưng sử dụng thuốc và tìm đến các chuyên gia y tế gần nhất để được tư vấn giải quyết kịp thời.

Một số điều cần lưu ý khi dùng Vasopressin

Trường hợp quá liều

Trong quá trình xử dụng thuốc nếu xảy ra tình trạng ngộ độc do ứ nước, hãy ngưng sử dụng thuốc. Trong trường hợp nặng, có thể dùng một lượng nhỏ dung dịch Natri clorid ưu trương, còn trường hợp phù não, bạn hãy truyền Urê và Manitol. Nếu người bệnh bị đau thắt ngực, hãy cho ngửi Amyl nitrit hoặc đặt dưới lưỡi Glyceryl trinitrat.

Tương tác thuốc

Không nên cho Vasopressin kết hợp chung với các thuốc gây giải phóng hormon chống bài niệu như: thuốc chống trầm cảm ba vòng, Clorpromazin và Carbamazepin. Vì khi kết hợp sẽ làm tăng tác dụng chống bài niệu, gây nguy cơ ứ nước trong cơ thể và làm tăng gánh nặng thêm cho hệ tim mạch, có thể gây ra tác dụng có hại cho người bệnh bị suy tim, đau thắt ngực và các bệnh tim mạch khác.

Để bảo quản thuốc trong điều kiện tốt nhất bạn không được để đông lạnh thuốc tiêm Vasopressin, có thể bảo quản ở nhiệt độ 15 – 30 độ C.

Qua những thông tin chia sẻ trên, hi vọng chúng tôi đã cung cấp đầy đủ điều cần biết về thuốc Vasopressin – một loại phẩm dược thông dụng để bạn có thể áp dụng tốt trong việc bảo vệ sức khỏe của mình.

Vasopressin® là thuốc gì?
5 (100%) 1 vote
]]>
https://lathuocgi.com/vasopressin/feed/ 0
Telfast 60mg® là thuốc gì? https://lathuocgi.com/telfast-60mg/ https://lathuocgi.com/telfast-60mg/#respond Sat, 23 Jun 2018 01:19:18 +0000 https://lathuocgi.com/?p=4098 Bạn cảm thấy khó chịu ở mũi khi thời tiết thay đổi, mũi ngứa, rát; thường xuyên hắt hơi, chảy nước mũi; hay ngứa rát ở vòm mũi, vòm họng? Mề đay xuất hiện trên da khi bạn ăn phải thức ăn lạ, hay do thời tiết quá nóng bức? Những lúc như vậy bác sĩ thường kê đơn cho bạn loại thuốc Telfast 60mg. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu Telfast 60mg là thuốc gì nhé.

Telfast-60mg
Telfast 60mg là thuốc gì?

Tổng quan về thuốc Telfast 60mg

Telfast 60mg là loại thuốc thuộc nhóm dược lý chống dị ứng hay trong các trường hợp quá mẫn cảm với thời tiết, hay thức ăn lạ…của nhà sản xuất Aventis pharm.Inc.

Thuốc chống dị ứng Telfast 60mg là loại thuốc kháng sinh Histamine được bào chế từ Fexofenadine hydrochloride dưới dạng viên nang 60mg, viên bao phim.

Đối với đàn ông khỏe mạnh, uống 1 liều duy nhất 2 viên Telfast 60mg  Fexofenadine hydrochloride được hấp thu nhanh chóng với thời gian trung bình là 2,6 tiếng, khi đó nồng độ fexofenadine đạt Telfast 60mgối đa trong huyết tương.

Đối với người lớn tuổi ( trên 65), nồng độ đỉnh của fexofenadine hydrochloride trong huyết tương sẽ cao hơn 99% so với người nhỏ hơn 65 tuổi và tất nhiên, thời gian bán hủy trung bình vẫn giống người khỏe mạnh bình thường.

Đối với người suy thận nhẹ tới nặng, nồng độ đỉnh của fexofenadine hydrochloride trong huyết tương sẽ lớn hơn so với người bình thường và thời gian bán hủy trung bình  cũng dài hơn người khỏe mạnh.

Ở người suy gan, dược động học của fexofenadine hydrochloride tương đối giống với người khỏe mạnh.

Dược động học của fexofenadine hydrochloride ở nam và nữ không có gì khác nhau.

Dạng và hàm lượng của thuốc Telfast 60mg

Telfast 60mg là loại biệt dược được điều chế dưới dạng viên nén bao phim, với hàm lượng 60mg cho mỗi viên,trong bao phim gồm 10 viên nén.

Chỉ định dùng thuốc Telfast 60mg

Sử dụng Telfast 60mg khi bạn xuất các triệu chứng sau đây:

-Telfast 60mg điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng khi thời tiết thay đổi, biểu hiện: hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, vùng mũi và vòm họng bị ngứa, khó chịu. mắt ngứa, đỏ, chảy nước mắt do vật lạ dính vào hay do tiếp xúc lâu với thiết bị điện tử.

-Triệu chứng mề đay tự phát mãn tính khi khí hậu nóng nực, hay do ăn phải thức ăn lạ….  Mề đay nổi mẫn đỏ gây ngứa sẽ nhanh chóng giảm bớt khi ta sử dụng Telfast 60mg.

Liều dùng của Telfast 60mg

Thuốc Telfast 60mg được sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi

Tùy từng loại dị ứng, Telfast 60mg được dùng với các liều lượng khác nhau để đảm bảo công hiệu tốt nhất của thuốc:

– Ở viêm mũi dị ứng, sử dụng 1 viên nén Telfast 60mg – 2 lần/ngày

– Ở mề đay tự phát mãn tính, sử dụng 1 viên nén Telfast 60mg  – 2 lần/ngày.

– Đối với suy thận, 1 liều khởi đầu là 1 viên nén Telfast 60mg – 1 lần/ngày.

– Không cần giảm liều lượng đối với người lớn tuổi, người bị suy gan, vì thành phần trong Telfast 60mg không chuyển hóa dạng sinh học ở gan nên không tương tác với các thuốc liên quan đến bệnh gan.

Chống chỉ định dùng Telfast 60mg

Người mẫn cảm với bất kì thành phần của thuốc cần hết sức lưu ý, cần sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng thuốc để không mang lại kết quả không mong muốn

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Telfast 60mg

Khi sử dụng Telfast 60mg, bạn có thể gặp những triệu chứng không mong muốn như:

– Đầu đau nhức, buốt.

– Cơ thể luôn mệt mỏi, choáng váng, hoa mắt, ù tai,hay luôn cảm thấy buồn ngủ.

– Thường xuyên cảm thấy nhợn và buồn nôn.

– Đau bụng kinh, khó tiêu,…

– Dễ nhiễm virus cúm.

Khi gặp phải các tác dụng không mong muốn đó, bạn nên ngưng sử dụng thuốc ngay và thông báo để nhận được tư vấn tốt nhất của bác sĩ. Không nên tự mình xử lí bằng các loại thuốc khác vì có thể tương tác với thành phần của Telfast 60mg gây hậu quả nghiêm trọng.

Tương tác thuốc Telfast 60mg

– Thuốc kháng acid có chứa Al và Mg sẽ làm giảm tác dụng của fexofenadine. vì vậy ta nên sử dụng hai loại thuốc này cách nhau 2 tiếng để đảm bảo tác dụng của Telfast 60mg đem lại và không gây bất kì hậu quả nào.

– Telfast 60mg khi dùng kết hợp với erythromycin và ketoconazal an toàn. Tuy nhiên nồng độ fexofenadine trong Telfast 60mg có trong huyết tương sẽ tăng gấp đôi khi ta sử dụng chung với hai loại trên, do tăng sự hấp thu ở dạ dày và ruột hoặc giảm bài tiết mật, hoặc giảm xuất tiết của ruột  non.

– Fexofenadine hydrochloride và omeprazol không tương tác với nhau.

Những chú ý khác trong việc dùng thuốc Telfast 60mg

– Đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú cần lưu ý hết sức khi sử dụng Telfast 60mg. Nên sử dụng khi đã được sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự mua thuốc về uống tránh gây hậu quả nghiêm trọng.

– Thuốc nên để xa tầm tay trẻ em.

– Uống với liều lượng hợp lí đối với từng loại dị ứng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

– Không sử dụng thuốc khi qua hạn sử dụng được in trên baobif sản phẩm

Bảo quản thuốc Telfast 60mg

Thuốc Telfast 60mg được bảo quản dưới 25 độ c, tránh ẩm, hay quá nóng để bảo quản thuốc một cách tốt nhất.

Với những thông tin chia sẻ trên, chúng ta có thêm kiến thức về thuốc Telfast 60mg và biết cách vận dụng tốt để điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh hợp lý hơn.

Telfast 60mg® là thuốc gì?
Rate this post
]]>
https://lathuocgi.com/telfast-60mg/feed/ 0
Spasmaverine 40mg® là thuốc gì? https://lathuocgi.com/spasmaverine-40mg/ https://lathuocgi.com/spasmaverine-40mg/#respond Fri, 22 Jun 2018 09:18:04 +0000 https://lathuocgi.com/?p=4094 Một trong các thuốc thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa đang được sử dụng rộng rãi hiện nay là Spasmaverine 40mg. Bạn đã biết gì về thuốc này? Hãy cùng theo dõi bài viết Spasmaverine 40mg là thuốc gì sau đây để hiểu rõ hơn về công dụng, cách dùng cũng như tác dụng phụ nếu có của loại thuốc này nhé!

Spasmaverine-40mg
Spasmaverine 40mg là thuốc gì

Tổng quan về thuốc Spasmaverine

Spasmaverine 40mg còn có tên gốc là Alverin citrat, được sản xuất bởi Xí nghiệp liên doanh Rhone Poulenc Roser. Thuốc thuộc nhóm dược lý thuốc chống co thắt.

Với thành phần chính là hoạt chất cùng tên Alvérine citrate, thuốc có tác dụng chống co thắt cơ trơn loại papavérine.

Nói về dược lực học của thuốc, Spasmaverine có thể dùng trong trường hợp người bệnh bị tăng nhãn áp hoặc phì đại tuyến tiền liệt.

Dạng và hàm lượng của thuốc Spasmaverine

Spasmaverine 40mg được bào chế ở dạng viên nén, màu trắng.

Thành phần trong 1 viên Spasmaverine 40mg gồm có:

– Alverine citrate: 40mg, tính theo dạng base.

– Tá dược vừa đủ cho 1 viên.

Chỉ định dùng thuốc Spasmaverine

Spasmaverine 40mg được chỉ định dùng trong các trường hợp:

– Chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa.

– Điều trị các biểu hiện đau hay co thắt vùng tiết niệu.

– Điều trị triệu chứng các biểu hiện đau do rối loạn chức năng đường tiêu hóa và đường mật.

– Điều trị các hiện tượng đau bụng kinh, đau khi sanh, đau quặn thận và đau đường niệu, dọa sẩy thai, sanh khó.

Chống chỉ định dùng thuốc Spasmaverine

Không dùng Spasmaverine 40mg trong các trường hợp sau:

– Những trường hợp bị đau không rõ nguyên nhân.

– Những trường hợp người bệnh bị tắc ruột, liệt ruột.

– Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú. Trong trường hợp cần điều trị bằng Spasmaverine, phải tham khảo và làm theo hướng dẫn của bác sỹ trước khi bắt đầu điều trị.

– Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

– Người bị suy gan, suy thận cần thận trọng khi sử dụng thuốc.

– Không sử dụng cho những người bị huyết áp thấp.

– Không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.

Liều dùng của thuốc Spasmaverine

Spasmaverine 40mg được dùng để uống. Thuốc được các bác sĩ khuyên dùng nên uống vào trước hoặc sau bữa ăn và uống cùng với nước để thuốc nhanh thẩm thấu vào cơ thể, tác dụng nhanh để loại trừ các cơn bệnh đau.

Liều dùng cụ thể được đề nghị như sau:

– Trường hợp đau do hành kinh ở phụ nữ hoặc đau do co thắt đường tiêu hóa: uống mỗi ngày 3 đến 4 lần, mỗi lần 1 hoặc 2 viên.

– Đối với trẻ em trên 12 tuổi, ngày uống 1 đến 3 lần, mỗi lần 1 viên.

Tương tác thuốc Spasmaverine

Khi sử dụng Spasmaverine, cần chú ý không dùng chung với một số loại thuốc để tránh xảy ra tương tác dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Ngoài ra cũng không được sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá hay cà phê. Vì những chất này có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc.

Bạn cũng cần báo với bác sĩ, liệt kê tất cả các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng để được xem xét thành phần, tránh trường hợp những kết hợp không tốt.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Spasmaverine

Nếu bạn sử dụng thuốc không đúng cách, quá liều lượng hoặc không đúng chỉ định của bác sĩ thì sẽ dẫn đến trường hợp xảy ra tác dụng phụ.

Thuốc Spasmaverine 40mg có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như:

– Nổi mề đay ở mặt, tay, chân.

– Phù thanh quản, sốc.

– Có thể gây ra tình trạng hạ huyết áp, đau đầu, chóng mặt.

Nếu gặp các trường hợp tác dụng trên thì tạm ngừng uống thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ có uống thuốc tiếp hoặc điều trị bằng phương pháp khác.

Tuy nhiên những tác dụng kể trên không phải xuất hiện với tất cả người sử dụng thuốc mà còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Đặc biệt những tác dụng phụ trên thường xảy ra với những người lạm dụng, sử dụng  thuốc với liều lượng cao và kéo dài. Chính vì vậy, bất cứ bệnh nhân nào cũng không được tự ý dùng thuốc mà cần có sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ. Thông tin cũng ok phải không mọi người 🙂

Những chú ý khác trong việc dùng thuốc Spasmaverine

– Khi khám bệnh và được kê đơn, cần báo cho bác sĩ hoặc y sĩ biết tình trạng hiện tại của bạn, về các loại bệnh bạn đang mắc phải, các loại thuốc bạn đnag sử dụng. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đã từng trải qua phẫu thuật, sinh nở.

– Cần đảm bảo dùng thuốc đúng chỉ định, không dùng thuốc quá liều hoặc bỏ giữa chừng khi đang điều trị.

– Khi xảy ra tác dụng phụ cần ngưng thuốc và báo ngay với bác sĩ để kịp điều trị, tránh tình huống xấu nhất xảy ra.

– Thuốc được dùng cho các trường hợp đau do co thắt. Tuy nhiên không phải trường hợp đua nào cugnx được sử dụng, và không phải ai cũng tùy tiện sử dụng. Do đó, bạn cần khám bệnh và chỉ dùng thuốc khi được kê đơn.

– Đối với thuốc không dùng nữa, phải tiêu hủy đúng nơi quy định, không vứt bừa bãi.

Bảo quản thuốc Spasmaverine

– Bảo quản ở nhiệt độ phòng không quá 30 độ C.

– Giữ thuốc trong bao bì kín, tránh nơi ẩm ướt, tránh ánh sáng.

– Đặt thuốc tránh xa tầm với của trẻ nhỏ và thú nuôi.

Spasmaverine 40mg là một loại thuốc được các bác sĩ khuyên dùng trong các trường hợp đau do co thắt có liên quan đến các hội chứng ruột kích thích và bệnh đường ruột. Tuy nhiên, như bạn thấy là không phải ai cũng dùng thuốc tùy tiện được. Việc cần thiết là bạn phải nắm vững một số thông tin về thuốc để có thể dùng thuốc hiệu quả hơn khi được kê đơn khám chữa bệnh. Đó là những gì mà bài viết Spasmaverine 40mg là thuốc gì của chúng tôi mang lại.

Spasmaverine 40mg® là thuốc gì?
Rate this post
]]>
https://lathuocgi.com/spasmaverine-40mg/feed/ 0
Statins® là thuốc gì? https://lathuocgi.com/statins/ https://lathuocgi.com/statins/#respond Fri, 22 Jun 2018 01:48:40 +0000 https://lathuocgi.com/?p=4091 Mỡ trong máu là một bệnh mà nhiều người mắc phải khiến ai cũng cảm thấy hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn biết đến một loại thuốc trị mỡ máu như Statins thì vấn đề không còn quá nghiêm trọng nữa. Vậy, Statins là thuốc gì, có công hiệu như thế nào ? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé !

Statins
Statins là thuốc gì?

Tổng quan về thuốc Statins

Statins là tên gọi chung của các thuốc thuộc nhóm Statins, một loại thuốc trị mỡ máu, hay còn gọi là thuốc chống tăng lipid máu. Thuốc này còn có tên quốc tế là HMG – CoA reductase inhibitors.

Statins thuộc nhóm chất ức chế HMG – CoA reductase có tác dụng làm ngăn cản chuyển hóa HMG – CoA thành mevalonat – một tiền chất của cholesterol.

Các statin này hoạt động bằng cách ức chế sinh tổng hợp cholesterol, làm giảm cholesterol trong tế bào gan đồng thời kích thích tổng hợp thụ thể lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), qua đó làm tăng vận chuyển LDL từ máu.

Các chất ức chế HMG – CoA reductase được chỉ định bổ trợ cho liệu pháp ăn uống để giảm nồng độ cholesterol toàn phần và cholesterol LDL ở người bệnh tăng cholesterol máu tiên phát.

Dạng và hàm lượng của thuốc Statins

Statins là thuốc dùng đường uống, được bào chế ở nhiều dạng khác nhau với các hàm lượng như sau:

– Simvastatin: Viên nén bao phim 5 mg, 10 mg, 20 mg.

– Lovastatin: Viên nén 10 mg, 20 mg, 40 mg.

– Pravastatin: Viên nén 10 mg, 20 mg, 40 mg.

– Fluvastatin: Nang 20 mg, 40 mg.

– Atorvastatin: Viên nén bao phim 10 mg, 20 mg, 40 mg.

Chỉ định dùng thuốc Statins

Statins được dùng để:

– Giảm cholesterol máu.

– Dự phòng tiên phát (cấp 1) biến cố mạch vành, cụ thể dùng trong các trường hợp:

+ Giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

+ Giảm nguy cơ phải làm các thủ thuật tái tạo mạch vành tim.

+ Giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.

Ngoài ra, Statins còn được chỉ định để làm chậm tiến triển của xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ biến cố mạch vành cấp.

Chống chỉ định dùng thuốc Statins

Không dùng Statins trong các trường hợp sau:

– Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc hay bất cứ kháng sinh nào thuộc nhóm Statins.

– Người bị suy gan, suy thận cần thận trọng khi sử dụng thuốc.

– Người bị transaminase huyết thanh tăng dai dẳng mà không giải thích được.

– Phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú không được dùng thuốc bởi vì Statin gây ức chế tổng hợp cholesterol ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của thai nhi, đồng thời statin còn tiết vào sữa mẹ, ảnh hưởng đến quá trình cho con bú.

Liều dùng của thuốc Statins

Liều lượng và cách dùng của thuốc Statins có thể tham khảo sau đây :

– Liều khởi đầu của các Statins được đề nghị cụ thể là :

Lovastatin 20 mg

Simvastatin 5 – 10 mg

Pravastatin 10 – 20 mg

Fluvastatin 20 mg

Atorvastatin 10 mg

– Liều duy trì của các Statins được đề nghị :

Lovastatin 20 – 80 mg

Simvastatin 5 – 40 mg

Pravastatin 10 – 40 mg

Fluvastatin 20 – 40 mg

Atorvastatin 10 – 80 mg

Liều lượng được điều chỉnh tăng theo nhu cầu đáp ứng thuốc của mỗi người là khác nhau, và tăng theo đợt cách nhau từ 4 tuần trở đi.

Cần lưu ý, trước, trong và sau khi khi sử dụng thuốc Statins thì người bệnh nên ăn theo chế độ chuẩn, ít cholesterol. Thuốc nên được uống vào buổi tối để phát huy tối ưu tác dụng tổng hợp cholesterol.

Tương tác thuốc Statins

Khi sử dụng Statins chú ý không dùng chung với các loại thuốc sau đây để tránh xảy ra tương tác dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh:

– Không dùng phối hợp với Cyclosporin, Erythromycin, Gemfibrozil, Itraconazol, Ketoconazol (do ức chế cytochrom CYP 3 A4), hoặc với niacin ở liều hạ lipid. Nếu dùng phối hợp với Statins sẽ xảy ra viêm co và tiêu vân cơ.

– Không dùng đồng thời với Warfarin vì Statins có thể làm tăng tác dụng của warfarin.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Statins

Nếu dùng Statins không đúng liều lượng chỉ định sẽ xảy ra các tác dụng phụ sau đây :

– Gây tiêu cơ vân: đây được xem là tác dụng phụ nguy hiểm của nhóm thuốc này. Đặc biệt khi dùng chung với một số thuốc tương tác thì tác dụng này càng dễ xảy ra.

– Làm tăng men gan.

Ngoài ra, theo kết luận của FDA năm 2012, thuốc giảm mỡ máu nhóm statin còn có nguy cơ gây mất trí nhớ, lú lẫn, tăng đường huyết và bệnh tiểu đường type 2.

Những chú ý khác trong việc dùng thuốc Statins

Ở liều bình thường, HMG – CoA reductase không bị ức chế hoàn toàn, do đó vẫn có đủ acid mevalonic cho nhiều quá trình chuyển hóa.

Các statin cũng có vai trò trong dự phòng tiên phát bệnh mạch vành ở người bệnh tăng cholesterol có nguy cơ cao mắc biến cố mạch vành.

Các statin và nhựa gắn acid mật như cholestyramin, colestipol có cơ chế tác dụng bổ sung cho nhau nên khi dùng các statin cùng với các thuốc này, phải uống statin vào lúc đi ngủ sau khi uống nhựa 2 giờ để tránh tương tác do thuốc gắn vào nhựa

Đây không phải thuốc được bán tự do vì tác dụng phụ khó kiểm soát, do đó không tự ý dùng thuốc khi chưa thăm khám và chưa được bác sĩ hướng dẫn cụ thể.

Bảo quản thuốc Statins

– Bảo quản ở nhiệt độ phòng không quá 30 độ C.

– Giữ thuốc trong bao bì kín, tránh nơi ẩm ướt, tránh ánh sáng.

– Đặt thuốc tránh xa tầm với của trẻ nhỏ và thú nuôi.

Statins là một nhóm thuốc có tác dụng tốt trong việc điều trị mỡ trong máu, nhưng bên cạnh đó cần chú ý rất nhiều đến quá trình sử dụng thuốc vì Statins gây ra nhiều tác dụng nguy hiểm. Qua bài viết Statins là thuốc gì, chúng tôi tin rằng bạn đã có thêm được thông tin hữu ích.

Statins® là thuốc gì?
Rate this post
]]>
https://lathuocgi.com/statins/feed/ 0
Tiropramide® là thuốc gì? https://lathuocgi.com/tiropramide/ https://lathuocgi.com/tiropramide/#respond Fri, 22 Jun 2018 01:09:35 +0000 https://lathuocgi.com/?p=4088 Một trong những loại thuốc dùng hiệu quả cho bệnh đường tiêu hóa đang phổ biến hiện nay trong ngành y là Tiropramide. Vậy, Tiropramide còn được dùng trong điều trị bệnh nào khác? Dùng như thế nào cho hiệu quả?  Mời bạn cùng theo dõi bài viết Tiropramide là thuốc gì để hiểu rõ hơn về loại thuốc này.

Tiropramide
Tiropramide là thuốc gì?

Tổng quan về thuốc Tiropramide

Tiropramide hay còn gọi là Tiropramid, có tên biệt dược là Philtablet, Shinpoong Tiram 100 mg, là thuốc thuộc nhóm dược lý thuốc đường tiêu hóa. Thuốc có thành phần chính là Tiropramide HCL.

Tiropramide được dùng trong các trường hợp bệnh liên quan đến đường ruột, tiêu hóa. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao phim, mỗi viên 100mg.

Chỉ định dùng thuốc Tiropramide

Tiropramide được chỉ định dùng để:

– Hạn chế các cơn đau trong các trường hợp co thắt dạ dày ruột, hội chứng ruột kích thích.

– Làm giảm các cơn đau quặn mật và các trường hợp co thắt đường mật như sỏi túi mật, viêm túi mật hay viêm đường mật.

– Làm giảm các cơn đau quặn thận và các trường hợp co thắt đường niệu sinh dục như sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm bể thận và viêm bàng quang.

– Làm giảm các cơn đau trong các trường hợp co thắt tử cung như thống kinh ở phụ nữ.

Ngoài ra Tiropramide còn được dùng trong các trường hợp dọa sảy thai và làm dịu các cơn co cứng tử cung.

Chống chỉ định dùng thuốc Tiropramide

Không dùng Tiropramide trong các trường hợp sau:

– Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

– Người bị suy gan và người bị phình đại tràng.

– Người bị tăng nhãn áp.

– Người bị phì đại tuyến tiền liệt.

– Phụ nữ có thai và cho con bú cần phải thận trọng khi dùng thuốc Tiropramide. Trong trường hợp không còn phương án nào khác mà phải dùng đến thuốc thì cần có sự đồng ý và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu bạn đang có kế hoạch sinh em bé thì cũng nên trò chuyện với bác sĩ để nắm được tình hình sức khỏe và điều chỉnh đơn thuốc thích hợp, tránh gây các ảnh hưởng tiêu cực không mong muốn về sau.

Liều dùng của thuốc Tiropramide

Thuốc Tiropramide được dùng để uống và dùng cho người lớn.

Liều dùng cụ thể mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần, mỗi lần 1 viên nén Tiropramide.

Tương tác thuốc Tiropramide

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Tiropramide, người bệnh cần lưu ý không sử dụng đồng thời với một số loại thuốc khác để tránh xảy ra tương tác làm thay đổi tác dụng của thuốc, dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Khi sử dụng Tiropramide cần chú ý không dùng chung với thuốc trị cao huyết áp vì kết hợp này có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn đồng thời làm giảm hiệu quả của thuốc bạn đang sử dụng.

Bên cạnh đó, các loại thực phẩm chức năng cũng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động  của thành phần thuốc Tiropramide. Do đó nếu bạn có đang sử dụng bất kỳ một loại thực phẩm chức năng nào thì cũng nên báo với bác sĩ.

Đặc biệt không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê hay bất cứ chất kích thích thần kinh nào trong quá trình sử dụng Tiropramide vì chúng có thể gây tác dụng phụ nhất định, làm thay đổi hiệu quả điều trị của thuốc Tiropramide

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Tiropramide

Rất ít trường hợp xảy ra tác dụng phụ khi dùng thuốc Tiropramide vì Tiropramide dường như không gây ra tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, nếu bạn dùng thuốc không đúng chỉ định hoặc tùy theo cơ địa của mỗi người mà có thể xảy ra một số tác dụng phụ rất hiếm gặp như khô miệng, buồn nôn, ngứa hoặc nổi ban đỏ. Các biểu hiện phản ứng dị ứng này xảy ra nhiều ở những người lạm dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc quá liều.

Tác dụng phụ trên không phải ai cũng gặp phải, và chúng sẽ biến mất khi bạn ngưng thuốc. Do đó, người bệnh nên ngưng thuốc khi có các biểu hiện trên, và nên báo ngay với bác sĩ.

Những chú ý khác trong việc dùng thuốc Tiropramide

Khi dùng Tiropramide để trị bệnh, cần lưu ý những điều sau để việc điều trị mang lại kết quả tốt nhất:

– Báo cho bác sĩ biết về tình trạng bệnh của bạn, đồng thời cả những vấn đề liên quan như dị ứng với thuốc nào, các cuộc phẫu thuật nếu có, tình trạng mang thai – cho con bú nếu có.

– Không tự ý dùng thuốc khi chưa thăm khám và chưa được bác sĩ hướng dẫn cụ thể.

– Không dùng thuốc đồng thời với những loại thuốc, những chất khác có tương tác đã được bác sĩ liệt kê.

Bảo quản và sử dụng thuốc Tiropramide

– Thuốc cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng không quá 30 độ C.

– Cần giữ thuốc trong bao bì kín, tránh nơi ẩm ướt, tránh ánh sáng.

– Đặt thuốc tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ và vật nuôi.

– Chỉ sử dụng thuốc còn hạn sử dụng, và còn nguyên vẹn, không đổi màu, tróc vỏ bao bì.

– Với những thuốc không sử dụng nữa, không nên vứt bừa bãi mà phải tiêu hủy đúng nơi quy định.

Qua những thông tin mà bài viết mang lại tin rằng đã giúp bạn hiểu thêm về thuốc Tiropramide, công dụng, cách dùng cũng như liều dùng của thuốc để có thể yên tâm sử dụng một loại thuốc hay.

Tiropramide® là thuốc gì?
Rate this post
]]>
https://lathuocgi.com/tiropramide/feed/ 0
Pharcoter® là thuốc gì ? https://lathuocgi.com/pharcoter-la-thuoc-gi/ https://lathuocgi.com/pharcoter-la-thuoc-gi/#respond Thu, 24 May 2018 04:14:31 +0000 https://lathuocgi.com/?p=4074 Mỗi một loại thuốc đều mang những công dụng riêng, có thuốc trị cảm cúm, có thuốc trị táo bón, có thuốc trị loãng xương và cũng có thuốc trị các bệnh về đường hô hấp. Và thuốc hô hấp phổ biến được sử dụng nhiều và bá n nhiều trên thị trường hiện nay đó là Pharcoter. Tuy nhiên có nhiều người không am hiểu về thuốc chỉ chăm chăm đến công dụng của nó mà dẫn đến việc lạm dụng thuốc, gây nên những tác hại khó lường. Để tránh trường hợp đó, đồng thời giúp bạn hiểu rõ hơn về Pharcoter là thuốc gì ? Cách sử dụng ra sao? Cần thận trọng gì khi sử dụng nó, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích dưới đây.

Pharcoter là thuốc gì ?

Pharcoter là tên gọi của một loại thuốc dùng để điều trị các bệnh về đường hô hấp như ho, đờm,…Thước được bán nhiều tại các tiệm thuốc tây, bán theo đơn hoặc được các y bác sĩ cấp thuốc chữa bệnh. Trong thuốc có nhiều thành phần giúp thuốc phát hủy tác dụng chữa bệnh hô hấp.

Pharcoter hiện nay được sản xuất theo các dạng bào chếviên nén, ống tiêm, siro, thuốc nước, dung dịch uống. Nếu là dạng viên nén thì được đóng gói: lọ 200 viên, 400 viên, 800 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên nén.

Thành phần có trong thuốc Pharcoter 

Thuốc Pharcoter được tạo nên từ các thành phần chủ yếu sau:

+ Terpin hydrat: 100mg

+ Codein base: (10 miligam) 10mg

+ Tá dược gồm: tinh bột sắn, magnesi stearat, gelatin… 1 viên

Tác dụng của thuốc Pharcoter

  •  Pharcoter có thành phần Codein nên nó có tác dụng chống ho do tác động đến trung tâm ho, đồng thời ức chế trung khu hô hấp. Ngoài ra,  Pharcoter còn có tác dụng giảm đau và giảm ho do Methylmorphin ở Codein thay thế vị trí của Hydro ở nhóm Hydroxyl liên kết với nhân thơm trong phân tử Morphin.
  • Thuốc còn trị long đờm chỉ với liều thấp do có thành phần Terpin Hydrat cao.
  • Codein làm khô dịch đường hô hấp và làm tăng độ quánh của dịch tiết phế quản.

pharcoter-la-thuoc-gi

Chỉ định và chống chỉ định đối với Pharcoter

Chỉ định: Trị ho khan, đau nhẹ và vừa.

Chống chỉ định: Không dùng thuốc trong các trường hợp:

  • Trẻ em dưới 1 tuổi.
  • Người mẫn cảm với Codein hoặc các thành phần khác của thuốc.
  • Người bệnh gan hoặc suy hô hấp.
  • Người bệnh hen phế quản
  • Người bị liệt ruột.
  • Phụ nữ có thai.

Hướng dẫn cách dùng và liều lượng thuốc Pharcoter

Cách đùng để trị đau nhẹ và vừa

+ Nếu là dùng đường ống:

  • Liều dùng 30 mg và mỗi lần dùng cách 4 giờ.
  • Liều thông thường từ 15 – 60 mg.
  • Liều dùng tối đa là 240 mg/ngày.
  • Trẻ em 1 – 12 tuổi: 3 mg/kg/ngày, chia thành liều nhỏ (6 liều).

+ Nếu là dùng tiêm bắp: liều dùng từ 30 – 60 mg và mỗi lần tiêm cách nhau 4 giờ nếu cần thiết.

Cách đùng để trị ho khan

+ Người lớn: từ 10 – 20mg/lần và dùng 3 – 4 lần/ngày. Tuy nhiên không vượt quá 120mg/ngày.

+ Trẻ em 1 – 5 tuổi: 3mg/lần và 3 – 4 lần/ngày. Tuy nhiên không vượt quá 12mg/ngày.

+ Trẻ em 5 – 12 tuổi: từ 5 – 10mg/lần và 3 – 4 lần/ngày. Tuy nhiên không vượt quá 60mg/ngày.

Liều dùng cho thuốc viên

+ Người lớn: 1 viên/lần và ngày uống 1 – 3 lần, không quá 9 viên/ngày.

+ Trẻ em trên 2 tuổi: dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc, tuỳ lứa tuổi.

Lưu ý: Để tránh nguy hiểm và quá liều và tác dụng phụ, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách dùng và liều dùng Pharcoter sao cho đúng. Tốt nhất hãy dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn và đọc trước hướng dẫn sử dụng (có kèm theo thuốc) trước khi dùng.

Các tác dụng phụ của Pharcoter  bạn có thể gặp phải

Biết Pharcoter là thuốc gì không chưa đủ. Mà bạn phải biết rõ việc sử dụng thuốc không đúng cách, không đúng liều và sử dụng không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ cho bạn. Ngoài ra, cơ thể và thể trạng của bạn không thích hợp khi dùng thuốc Pharcoter cũng có gây nên tác dụng phụ.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Pharcoter có thể là nặng hay nhẹ, thường gặp hay ít gặp tùy vào từng người. Cụ thể:

Tác dụng phụ thường gặp

Cơ thể xuất hiện các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, khát, buồn nôn, táo bón, bí đái, đái ít, mạch nhanh, mạch chậm, hồi hộp, yếu mệt, hạ huyết áp thế đứng.

Tác dụng phụ ít gặp

Cơ thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng như: ngứa, mày đay, suy hô hấp, an dịu, sảng khoái, bồn chồn, đau dạ dày, co thắt ống mật.

Tác dụng phụ hiếm gặp

Người dùng thuốc có cảm giác ảo giác, phản ứng phản vệ, mất phương hướng, rối loạn thị giác, co giật, suy tuần hoàn, đỏ mặt, toát mồ hôi, mệt mỏi.

Lưu ý: Không phải ai dùng thuốc Pharcoter cũng gặp tác dụng dụ mà tác dụng phụ chỉ xuất hiện ở một số người không thích ứng với thuốc, dị ứng với thành phần của thuốc hoặc dùng thuốc sai cách.

Thận trọng khi sử dụng Pharcoter

  • Cảnh báo nếu dùng Pharcoter lâu dài với liều từ 240 – 540 mg/ngày thì Codein trong thuốc có thể gây nghiện thuốc.
  • Dấu hiệu khi nghiện thuốc: khi thiếu thuốc sẽ bồn chồn, run, co giật cơ, toát mồ hôi, chảy nước mũi. Khi nghiện thuốc sẽ kéo theo các hệ lụy như: lệ thuộc thuốc về tâm lý, về thân thể và gây quen thuốc.
  • Không sử dụng thuốc đối với phụ nữ có thai. Phụ nữ đang cho con bú không nên hoặc hạn chế dùng thuốc, chỉ nên dùng trong trường hợp cần thiết.
  • Người mắc các bệnh đường hô hấp như hen, khí phế thũng, suy giảm chức năng gan, thận không dùng thuốc.
  • Khi ho có đàm, nung mủ phổi, phế quản khi cần khạc đờm mủ thì việc dùng Pharcoter phải được bác sĩ chỉ dẫn cặn kẽ.

Tương tác thuốc Pharcoter 

  • Không dùng chung Pharcoter với rượu hay các thức uống và các loại thuốc khác có chứa alcol.
  • Đặc biệt lưu ý khi phối hợp với nhóm Barbituric, nhóm Benzodiazepin, dẫn xuất của Morphin vì làm tăng nguy cơ gây ức chế hô hấp.
  • Khi phối hợp với Aspirin và Paracetamol, tác dụng giảm đau của Codein sẽ tăng lên nhưng lại giảm hoặc mất tác dụng khi kết hợp với Quinidin.
  • Codein trong thuốc làm giảm chuyển hóa Cyclosporine do ức chế men Cytochrom P 450.

Bảo quản Pharcoter đúng cách

Mỗi loại thuốc có cách bảo quản khác nhau. Với Pharcoter thì bạn có thể bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, trong bao bì kín, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nặng mặt trời, tránh ẩm thấp. Để bảo quản thuốc tốt hơn, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia: bác sĩ, người bán thuốc, chuyên viên y tế,…

Để Pharcoter xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.

Vì thuốc có hạn sử dụng 36 tháng kể từ ngày sản xuất nên bạn cần kiểm tra và quan sát diện mạo của thuốc thường xuyên để sớm phát hiện hư hỏng hay dấu hiệu bất thường của Pharcoter. Nếu nghi ngờ hoặc thấy khác thường thì không được sử dụng nữa.

Ngoài những thông tin mà mình cung cấp trong bài viết: Pharcoter là thuốc gì” trên đây, bạn cần tham khảo thêm thông tin, ý kiến và sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn để sử dụng thuốc được tốt hơn, hiệu quả hơn, đúng bệnh đúng thuốc.

Pharcoter® là thuốc gì ?
Rate this post
]]>
https://lathuocgi.com/pharcoter-la-thuoc-gi/feed/ 0
Calcitonin® là thuốc gì ? https://lathuocgi.com/calcitonin-la-thuoc-gi/ https://lathuocgi.com/calcitonin-la-thuoc-gi/#respond Thu, 24 May 2018 02:25:15 +0000 https://lathuocgi.com/?p=4065 Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn có tên khác là Thyrocalcitonin. Thuốc Calcitonin có rất nhiều tác dụng, đặc biệt là dùng để điều trị các vấn đề về xương. Khi đi khám bệnh, nếu được bác sĩ cấp thuốc này về uống, bạn sẽ được hướng dẫn đầy đủ. Tuy nhiên bạn cũng nên bổ sung cho mình những kiến thức cơ bản và quan trọng về thuốc để sử dụng nó tốt hơn, đảm bảo an toàn hơn.

Calcitonin là thuốc gì ?

Calcitonin là một loại hormon do tế bào cận nang của tuyến giáp bình thường ở các động vật và do hạch cuối mang ở cá tiết ra. Đây là một loại thuốc được các y bác sĩ dùng với tác dụng chính là điều trị các bệnh về xương như: ức chế tiêu xương, chống loãng xương và hạ nồng độ canxi huyết nặng.

Thông tin cơ bản về thuốc Calcitonin

  • Tên gọi khác của thuốc: Thyrocalcitonin
  • Tên biệt dược của thuốc: Rocalcic 100; Essecalcin 50
  • Dạng bào chếthuốc: Dung dịch tiêm, dung dịch xịt mũi
  • Thành phần của thuốc: Calcitonine tổng hợp từ cá hồi
  • Nhóm dược lý: Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị khớp và các bệnh xương khớp.

Dạng thuốc và hàm lượng của thuốc  Calcitonin

Hiện nay, thuốc có 2 dạng bào chế, đó là:

  • Dạng thuốc tiêm: ống tiêm 0,5 mg, kèm theo dung dịch pha tiêm.
  • Dạng thuốc xịt mũi: chai 2 ml, chia liều 200 đvqt (tương đương 0,09 ml) cho mỗi lần phun thuốc.

Sau khi tiêm bắp hoặc dưới da, Calcitonin cá hồi sẽ có tác dụng sau 15 phút, thuốc có tác dụng kéo dài từ 8 đến 24 giờ.

Sau khi dùng theo đường phun mũi, Calcitonin sẽ được nhanh chóng hấp thụ qua đường niêm mạc mũi. Nếu sử dụng cùng một liều thuốc như nhau thì khả dụng sinh học của đường phun mũi vào khoảng 3% so với đường tiêm.

calcitonin-la-thuoc-gi

Tác dụng của thuốc Calcitonin

Như đã nói ở trên, tác dụng chính của Calcitonin là thuốc điều trị các vấn đề về xương.

Cụ thể:

  • Calcitonin có thể ngăn ngừa tình trạng tiêu xương thông qua chức năng điều hòa trung ương đối với chuyển hóa chất khoáng.
  • Calcitonin kết hợp và tương tác với vitamin D và hormon cận giáp có tác dụng làm giảm tiêu calci ở xương và làm giảm nồng độ calci huyết thanh.
  • Đối với bệnh xương Paget, Calcitonin làm giảm tốc độ chuyển hóa xương, kéo theo sự giảm xuống của nồng độ cao Phosphatase kiềm huyết thanh và giảm bài tiết Hydroxyprolin trong nước tiểu.

Sử dụng thuốc Calcitonin như thế nào cho đúng cách

  • Để điều trị lượng canxi cao: bạn sử dụng thuốc Calcitonin mỗi lần sau 12 giờ.
  • Để điều trị loãng xương: bạn sử dụng thuốc vào những ngày khác nhau.
  • Để điều trị bệnh Paget: bạn sử dụng thuốc hàng ngày hoặc mỗi ngày khác nhau hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.
  • Có thể tiêm hơn 2 ml thuốc vào cùng một thời điểm, tuy nhiên phải được bác sĩ cho phép và thực hiện.

Dù bạn sử dụng thuốc Calcitonin theo cách nào thì cũng nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, đọc trước hướng dẫn sử dụng, không được tự mình tiêm thuốc khi không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra khi sử dụng thuốc Calcitonin, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

+ Kiểm tra và quan sát thật kĩ bề ngoài của thuốc, đặc biệt là màu sắc thuốc trước khi sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng nếu thấy chúng có đổi màu hoặc vón cục.

+ Dùng thuốc này ở liều lượng thấp nhất và trong thời gian ngắn để điều trị bệnh.

+ Dùng thường xuyên để thuốc phát hủy tác dụng tốt. Tuy nhiên không nên dùng lâu dài vì đã có nghiên cứu cho thấy rằng việc dùng Calcitonin có nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Liều dùng Calcitonin cho người bệnh

Liều dùng đối với người bị bệnh Paget

  • Dùng tiêm dưới da hoặc bắp: từ 50 – 100 IU một lần một ngày. Nếu sau đó bệnh có cải thiện thì tiêm từ 50 – 100 IU nhưng với mật độ chỉ ba lần một tuần.
  • Khi dùng thuốc bệnh sẽ được cải thiện trong khoảng thời gian tối đa là dưới 6 tháng. Vì vậy không dùng thuốc trên 6 tháng trừ khi cơ thể có những triệu chứng thần kinh hoặc tổn thương sâu ở những xương đang tăng trưởng.
  • Hoặc sử dụng 200 – 400 IU một lần một ngày đối với thuốc Calcitonin dạng khí.

Liều lượng cho người bị tăng canxi huyết

  • Dùng tiêm dưới da hoặc tiêm bắp mỗi lần sau 12 giờ theo liều lượng 4 IU/kg (làm tròn đến chẵn 5 IU).
  • Liều tối đa không được vượt quá 545 IU mỗi lần.
  • Nếu tình trạng không có cải thiện, liều lượng có thể tăng lên 8 IU/kg. Khoảng cách giữ các lần tiêm có thể được tăng lên đến 6 giờ trong trường hợp cần thiết.

Liều lượng cho người bị loãng xương

Dùng tiêm dưới da hoặc tiêm bắp với liều lượng 100 IU dùng cách ngày hoặc 50 IU cho một lần một ngày. Liều tiêm có thể được tăng lên 200 hoặc 400 IU một lần mỗi ngày nếu bác sĩ thấy cần thiết. Hoặc điều trị bằng cách xịt mũi 200 IU mỗi ngày một lần, đều hai bên mũi.

Liều lượng cho người bị bệnh xương dễ gãy

Tiêm dưới da 3 lần/tuần với liều lượng 50 IU. Liều lượng có thể được tăng 100 IU lên nếu bác sĩ thấy cần thiết.

Liều dùng Calcitonin đối với trẻ em

Liều dùng Calcitonin đối với trẻ em vẫn chưa có một con số chính xác nào. Mọi việc nên nghe theo lời khuyên, chỉ dẫn và khuyến cáo của bác sĩ để tốt cho con em của mình.

Tóm lại: Liều lượng dùng Calcitonin trong các trường hợp và từng mục đích điều trị không giống nhau. Liều lượng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, mức độ cải thiện bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Để đảm bảo và an toàn hơn, hãy đọc trước hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ trực tiếp chữa bệnh cho mình.

Tác dụng phụ có thể xuất hiện khi uống Calcitonin

Calcitonin hay bất kỳ một loại thuốc nào cũng vậy, chúng luôn tồn tại 2 mặt. Bên cạnh những cái lợi trước mắt, Calcitonin cũng có những tác dụng phụ khi sử dụng. Cụ thể như:

  • Người dùng thuốc Calcitonin có thể bị đau xương trong vài tháng đầu nhưng như thế không đồng nghĩa là thuốc không có hiệu quả.
  • Có người bị dị ứng với các triệu chứng: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.
  • Tác dụng phụ nghiêm trọng như cảm giác mê sảng, ngất xỉu hoặc cứng cơ.

Ngoài ra, Calcitonin cũng gây nên một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng như:

  • Nóng, đỏ, ngứa hoặc ngứa ran dưới da
  • Buồn nôn, chán ăn, đau dạ dày
  • Đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm
  • Đau mắt
  • Sưng ở bàn chân
  • Sưng hoặc kích ứng da nơi tiêm

Nói vậy không có nghĩa là ai cũng bị tác dụng phụ như trên mà tùy vào cơ địa và sức khỏe của từng người. Khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng Calcitonin, bạn cũng hãy liên hệ bác sĩ ngay để có cách xử lý đúng đắn và kịp thời. Việc tự mình xử lý hoặc uống các loại thuốc bậy bạ sẽ khiến bản thân gặp nguy hiểm.

Cảnh báo khi uống Calcitonin

Nói rõ tình hình sức khỏe của bản thân với bác sĩ chuyên môn hoặc người cấp hoắc tiêm thuốc cho bạn. Bạn không nên dùng thuốc hoặc báo cho bác sĩ biết trong các trường hợp:

  • Bạn bị dị ứng hay mẫn cảm với Calcitonin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bạn đang dùng bất kỳ một loại thuốc nào khác, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng.
  • Bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.

Hiện nay vẫn chưa có tài liệu chính xác về mức độ rủi ro khi phụ nữ mang thai hoặc cho con bú dùng thuốc Calcitonin. Tuy nhiên theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thì Calcitonin được liệt vào nhóm có thể có nguy cơ đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.

Các bảo quản Calcitonin đúng nhất

Với Calcitonin, bạn có thể bảo quản thuốc trong tủ lạnh. Tuy nhiên bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về cách bảo quản thuốc cho tốt. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi. Khi nghi ngờ hoặc phát hiện thuốc có dấu hiệu bất thường thì không nên sử dụng nữa.

Đọc xong bài viết này, chắc chắn đã biết rõ Calcitonin là thuốc gì rồi đúng không nào. Không những thế, bạn còn tích lũy thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích về Calcitonin.

Calcitonin® là thuốc gì ?
Rate this post
]]>
https://lathuocgi.com/calcitonin-la-thuoc-gi/feed/ 0