Betamethasone® là thuốc gì?

Thuốc Betamethasone thuộc nhóm thuốc hóc – môn nội tiết tố, thành phần chính là hợp chất Betamethasone dipropionate. Thuốc có tác dụng chống viêm, chống thấp khớp và chống dị ứng. Để giúp bệnh nhân có thêm kiến thức, nhằm phát huy hiệu quả của việc sử dụng thuốc Betamethasone, chúng tôi xin giới thiệu bài viết Betamethasone là thuốc gì dưới đây.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Betamethasone® là thuốc gì?
Rate this post

Thuốc Betamethasone là gì? Những đặc điểm của thuốc

Thuốc Betamethasone được bào chế dưới dạng viên nén, viên nang, siro hoặc dung dịch tiêm, dung dịch bôi ngoài da. Thông thường dạng dung dịch tiêm sẽ có tác dụng nhanh và mạnh hơn viên nén, tuy nhiên nó chỉ được chỉ định dùng trong những trường hợp cần thiết.

Thuốc còn có biệt dược là Belastone, Benthasone 0,5 mg, Cortdermal, Dẽlacyl. Thành phần chính của thuốc là Betamethasone dipropionate.

Dược lực học và cơ chế hoạt động của thuốc:

Betamethasone là một Corticosteroid tổng hợp, trong thuốc có tác dụng glucocorticoid rất mạnh, kèm theo tác dụng mineralocorticoid không đáng kể nên hiệu quả chữa bệnh hiệu quả rất cao. Thuốc có khoảng 0,75 mg Betamethason có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn được các chuyên gia kiểm chứng tương đương với khoảng 5 mg prednisolon có trong mỗi viên thuốc. Đặc biệt, Betamethason có tác dụng  trong việc chữa và điều trị lâu dài các căn bệnh chống viêm, chống thấp khớp và chống dị ứng ở mọi lứa tuổi với các dạng bào chế khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người bệnh dùng thuốc phù hợp như đường uống, tiêm hoặc bôi để trị nhiều bệnh khác nhau theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Dược động học:

Hấp thụ:

– Qua đường tiêu hóa (thuốc uống).

– Qua đường tĩnh mạch (dạng dung dịch tiêm).

– Thẩm thấu qua da (dạng dung dịch bôi).

Chuyển hóa: Ở mức nhanh.

Thải trừ: Qua nước tiểu, một lượng nhỏ qua phân.

Tác dụng của thuốc Betamethasone:

Betamethason là một chất corticosteroid hormone  hay được gọi (glucocorticoid). Thuốc Betamethason được dùng để điều trị và phòng ngừa biến chứng của các bệnh như viêm khớp, rối loạn hệ miễn dịch do thời tiết, phản ứng dị ứng ở da và mắt khi tiếp xúc với thực phẩm chức năng. Thuốc làm giảm phản ứng phòng vệ tự nhiên của cơ thể và làm giảm các triệu chứng như sưng tấy và dị ứng, giúp người bệnh mau bình phục với phương thức của thuốc mang lại rất hiệu quả.

Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Betamethasone

Chỉ định dùng thuốc Betamethasone:

– Người có vấn đề về các bệnh thấp khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do chấn thương, viêm bao hoạt dịch cấp và bán cấp, viêm mỏm lồi cầu, viêm bao gân cấp không đặc hiệu, viêm cơ, viêm mô xơ, viêm gân, viêm khớp vảy nến.

– Bệnh nhân bị Colagen có Luput ban đỏ toàn thân, bệnh xơ cứng bì, viêm da cơ.

– Đối tượng hay bị dị ứng với thời tiết, thức ăn, viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm, viêm da dị ứng.

– Người bị các bệnh da như ban vảy nến, sẹo lồi, luput ban dạng đĩa, ban đỏ đa dạng (hội chứng Stevens – Johnson), viêm da tróc vảy, viêm da tiếp xúc.

Chống chỉ định dùng thuốc Betamethasone:

– Bệnh nhân có mẫn cảm và dị ứng nhẹ hoặc nghiêm trọng với thành phần của thuốc, từng có dấu hiệu tác dụng phụ nghiêm trọng.

– Bệnh nhân bị dạ dày, tá tràng, đường mật,… và có nguy cơ gặp biến chứng như nhiễm trùng.

– Hôn mê hay tiền hôn mê do bệnh tật mang lại.

– Suy gan, suy thận nặng.

– Nhiễm khuẩn hoặc chấn thương nặng, phẫu thuật lớn.

– Phụ nữ có thai và cho con bú.

Liều dùng và cách dùng thuốc Betamethasone

Liều dùng thuốc cho người lớn

Bị rối loạn da liễu (Dạng thuốc tiêm):

  • Liều thông thường dùng 0,2 ml mỗi lần tiêm.
  • Liều tối đa dùng 1 ml trong tuần.

Bị viêm bao hoạt dịch (Thuốc tiêm):

  • Bị viêm bao hoạt dịch dưới dạng Heloma durum hoặc heloma molle dùng 0,25-0,5 ml.
  • Bệnh viêm bao hoạt dịch dạng Calcaneal spur dùng 0,5 ml.
  • Bị Rigidus hallux hoặc digiti varus quinti dùng 0,5 ml.

Bị gút Arthritis: Dùng 0,5 – 1 ml từ 3 – 7 ngày.

Bị viêm xương khớp:

  • Bị viêm khớp rất lớn: Dùng 1 – 2 ml.
  • Viêm khớp lớn: Dùng 1 ml.
  • Viêm khớp trung bình: Dùng 0,5 – 1 ml.
  • Viêm khớp nhỏ: Dùng 0,25 – 0,5 ml.

Chữa chống viêm (Dạng viên nén và si rô):

  • Đối với viên nén và si rô: Dùng 0,6 – 7,2 mg trên ngày uống.
  • Bị viêm do Sodium phosphate: Dùng 9 mg trên ngày, tiêm vào tĩnh mạch.
  • Người viêm da do Acetate với phosphate: Dùng đường tiêm tầm 0,6 đến 9 mg trên ngày.

Liều dùng thuốc cho trẻ em:

Trẻ bị viêm da:

Tiêm bắp: Dùng 0,175 đến 0,125 mg/ kg / ngày chia ra làm 6 đến 12 giờ.

Đường uống: Dùng 0,175 đến 0,25 mg/ kg/ngày chia ra làm 6 đến 8 giờ.

Cách sử dụng:

– Nên uống thuốc trong bữa ăn sáng đối với dạng thuốc uống, dùng chung với ly nước đầy, uống thuốc đúng giờ và theo liều lượng được kê trên toa.

– Với cách tiêm tĩnh mạch, việc tiêm thuốc cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, không dùng tùy tiện.

– Không nên bẻ viên thuốc.

– Tránh để thuốc dưới dạng mỡ lọt vào mắt.

– Nếu quên uống thuốc một ngày, không uống bù trong ngày hôm sau.

– Sử dụng thuốc ít nhất 2 đến 3 ngày sau khi các triệu chứng biến mất.

Tác dụng phụ có thể gặp với thuốc Betamethasone

– Thường gặp: Đau đầu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.

– Ít gặp: Giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu.

– Hiếm gặp: Trạng thái lơ mơ, đổ mồ hôi, tăng tần số tin, da tái xanh.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ không mong muốn gặp phải khi  sử dụng thuốc.

Bạn nên bảo quản thuốc như thế nào?

Mỗi loại thuốc có một số phương pháp bảo quản khác nhau, nhưng dưới đây là một số phương pháp bảo quản thuốc tốt nhất:

  • Để thuốc ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, không được quá 30 độ C.
  • Không để dung dịch tiêm trong ngăn đá của tủ lạnh.
  • Không để thuốc tiếp xúc lâu với không khí.
  • Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào dung dịch.
  • Khi nào dùng thuốc thì mới mở ra.

Những lưu ý khi dùng thuốc Betamethasone

Thận trọng khi dùng thuốc

– Betamethasone có khả năng gây độc cho gan vì thế không nên sử dụng cho những người đã bị bệnh gan. Biến chứng ở gan thường gặp nhiều nhất ở phụ nữ, người cao tuổi, đặc biệt là người nghiện rượu hoặc bị suy chức năng gan do các yếu tố bên ngoài tác động.

– Thận trọng với những người hẹp động mạch, suy tim, bị động kinh trong quá trình dùng thuốc.

– Không nên ngưng thuốc giữa chừng trừ khi có yêu cầu hoặc thấy tác dụng phụ xảy ra. Nếu bạn dùng đúng cách và liều lượng mà bệnh không thuyên giảm thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

– Để thuốc Betamethasone phát huy đầy đủ tác dụng, trong khi dùng thuốc cần có chế độ ăn kiêng tránh lạm dụng bia, thuốc lá và một số loại chất kích thích làm ảnh hưởng thần kinh, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Tương tác thuốc

Thuốc Betamethasone có khả năng tương tác với một số thuốc hạ đường huyết như thuốc chống viêm không steroid, sulfamid kháng khuẩn, coumarin, thuốc chống đông máu, thuốc chẹn beta, uống rượu cũng có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết của thuốc, thuốc lợi tiểu và thuốc tránh thai.

Để tránh tương tác giữa các thuốc, thông báo cho bác sĩ hoặc người có chuyên môn nghiệp vụ về những thuốc đang sử dụng.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Betamethasone?

Tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân cũng là điều quan trọng trong việc kê đơn thuốc cũng như thăm khám của bác sĩ. Hãy cho bác sĩ biết những bệnh mà đang điều trị nếu có hoặc mang thai, cho con bú, dự định có em bé, các cuộc phẫu thuật gần đây, đó là yếu tố tiền đề để phục hồi cũng như điều trị bệnh lý của mình, nếu bản thân đang bị các căn bệnh sau đây thì nên nói với bác sĩ để khỏi ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc đặc biệt là:

– Bệnh nhân có hội chứng Cushing (rối loạn tuyến thượng thận) đã uống nhiều loại thuốc nhưng không khỏi.

– Bệnh tiểu đường khi phối hợp với thuốc này có tác dụng tăng hoặc giảm đường huyết, cần phải điều chỉnh liều lượng cho thích hợp.

– Người có áp lực nội sọ (tăng áp lực trong đầu phải sử dụng thuốc hoạt huyết dưỡng não thường xuyên thì nên thận trọng.

– Đối tượng đang dùng thuốc này nhưng lại bị nhiễm trùng da tại hoặc gần vị trí tiêm thuốc, lở loét lớn, hoặc tổn thương da nghiêm trọng cũng làm ảnh hưởng của quá trình điều trị bằng thuốc này.

– Người bị suy gan, suy thận nặng khi dùng thuốc này khả năng ảnh hưởng của tác dụng phụ có thể được tăng lên rất cao.

– Bệnh nhân đang có vấn đề về trứng cá đỏ, tuyệt đối không nên sử dụng thuốc này.

Quá liều và cách xử lý

Nếu dùng thuốc quá liều sẽ dẫn tới những dấu hiệu của hạ đường huyết như đổ mồ hôi, da tái xanh, tim đập nhanh. Trường hợp nhẹ, điều trị hạ đường huyết bằng cách uống ngay một cốc nước đường hoặc nước hoa quả có thêm 2 hay 3 muỗng đường. Trường hợp nặng, nếu có dấu hiệu lơ mơ thì phải đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất có thể.

Trên đây là một số thông tin tham khảo để giải đáp thông tin Betamethasone là thuốc gì. Hi vọng bài viết đã đem lại cho các bạn những kiến thức bổ ích và cần thiết để chăm sóc sức khỏe bản thân.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Betamethasone® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Betamethasone® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Betamethasone® là thuốc gì?