minhtoan – lathuocgi.com https://lathuocgi.com Mon, 03 Dec 2018 04:35:11 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1 Cách chăm sóc mẹ sinh mổ đúng cách https://lathuocgi.com/cach-cham-soc-me-sinh-mo-dung-cach/ https://lathuocgi.com/cach-cham-soc-me-sinh-mo-dung-cach/#respond Mon, 03 Dec 2018 04:34:24 +0000 https://lathuocgi.com/?p=4891 Sinh mổ được coi là một đại phẫu thuật. Vì vậy, việc chăm sóc vết mổ cũng như cơ thể của các mẹ sinh mổ rất quan trọng để nhằm giảm và tránh những biến chứng không tốt có thể xảy ra.

cach-cham-soc-me-sinh-mo
Cách chăm sóc mẹ sinh mổ đúng cách

Chăm sóc vết mổ

Việc hồi phục sau sinh của sản phụ sinh mổ lâu và khó khăn hơn phụ nữ sinh thường rất nhiều. Nguy cơ bị hậu sản và nhiễm trùng cũng cao hơn với những sản phụ sinh thường

Vết mổ cần ít nhất 10 ngày đến 2 tuần để khô ráo, vì vậy các bác sĩ sản và nữ hộ sinh sẽ chăm sóc sản phụ, vệ sinh vết mổ, cho các thuốc giảm đau, kháng sinh hay thuốc co hồi tử cung để tránh các biến chứng và nguy cơ nhiễm trùng.

Việc dùng thuốc giảm đau hay kháng sinh là hoàn toàn bình thường. Các bác sĩ sẽ kê những thuốc không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ, cho nên các mẹ đừng ngại yêu cầu bác sĩ cung cấp thuốc khi các cơn đau vượt qua mức chịu đựng.

Cho con bú và vận động sau khi mổ

Sau 6 tiếng nằm trong phòng hậu phẫu, mẹ sẽ được chuyển về phòng bệnh cùng con. Việc đầu tiên các mẹ cần làm ngày là cho con bú và thực hiện thao tác da tiếp da với con.

cach-cho-con-bu-sau-khi-sinh-mo
Cách cho cho bú sau khi sinh mổ

Khi cho bé bú, mẹ cần chọn tư thế thoải mái cho cả mẹ và bé theo hướng dẫn của y tá và điều dưỡng, tránh tư thế gây chèn ép vào vết mổ. Tư thế thoải mái nhất là nằm nghiêng dùng gối bảo vệ vết mổ, rồi mẹ đặt bé nằm nghiêng, mặt hướng về bầu sữa mẹ. Mẹ cũng có thể thử tư thế khác là tư thế mẹ nằm ngửa, bé nằm sấp vắt ngang người mẹ. Tư thế này miệng bé ngậm một bên ti mẹ, còn phần thân dưới đặt gần bên ti còn lại.

Khi được bác sĩ cho phép, mẹ nên cố gắng vận động, đi lại nhẹ nhàng càng sớm càng tốt. Mặc dù việc di chuyển rất khó khăn và gây đau đớn cho các mẹ nhưng không vì vậy mà nằm bất động trên giường. Vận động nhẹ nhàng giúp quá trình bình phục của các mẹ sinh mổ nhanh hơn, giúp nhu động ruột hồi phục nhanh, giảm nguy cơ táo bón.

Trong vòng 8 tuần sau sinh, mẹ không nên làm việc nhà hoặc mang vác vật nặng. Từ 6-8 tuần sau sinh, có thể bắt đầu tập các bài tập giảm cân hoặc thư giãn sau sinh nhưng nên có sự tư vấn của bác sỹ.

Chế độ dinh dưỡng sau sinh mổ

Mẹ bầu sinh mổ chỉ được ăn một số loại thức ăn nhẹ như cháo, nước đường, nước lọc cho tới khi xì hơi mới ăn thêm các loại thực phẩm khác và cũng chỉ là các loại thực phẩm mềm, lỏng.

che-do-dinh-duong-sau-khi-sinh-mo
Chế độ dinh dưỡng sau sinh mổ

Sau đó, các bà mẹ ăn uống như bình thường, tăng cường thức ăn giàu đạm và canxi, đồng thời uống nhiều nước để có nhiều sữa cho con bú và tránh táo bón. Do ảnh hưởng của các loại thuốc trong quá trình sinh mổ, các mẹ có thể bị tình trạng táo bón đầy hơi trong 3 đến 5 ngày. Nên ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng như đạm đường, chất sắt, rau củ quả nấu chin và tránh các loại thực phẩm gây tiêu chảy hay dị ứng và tạo sẹo lồi như thịt gà, thịt bò, hải sản hay rau muống.

Để quá trình liền vết mổ diễn ra tốt hơn, các mẹ cần tích cực bổ sung các vitamin A, B, C (cam, quýt, bưởi cà rốt) có vai trò kiểm soát viêm nhiễm; Vitamin K và các yếu tố vi lượng như canxi, kẽm, sắt, đồng (có trong trứng sữa) có vai trò chính trong việc cầm máu, tạo máu và làm lành vết mổ; Protein là nguyên liệu chính tạo ra tế bào mới hình thành nên lớp da non và làm liền vết mổ.

Nghỉ ngơi hợp lí

Với các mẹ sau khi sinh, ngoài việc ăn đúng, các mẹ phải có một chế độ nghỉ ngơi hợp lí sau chuyến “vượt cạn” của mình. Hãy lắng nghe cơ thể, nghỉ ngơi hợp lí, tránh xa các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính và những hoạt động không tốt cho tinh thần như cá cược trực tuyến hay cá độ đá banh tại nhà cái thể thao Letou. Thay vào đó, hãy dành nhiều thời gian chăm sóc bản thân và thiên thần bé nhỏ của mình.

Những dấu hiệu nguy hiểm cần chú ý

Lựa chọn phương pháp sinh mổ, mẹ đối diện với nguy cơ nhiễm trùng vết mổ khá cao. Vì vậy trong quá trình chăm sóc, hồi phục, cũng cần theo dõi cơ thể, chú ý đến những dấu hiệu sau:
– Vết mổ nóng, sưng, tấy đỏ hoặc tiết dịch bất thường
– Ngày càng đau tại vùng vết mổ hoặc đau nhối thường xuyên
– Đau khi đại tiện, tiểu tiện
– Sản dịch có mùi hôi
– Sốt cao trên 39 độ C

Cách chăm sóc mẹ sinh mổ đúng cách
Rate this post
]]>
https://lathuocgi.com/cach-cham-soc-me-sinh-mo-dung-cach/feed/ 0