Atropine® là thuốc gì?

Atropine là Alcaloid kháng Muscarin, một hợp chất amin bậc 3, có tác dụng lên trung ương và ngoại biên. Thuốc Atropine còn có tên là Atropin sulfat, thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa. Nhưng cơ chế hoạt động cũng như những tác dụng thuốc đem lại là gì, để hiểu rõ chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết Atropine là thuốc gì sau đây.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Atropine® là thuốc gì?
Rate this post

Atropine là thuốc gì?

Atropine là thuốc kháng Acetyl cholin (ức chế đối giao cảm).

Atropine được dùng để điều trị các triệu chứng như: run, tiết nước bọt, đổ mồ hôi quá mức do bệnh Parkinson, một số rối loạn về tim, quá trình phẫu thuật tim hay kiểm soát các giai đoạn thay đổi về tâm trạng do các khối u não.

Atropine làm giảm co thắt đường tiêu hóa, bàng quang, và ống mật, giúp kiểm soát các tình trạng như viêm đại tràng, viêm túi thừa, bàng quang co thắt, đau bụng co thắt ở trẻ sơ sinh, đau co thắt thận và mật, viêm loét dạ dày tá tràng và hội chứng ruột kích thích.

Atropine còn làm giảm sự bài tiết của nhiều cơ quan, qua đó giúp kiểm soát các tình trạng như: tiết axit dạ dày và tiết dịch ở tuyến tụy quá mức, giảm dịch tiết của mũi, phổi, tuyến nước bọt, dạ dày trước khi phẫu thuật, làm khô chất nhầy được sản sinh quá mức liên quan đến bệnh tật, nhiễm trùng và dị ứng.

Atropine có những dạng và hàm lượng sau:

  • Dung dịch, thuốc tiêm: 0,1 mg/ml: 0,05 mg/ml; 0,4 mg/ml; 0,8 mg/ml; 1 mg/ml.
  • Dung dịch, thuốc nhỏ mắt: 1 %.
  • Viên nén, thuốc uống: 0,4 mg.

Cơ chế hoạt động

Atropine hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa, các niêm mạc ở mắt và một ít ở da lành lặn. Sau đó thuốc đi ra khỏi máu và phân bố ở khắp cơ thể, thuốc vượt qua hàng rào máu não, qua nhau thai và có vết trong sữa mẹ. Một phần Atropine sẽ chuyển hóa ở gan và đào thải qua thận ở dạng không đổi 50% và cả dạng chuyển hóa. Thời gian bán thải của thuốc là khoảng 2 – 5 giờ, dài hơn ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Sinh khả dụng của thuốc theo đường uống đạt khoảng 50%.

Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Atropine

Thuốc Atropine được chỉ định dùng trong những trường hợp: điều trị làm giảm co thắt và tăng động trong các bệnh lý đường tiêu hóa, tiết niệu, ức chế tiết nước bọt, tăng tiết mồ hôi. Bệnh nhân mắc hội chứng xoang cảnh, hội chứng suy nút xoang, chậm nhịp xoang. Bị ngộ độc Pilocarpine, Alkyl phosphat hay bị chứng nôn khi đi tàu xe và Parkinson.

Thuốc Atropine chống chỉ định dùng trong các trường hợp: bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt(gây bí đái), nhược cơ, đau thắt ngực, hen phế quản, tắc nghẽn đường tiêu hóa hay dùng Atropine cho trẻ em khi môi trường khí hậu nóng hoặc sốt cao.

Liều dùng của thuốc Atropine

Đối với người lớn:

Trường hợp bị ngộ độc phốt pho hữu cơ

Khi tiếp xúc với chất độc thần kinh (khí độc) hoặc thuốc trừ sâu:

Bơm tiêm tự động Atropen vào giữa đùi 2 mg/ 0,7 ml, tiếp theo bơm tiêm 2 liều bổ sung 2 mg/ 0,7 ml trong 10 phút sau khi tiêm mũi đầu tiêm.

Trường hợp nghiêm trọng hãy bơm tiêm tự động Atropen vào giữa đùi 3 mũi tiêm 2 mg/ 0,7 ml nhanh liên tiếp.

Đối với trường hợp bị ngộ độc chất kháng mem Cholinesterase

Tiêm tĩnh mạch từ 2 – 3 mg/ lần, liều dùng có thể được lặp lại khi cần thiết để ngăn ngừa hoặc điều trị các dấu hiệu đối giao cảm, hôn mê, hoặc suy tim mạch.

Đối với trường hợp mắc bệnh nhịp tim chậm

Tiêm tĩnh mạch từ 0,4 – 1 mg/ lần, liều dùng có thể được lặp lại mỗi 1 – 2 giờ khi cần thiết để đạt được nhịp tim thích hợp hoặc trong vòng 5 – 10 phút, nếu nhịp tim không đáp ứng sau liều khởi đầu. Trong một số trường hợp hiếm gặp, cần thiết lặp lại liều 2 mg.

Đối với trường hợp bị blốc nhĩ thất

Tiêm tĩnh mạch từ 0,4 – 1 mg/ lần, liều dùng có thể được lặp lại mỗi 1 – 2 giờ khi cần thiết để nút nhĩ thất hoạt động bình thường hoặc trong vòng 5 – 10 phút, nếu liều khởi đầu không đủ để vượt qua cơn blốc tim. Trong một số trường hợp hiếm gặp, cần thiết lặp lại liều 2 mg.

Đối với trẻ em:

Đối với trường hợp mắc bệnh nhịp tim chậm

Tiêm tĩnh mạch từ 0,01 – 0,03 mg/ kg mỗi 5 phút cho 2 – 3 liều khi cần thiết. Liều tối thiểu là 0,1 mg và liều tối đa là 0,5 mg, tổng liều tối đa là 1 mg. Đặt nội khí quản: từ 0,04 – 0,06 mg/ kg, có thể lặp lại một liều nếu cần thiết.

Đối với trường hợp bị blốc nhĩ thất

Tiêm tĩnh mạch từ 0,01 – 0,03 mg/ kg mỗi 5 phút cho 2 – 3 liều khi cần thiết. Liều tối thiểu là 0,1 mg và liều tối đa là 0,5 mg, tổng liều tối đa là 1 mg. Đặt nội khí quản: từ 0,04 – 0,06 mg/ kg, có thể lặp lại một liều nếu cần thiết.

Đối với trường hợp bị ngộ độc phốt pho hữu cơ

Trẻ sơ sinh cân nặng dưới 3,1 kg (thường ít hơn sáu tháng tuổi): nên sử dụng 0,25 mg/ 0,3 ml) Atropen bơm tiêm tự động.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Atropine bạn có thể bắt gặp các dấu hiệu không mong muốn sau:

  • Sưng môi, lưỡi, hoặc mặt, khó thở, hẹp cổ họng, hoặc phát ban, đau mắt.
  • Nhịp tim bất thường hoặc nhanh.

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng khác có nhiều khả năng xảy ra.

  • Đau đầu, chóng mặt hoặc đầu óc lâng lâng.
  • Suy nhược, căng thẳng.
  • Mờ mắt, giãn đồng tử, hoặc nhạy cảm với ánh sáng.
  • Buồn nôn, đầy hơi, ợ nóng,thay đổi vị giác hoặc táo bón, khó tiểu tiện.
  • Giảm ra mồ hôi.
  • Nghẹt mũi, khô miệng.

Khi xuất hiện những triệu chứng trên bạn không nên tự ý ngưng dùng thuốc giữa chừng mà hãy tiếp tục dùng Atropine và báo ngay với bác sĩ của bạn để được giải quyết kịp thời.

Trường hợp quên liều

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch, không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Trường hợp quá liều

Khi sử dụng Atropine quá liều gây ngộ độc sẽ xuất hiện các triệu chứng như: giãn đồng tử, thở nhanh, sốt cao nhịp tim nhanh, hệ thần kinh trung ương bị kích thích( bồn chồn, lú lẫn, hưng phấn, các phản ứng rối loạn tâm thần và tâm lý, hoang tưởng, mê sảng, đôi khi co giật).

Trong trường hợp ngộ độc nặng thì hệ thần kinh trung ương sẽ bị kích thích quá mức dẫn đến ức chế, hôn mê, suy tuần hoàn, suy hô hấp rồi tử vong.

Trường hợp uống quá liều hãy cho bệnh nhân uống than hoạt và rửa dạ dày ngay. Cần có các biện pháp điều trị hỗ trợ,  có thể dùng diazepam khi bị kích thích và co giật. Lưu ý Không đựoc dùng phenothiazin trong trường hợp quá liều vì sẽ làm tăng tác dụng của thuốc kháng acetylcholin.

Tương tác thuốc

Tránh sử dụng Atropine với các thuốc kháng Acetylcholin, một số thuốc kháng Histamin, Butyrophenon, Phenothiazin, thuốc chống trầm cảm ba vòng, Belladonna, thuốc giãn phế quản như Ipratropium hoặc tiotropium, Digoxin, Glycopyrrolate, Mepenzolate, Thuốc tác động lên bàng quang hay tiết niệu, thuốc trị kích thích nhu động ruột và rượu. Vì khi sử dụng thuốc Atropine với các thuốc trên có thể gây tương tác với nhau làm xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn.

Thận trọng

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này, chính vì vậy bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào sau đây: mắc bệnh gan, viêm loét đại tràng tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân, gặp các vấn đề về tuyến giáp, tăng huyết áp, nhịp tim bất thường, hoặc bất kỳ bệnh tim nào, thoát vị đĩa đệm hoặc bị hen suyễn, bệnh phổi mãn tính, hoặc dị ứng, bệnh trào ngược, phì đại tuyến tiền liệt, trẻ em và người cao tuổi.

Khi dùng Atropine nhỏ mắt nhất là ở trẻ em, có thể gây ngộ độc toàn thân. Đối với trường hợp dùng Atropine nhỏ mắt kéo dài có thể  gây kích ứn g tại chỗ, sung huyết, phù và viêm kết mạc. Vì vậy, bạn cần lưu ý những trường hợp trên.

Nên bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời, khi thuốc có dấu hiệu đổi màu hoặc hết hạn sử dụng hãy tiêu hủy ngay lập tức. Cần tiêu hủy thuốc đúng cách và hợp lý, bạn có thể tham khảo từ bác sĩ.

Hi vọng một số thông tin tham khảo về thuốc Atropine là gì trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích trong việc bảo vệ sức khỏe của mình.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Atropine® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Atropine® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Atropine® là thuốc gì?