Alendronate® là thuốc gì?

Alendronate là tên của một loại thuốc được dùng để điều trị và ngăn ngừa loãng xương cho phụ nữ thời kì mãn kinh. Thuốc Alendronate không quá xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những kiến thức nhất định về Alendronate để có thể sử dụng thuốc cho phù hợp và xử lí những tình huống bất ngờ khi sử dụng thuốc. Hãy cùng tìm hiểu về Alendronate thông qua bài viết sau đây của chúng tôi.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Alendronate® là thuốc gì?
Rate this post

Giới thiệu chung về thuốc Alendronate

Nhóm dược lí: Thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không Steroid, thuốc điều trị gut và các bệnh xương khớp.

Dạng bào chế: Viên nén

Thành phần: Sodium alendronate

Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc Alendronate

Chỉ định:

  • Dùng để điều trị loãng xương để phòng ngừa nứt gãy xương bao gồm xương vùng khớp háng, và cột sống (nứt do nén đốt sống) ở phụ nữ sau mãn kinh.
  • Dự phòng loãng xương cho phụ nữ thời kì mãn kinh hoặc cho người muốn duy trì khối lượng xương.
  • Điều trị loãng xương ở nam giới để ngăn ngừa nứt gãy xương do dùng corticosteroid.
  • Điều trị và ngăn ngừa loãng xương do glucocorticoid ở nam và nữ
  • Điều trị bênh Paget xương hoặc dành cho những người có nguy cơ mắc bệnh biến chứng Paget.

Chống chỉ định:

– Bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

– Bệnh nhân đang gặp những bất thường trên thực quản như hẹp thực quản hoặc giãn thực quản và không giãn tâm vị thực quản.

– Bệnh nhân bị thực vật hoặc gặp những vấn đề về thần kinh cột sống không có khả năng đứng hoặc ngồi thẳng ít nhất 30 phút.

– Bệnh nhân đang bị giảm calci máu.

Liều dùng và cách dùng thuốc Alendronate

* Điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh

– Alendronate 70mg: mỗi tuần một viên

– Alendronate 10mg: mỗi ngày một viên

* Phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh: dùng ½ viên Alenta 10mg (5mg) x 1 lần/ngày

* Điều trị và phòng ngừa loãng xương do glucocorticoid ở nam và nữ: dùng là ½ viên Alenta 10mg (5mg) x 1 lần/ngày

* Phụ nữ sau mãn kinh không dùng estrogen: dùng 1 viên Alenta 10mg x 1 lần/ ngày

* Bệnh Paget xương ở nam và nữ: chế độ điều trị khuyên dùng là 40mg x 1 lần/ngày trong 6 tháng

Cách dùng:

  • Nên uống hết viên thuốc với một ly nước đầy, không được nhai.
  • Bệnh nhân không nên đi nằm trong vòng 30 phút sau khi dùng thuốc.
  • Không nên dùng Alendronate vào giờ ngủ.

Lưu ý khi dùng thuốc Alendronate

– Phải điều chỉnh tình trạng hạ canxi huyết trước khi khởi đầu điều trị với Natri Alendronate.

– Đảm bảo đầy đủ lượng canxi được hấp thu và lượng vitamin D đưa vào cơ thể đặc biệt rất quan trọng đối với những bệnh nhân bị bệnh Paget xương và những bệnh nhân đang sử dụng glucocorticoid để giảm nhẹ canxi và phosphat huyết thanh mà không có triệu chứng kèm theo có thể xảy ra khi điều trị với Natri Alendronate.

– Ngưng sử dụng thuốc khi bắt gặp những triệu chứng nhận biết có thể xảy ra phản ứng trên thực quản bao gồm rối loạn phối hợp tử, chứng nuốt đau, đau phía sau xương ức, ợ nóng mới phát hay nặng thêm.

– Cần thận trọng khi sử dụng Natri Alendronate cho những bệnh nhân bị suy thận nặng (tốc độ thanh thải creatinin dưới 3,5ml/phút) do chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng thuốc với tình trạng suy thận.

– Không sử dụng thuốc cho trẻ em và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú bởi hiện nay chưa có nghiên cứu trên nhưng đối tượng này. Chỉ nên dùng thuốc natri alendronate trong thai kỳ nếu lợi ích điều trị cao hơn nguy cơ có thể cho mẹ và thai nhi.

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Alendronate

Khi sử dụng thuốc có thể gặp các phản ứng phụ từ thuốc như:

  • Nổi mề đay, các triệu chứng đau cơ và khó chịu nhẹ
  • Phù mạch, sốt, triệu chứng hạ canxi huyết
  • Viêm thực quản, loét, xói mòn thực quản
  • Hẹp, dò thực quản, loét miệng, thực quản, loét dạ dày, tá tràng vài trường hợp nặng với các diễn biến phức tạp cũng đã được cảnh báo
  • Phát ban (đôi khi cảm với ánh sáng), ngứa
  • Phản ứng da nặng bao gồm hội chứng Steven Johnson và hoại tử độc biểu bì
  • Trên các giác quan: viêm màng bồ đào, viêm củng mạc mắt rất ít khi xảy ra.
  • Không dùng Alenta chung với thức ăn và thức uống (ngoại trừ nước) bởi thức ăn và thức uống ảnh hưởng tới sự hấp thu của Alenta (Natri alendronate).
  • Alendronate không chuyển hóa hoặc bài xuất vào mật, vì thế, tuy không khuyến khích dùng thuốc với những bị suy thận nhưng thuốc vẫn sử dụng bình thường đối với những người bệnh suy gan.

Không cần phải điều chỉnh liều vừa cho người cao tuổi hoặc cho những người bị bệnh suy thận từ nhẹ đến vừa.

Trong trường hợp quá liều, bạn nên gọi điện đến hỏi bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Bảo quản thuốc

Mỗi loại thuốc thường có một cách bảo quản khác nhau tùy theo yêu cầu của thuốc và điều này được in trên nhãn mác hoặc bao bì. Đối với loại thuốc này, bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp. Không được bảo quản thuốc trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá tủ lạnh. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.

Trên đây là một số thông tin về Alendronate. Hi vọng những điều trên sẽ có ích cho bạn đọc khi điều trị bệnh bằng Alendronate.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Alendronate® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Alendronate® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Alendronate® là thuốc gì?