Glomoti® là thuốc gì?

Các chứng bệnh về hệ thống tiêu hóa ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay do vấn đề dùng thực phẩm và các yếu tố khác. Do đó nhiều người rất quan tâm tìm hiểu về những loại thuốc có tác dụng chữa trị và cải thiện tình hình sức khỏe của mình cũng như người thân. Thuốc Glomoti là một trong số lựa chọn của bệnh nhân bị các vấn đề này. Vậy Glomoti là thuốc gì? Công dụng và liều dùng của nó như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Glomoti® là thuốc gì?
Rate this post

Glomoti là thuốc gì?

Thuốc Glomoti thuộc nhóm thuốc điều hòa tiêu hóa, có hiệu quả trong việc chống đầy hơi, kháng viêm nói chung.

– Thành phần hóa học: Thành phần chính của thuốc Glomoti là Domperidon, một chất kháng sinh có tính chất tương tự metoclopramid hydrate. Ngoài ra còn có Simethicon trong thuốc Glomoti.

– Dạng thuốc:  Viên nén 10 mg, hỗn dịch uống 30 mg/30 ml. thuốc đạn 30 mg, ống tiêm 10 mg/2 ml, thuốc sửi dạng hạt 10 mg/gói.

– Cơ chế tác động: Chất Domperidon kích thích nhu động của ống tiêu hóa, làm tăng trương lực cơ thắt tâm vị và làm tăng biên độ mở rộng của cơ thắt môn vị sau bữa ăn. Từ đó áp chế được những triệu chứng khó chịu như buồn nôn, bụng khó chịu, ăn không tiêu,…

– Hấp thu: Thuốc Glomoti có thể được hấp thu qua đường tiêu hóa (uống) hoặc tọa dược (đặt trực tràng – hậu môn) hoặc tiêm trực tiếp vào bắp tay, nếu tiêm bắp thì đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương lâu hơn.

>>> Tham khảo thêm trực tràng là gì: http://tybachthao.com.vn/truc-trang-la-gi/

Hiệu quả hấp thu của chất Domperidon trong thuốc Glomoti sau khi vào cơ thể rõ reetj sau 90 phút sau khi ăn. Thuốc chuyển hóa rất nhanh và nhiều.

– Bài trừ: Thuốc được đào thải qua đường tiêu hóa (phân và nước tiểu) chủ yếu dưới dạng các chất chuyển hóa trong vòng 4 ngày. Chất Domperidon hầu như không qua hàng rào máu não và không có hiện tượng thuốc bị tích tụ trong cơ thể. Nếu là người suy thận thì tốc độ đào thải lâu hơn người khỏe mạnh.

– Tác dụng trong điều trị bệnh:

  • Dứt cơn buồn nôn do trào ngược dạ dày
  • Chữa trị khó tiêu, táo bón, nặng bụng,…
  • Cải thiện tình trạng chướng bụng sau khi ăn

– Bảo quản thuốc: Giữ thuốc ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh nắng gay gắt và độ ẩm quá lớn. Không bảo quản thuốc không ngăn đá tủ lạnh hoặc để bao bì bị hở khiến thuốc tiếp xúc trực tiếp với không khí trong thời gian dài vì điều này làm suy giảm hiệu quả của thuốc, thậm chí làm biến đổi tính chất, gây ra những phản ứng có hại cho cơ thể chúng ta khi hấp thu vào.

Những điều cần biết khi sử dụng thuốc Glomoti

Khi dùng thuốc Glomoti để điều trị các chứng bệnh, vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, chúng ta cần nắm rõ một số yếu tố như sau:

– Liều dùng (chỉ nói riêng về dạng gói)

  • Người lớn: uống ngày 3 – 4 lần, mỗi lần 2 – 4 gói
  • Trẻ em trên 1 tuổi: uống ngày 3 – 4 lần, mỗi lần ½ gói
  • Trẻ sơ sinh: tham khảo ý kiến chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

– Cách dùng: Uống thuốc Glomoti trước bữa ăn 15 đến 30 phút, không nên quá gần hoặc quá xa bữa ăn. Nếu bỏ qua một liều thì hãy hỏi bác sĩ về việc xử lý. Không nên tự ý ngưng thuốc hoặc uống nhiều hơn liều lượng quy định.

Chống chỉ định với những trường hợp:

– Người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc

– Người mới phẫu thuật liên quan đến hệ thống tiêu hóa

– Người bị xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột cơ học, thủng tiêu hóa
– Bệnh nhân bị u tuyến yên tiết prolactin, uống vào nguy hiểm

Những người này nếu sử dụng thuốc Glomoti sẽ gây ra những phản ứng có hậu quả khôn lường. Vì thế trước khi quyết định sử dụng phải chắc chắn về tình trạng bản thân, đảm bảo mình không có những vấn đề trên để dùng thuốc an toàn.

Đối với những trường hợp sau thì nên thận trọng:

-Phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người dự định mang thai

– Người bị bệnh liên quan đến gan, thận, bị suy yếu chức năng

– Người già bị bệnh Parkinson và các bệnh về đường tiêu hóa

Các đối tượng này có thể dùng thuốc Glomoti nhưng liều lượng phải thấp hơn so với người khỏe mạnh. Bạn nên tham khảo lời tư vấn của bác sĩ về việc mình có nên dùng thuốc hay không và cách dùng như thế nào tùy theo cơ địa và tình trạng bản thân.

Những loại thuốc có thể gây phản ứng hóa học có hại: Thuốc kháng cholinergic, ketoconazol, erythromycin, ritonavir, thuốc kháng acid/ức chế tiết acid. Nếu đang dùng những loại này thì chúng ta hãy trình bày với bác sĩ khi được khám bệnh và kê đơn. Nó sẽ giúp bạn hạn chế những rủi ro khi uống thuốc Glomoti.

Các phản ứng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc Glomoti:

– Phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, đau bụng, tiêu chảy

– Đàn ông bị vú to, khô miệng, co thắt thành bụng

– Sốt phát ban, ngứa ngáy, người bứt rứt khó chịu

Nếu gặp phải những tình huống trên, hãy nhanh chóng thông báo để được giúp đỡ kịp thời xử lý, tránh hậu quả nghiêm trọng.

Xin cảm ơn sự quan tâm tìm hiểu của bạn dành cho bài viết Glomoti là thuốc gì. Chúc bạn nhiều sức khỏe.

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Glomoti® là thuốc gì?
Rate this post

*Lưu ý: Các thông tin về thuốc trên lathuocgi.com chỉ mang tính chất tham khảo. Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên lathuocgi.com

Glomoti® là thuốc gì?
Rate this post
Trước:
Sau:

Check Also

calcitonin-la-thuoc-gi

Calcitonin® là thuốc gì ?

Calcitonin là gì? Đây là tên chung quốc tế của một loại thuốc, chúng còn …

Bạn đang xem Glomoti® là thuốc gì?